Quán ăn vặt ở Hà Nội

Nem chua nướng số 10 Ấu TriệuCó một điều mà nhiều người vẫn truyền tai nhau, tới Hà Nội, muốn ăn ngon thì chịu khó chui vào ngõ ngách hoặc ra các quán vỉa hè. Ở những nơi này, đúng kiểu “ngon, bổ, rẻ”. Bạn có thể dành cả ngày để vừa lang thang phố xá, vừa thưởng thức các món ăn vặt từ sáng sớm cho tới đêm khuya, no căng mà tiền thì cũng không vơi đi là mấy…

Quán ăn vặt ở Hà Nội

Quán nem chua nướng số 10 Ấu Triệu mở cửa từ 14h cho tới 0h sáng. Tuy được gọi là quán nhưng nơi này rất đơn giản. Bàn ăn ở đây thực chất chỉ là những chiếc khay đặt trên ghế xanh xếp liền nhau và đặt ở một phía của ngõ để không chắn đường đi lại.

nem-chua-nuong-02.jpg

Không giống nem chua rán vốn khô và có màu vàng ruộm, nem chua nướng vẫn giữ nguyên được màu hồng tươi của thịt cùng với một chất keo dinh dính bao bọc bên ngoài. Chấm một chút ớt trong chiếc bát đựng nhỏ, mùi thơm cùng miếng nem nướng như hòa quyện và tan ra khi đưa lên miệng. Ngoài nem nướng, bạn còn có thể chọn những món nhắm khác như cá chỉ vàng, cá bò hay mực nướng…

Giá bán cho một chiếc nem chua nướng ở đây là 4.500 đồng, trà đá 3.000 đồng một cốc, trà chanh 7.000 đồng một cốc, hoa quả khoảng 15.000 đồng một đĩa.

Nem lụi phố Phan Huy Ích

nem-lui.jpg

Nem được làm từ giò sống, vo tròn sau đó ghim vào que tre đem nướng trên than hoa, có khi ấn dẹp quấn vào cây sả để nướng. Món này dùng tương đậu nành pha với gan xay nhuyễn, nấu lên nêm vào tí đường, nước chấm hơi sền sệt, phía bên trên rắc lạc rang.

Nem rán ngõ Tạm Thương

nem-ran-01.jpg

Nem chua được làm từ thịt, bì lợn, thính (gạo rang rồi nghiền), nhờ có sự lên men do được ủ kín từ 2-3 ngày mà nem khi chín có vị chua, ngậy hấp dẫn, khi đem rán dậy lên mùi rất thơm. Nem rán phải thưởng thức lúc nóng mới ngon, vừa ăn vừa chấm tương ớt cho đỡ ngấy, hòa quyện cùng vị thanh mát của những lát dưa chuột quả là ngon tuyệt. Nem rán chua có thể ăn kèm với nhiều loại hoa quả khác nhau, nhưng phổ biết nhất là củ đậu, dưa chuột, xoài… Nếu bạn chỉ thưởng thức nem cùng vài đồ ăn kèm thì khoảng 80.000 đồng là đủ cho hai người.

Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông (gần ngã tư Phủ Doãn, Hà Nội)

Nằm trên vỉa hè phố Hàng Bông, gần ngã tư Phủ Doãn (Hà Nội), quán ngan Hiền nằm lọt thỏm giữa những cửa hàng thời trang nên không phải ai cũng biết tới quán này. Nhưng khi đã ăn ở đây một lần, bạn sẽ không quên được vị đậm đà của món chả ngan, đặc sản của quán cùng món canh măng thơm ngọt.

bun-ngan.jpg

Thịt ngan được tẩm ướp gia vị, rồi nướng trên bếp than hoa. Sau khi nướng xong, những miếng chả vẫn giữ được vị thơm ngọt của thịt ngan. Chả ăn kèm với nước mắm ớt tỏi, loại nước mắm này được cô chủ pha chế đặc biệt không giống bất kỳ hàng chả ngan nào khác.

Bạn có thể ăn kèm chả ngan với bún, bạn cũng nên gọi thêm một bát canh măng tiết ăn kèm để phòng khi bạn cảm thấy chưa đủ no. Canh măng ở quán Hiền có vị ngọt và ngậy của xương ngan, bạn nhớ gọi bát nước trong nếu không muốn ăn quá nhiều mỡ béo.

Quán ngan Hiền bắt đầu mở cửa vào lúc chiều muộn và bán tới tận khuya.

Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông (gần ngã tư Phủ Doãn, Hà Nội)

Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông (gần ngã tư Phủ Doãn, Hà Nội)

Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông (gần ngã tư Phủ Doãn, Hà Nội)

Chè xoài Nguyễn Trường Tộ

Nhiều người Hà Nội từng ăn chè xoài, cũng có người chưa biết đến món này. Nhưng nếu đã ăn và thích vị thanh ngọt của món chè lạ, thực khách đều tìm đến đầu phố Nguyễn Trường Tộ, nơi có hàng chè đông khách nhất Hà Nội.

che-xoai.jpg

Nằm ở số 2 Nguyễn Trường Tộ, đoạn giao với phố Hàng Than, hàng chè Hong Kong luôn tấp nập khách đến ăn. Quán có hàng chục món chè, thạch rau câu nhưng hầu hết mọi người đều nếm thử chè xoài trước tiên, rồi mới lựa chọn các loại khác.

Xoài được cắt miếng, đem nấu đông cùng rau câu rồi để ra bát nhỏ. Tiếp đến cho một lớp kem trộn sữa lên bề mặt. Vì thế khi ăn, thực khách sẽ cảm thấy vừa có vị béo ngậy của sữa, vừa có vị thanh của xoài. Mỗi bát chè xoài có giá 8.000 đồng.

Phở rán ở 206 Khâm Thiên

Từ miếng bánh phở lớn và trắng mềm ban đầu, đầu bếp sẽ cắt thành những miếng vuông chừng khoảng nửa bàn tay. Sau đó, bánh được rán sơ qua cho vàng đều, và khi có khách gọi, bánh sẽ được rán giòn và hơi cháy cạnh thơm phức.

pho-ran.jpg

Khi cho ra đĩa, phở rán sẽ như những chiếc bánh pizza nhỏ, có vị thơm của bánh, ăn vào cảm thấy giòn tan ở lớp ngoài, và mềm dai ở lớp bánh bên trong. Phở sẽ ăn kèm với nước sốt thịt bò nóng hổi. Nước sốt đặc sánh, gồm thịt bò, hành tây, cà rốt và tim cật, bầu dục (nếu bạn gọi suất đầy đủ). Bạn có thể thêm một chút dấm, dưa góp, su hào ngâm và rau sống vào bát nước sốt để thêm khẩu vị ưa thích.

Lòng nướng phố Gầm Cầu

Cùng với Mã Mây, phố Gầm Cầu (Hà Nội) là điểm hẹn quen thuộc của giới trẻ mỗi khi nhớ món nướng. Ở đây có khá phong phú các loại nguyên liệu như lòng, dạ dày, tràng, cổ hũ, bò, nầm… Để tạo chút khác biệt, nhà hàng thường tẩm mật ong trước khi nướng nên ăn cũng thấy lạ lạ.

long-nuong.jpg

Lòng nướng chấm với tương ớt pha loãng. Những miếng lòng, dạ dày sần sật, giòn giòn có thêm vị cay cay, ăn cũng hay hay.

Sữa chua mít Hoàng Anh 22 Bà Triệu

Nằm ở số nhà 22 phố Bà Triệu, đoạn gần ngã tư Hàng Khay – Tràng Thi rẽ xuống, quán sữa chua mít nhỏ xíu Hoàng Anh nằm ngay trên vỉa hè. Chỉ với một tủ kính đơn giản, quán lúc nào cũng đông kín khách ngồi khoảng 20 chiếc ghế.

sua-chua.jpg

Ở đây có đa dạng các món chủ yếu chế biến từ sữa chua như chè sữa chua, sữa chua hoa quả, sữa chua trân châu thạch, sữa chua nếp cẩm, đặc biệt là sữa chua mít.

Bánh cuốn Thanh Vân ở Hàng Gà, Gia An ở Thái Phiên

Nổi danh nhất nhì ở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Vân mở hàng cách đây hàng chục năm, đây là địa chỉ quen với dân Hà thành và nơi “nhất định phải đến” của khách du lịch.

banh-cuon.jpg

Điểm hút khách chính của quán chính là chất lượng bánh, mỏng, mềm, nhân cũng rất ngon. Nhà hàng có món bánh cuốn nhân gà, 30.000 đồng một đĩa, thịt gà được cắt nhỏ xíu lẫn với mộc nhĩ. Hành khô của hàng cũng tự làm nên ăn giòn, không bị khô, ỉu và có mùi hôi như loại làm hàng loạt, giao khắp các hàng. Ruốc tôm của nhà hàng được xay mịn, ăn cũng khá ngon.

Bánh mì sốt vang 252 Hàng Bông

Thịt bò dùng để làm sốt vang chính là giẻ sườn và cho thêm chút gân bò. Thịt sau khi được tẩm ướp gia vị, sẽ được hầm lên cùng một chút rượu để làm cho thịt bò mềm và thơm.

banh-mi-sot.jpg

Nước sốt được đổ vào hầm với thịt, và các gia vị khác, cùng với một ít bột năng để tạo độ sánh cần thiết. Khi nước sốt đã sánh đặc vừa phải, đầu bếp cho thêm rau húng Láng, mùi ta, hành thái nhỏ để cho dậy mùi.

Bánh mì ăn kèm phải đảm bảo nóng, giòn vàng ươm thì đặt cạnh bát bò sốt vang mới ngon và bắt mắt được.

Mỳ vằn thắn Bình Tây ở phố Hàng Chiếu

Một bát mỳ vằn thắn gồm có mỳ, vằn thắn (hay còn gọi là sủi cảo). Sợi mỳ được làm từ bột và trứng, sau đó cán mỏng nên sợi vừa dai vừa giòn, lại giữ được màu vàng ươm bắt mắt. Vằn thắn có nhân là tôm tươi giã nhỏ, nấm hương và thịt, được gói trong một lớp bột mỳ cán mỏng.

mi-van.jpg

Ngoài ra, đầu bếp cho thêm thịt xá xíu, nấm hương, một miếng trứng luộc, miếng bóng, rau cải, hẹ và tôm tươi đã bóc vỏ. Nước dùng được ninh từ xương gà, xương lợn, cá tầm khô, một số vị thuốc bắc và vỏ tôm. Nước dùng không được cho mỳ chính và được thêm muối thích hợp để không át hương liệu đã có trong nồi nước dùng.

Bánh rán ngõ 135 Phương Mai

Nhân bánh cũng gồm thịt nạc vai, miến, mộc nhĩ, tất cả được băm nhỏ, trộn đều cùng gia vị và hạt tiêu để dậy mùi thơm. Nhưng điểm đặc biệt của cửa hàng lại nằm ở phần vỏ bánh. Vỏ bánh ngoài bột nếp, bột tẻ pha đủ lượng với một chút muối còn được cho thêm khoai nghiền nhuyễn, giúp chiếc bánh thật giòn rụm mà không quá khô.

banh-ran.jpg

Thỉnh thoảng cô chủ hàng còn dùng khoai tím, khiến chiếc bánh có màu sắc khác lạ, hương vị cũng thơm ngon hơn gấp mấy lần. Nước chấm ở quán rất vừa miệng, kèm theo đu đủ xanh chống ngán. Quán mở từ 16h tới 19h, giá 3.000 đồng một chiếc.

Bánh đúc nóng phố Lê Ngọc Hân

Hàng bánh đúc ở Hà Nội này nổi tiếng từ cách đây khoảng chục năm, là điểm ăn quà yêu thích của các bạn học sinh. Bột làm bánh đúc vừa mềm lại vừa dai có vị ngậy và ấm nóng. Ngoài ra, bánh có vị ngọt của thịt xay và nước dùng, một vài miếng đậu rán dai dai và chút rau thơm, rau mùi cũng là những thành phần không thể thiếu.

banh-duc.jpg

Bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của bánh, thịt và nước cùng với các gia vị đi kèm như ớt chưng, cùng dấm tỏi ớt. Mỗi bát bánh đúc nóng có giá 13.000 đồng.

Xôi cá rô đồng ở ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh

xoi-ca-ro.jpg

Chế biến món ăn này mất thời gian nhất ở đoạn làm cá. Cá rô đánh vẩy, luộc, để nguội rồi tách lấy phần thịt. Sau đó, đem cá ướp với nước mắm, thêm chút hạt tiêu cho thơm. Đợi thịt cá ngấm với gia vị, đem chiên vàng. Xôi nếp trắng ăn kèm cá thêm chút hành phi. Suất xôi cho một người là 25.000 đồng kèm thêm bát canh cải xanh con con, khiến khách đỡ khô miệng và đỡ ngán.

Tào phớ Nghĩa Tân

Quán tào phớ nằm đối diện trường cấp 2 Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) là địa điểm tụ tập của nhiều học sinh, sinh viên cũng như giới văn phòng làm việc quanh khu vực này. Tào phớ ở đây mịn, mướt và có màu ngà tự nhiên chứ không mang màu trắng của thạch cao hay các loại phụ gia thực phẩm khác. Đưa một miếng tào phớ lên miệng, vị ngọt thanh của nước đường, sự mịn màng thanh nhã của tào phớ và mùi thơm của hoa nhài khiến cho cơn khát mau chóng được giải tỏa.

tao-pho.jpg

Từng hạt trân châu tự làm nõn nà, trắng mẩy khi đưa lên miệng vừa dai lại vừa thơm nhân dừa. Thêm một chút thạch đen nữa là dư vị của bát tào phớ cứ đọng mãi trên đầu lưỡi không nguôi. Tinh thần con người lúc ấy cũng trở nên nhẹ nhàng và sảng khoái hơn. Bạn cũng có thể yêu cầu cho thêm cốt dừa nếu như muốn bát tào phớ của mình thêm béo ngậy hấp dẫn.

Mỗi bát tào phớ như vậy có giá chỉ 5.000 đồng. Quán thường mở từ khoảng 10h cho tới 17h.

Bánh rán Ô Quan Chưởng

banh-ran-o-quan-chuong.jpg

Nằm ngay gần Ô Quan Chưởng (Hà Nội), cửa hàng bánh rán nhân đậu đường bán hàng không ngớt tay. Bánh làm từ bột, đậu xanh có điểm thêm chút vừng cho thơm. Điểm đặc biệt của bánh rán ở đây chính là bánh nhỏ xíu xiu, nên chỉ một miếng đã ăn xong rồi. Mỗi cái bánh có giá 1.000 đồng.

Chả rươi ở ngay gần Ô Quan Chưởng

Những ngày đầu tháng 10 Âm lịch chính là dịp rươi xuất hiện ở chỗ nước lợ. Khi đó, người dân các tỉnh lại đi vớt rươi đem về chế biến chả rươi, nem rươi, rươi kho, mắm rươi…

cha-ruoi.jpg

Món chả rươi gồm rươi đánh nhuyễn, trứng, thịt lợn băm nhỏ thêm hành, thì là và vỏ quýt… hòa quyện vào nhau, đem rán. Vỏ quýt được thái chỉ nhỏ khiến cho miếng chả thơm lừng, nhưng cũng không nên cho quá tay kẻo miếng chả bị đắng.

Chả rươi ăn nóng, kèm với rau sống, chấm nước mắm chua cay, thêm chút đu đủ.

Bánh rán lúc lắc ở trong cửa hàng Gia Trịnh ngõ 17A Lý Nam Đế

Bánh không chỉ ngon mà còn lạ bởi nhân đậu tròn tròn bên trong tách rời riêng với vỏ bánh. Nguyên liệu làm bánh rán lúc lắc cũng không quá cầu kỳ, chỉ là khoai tây, bột nếp, đường và vừng trắng. Nhân bánh có đậu xanh, đường, bột mì…

banh-ran-luc-lac.jpg

Khi rán, để bánh được tròn đều, phải canh độ to nhỏ của lửa và thời gian rán cẩn thận. Mỗi chiếc bánh có giá 2.000 đồng.

Bún đậu chị Huệ vỉa hè Lý Thường Kiệt

bun-dau.jpg

Cũng giống như các món ăn dân dã khác của Hà thành, bún đậu được bán cả trên phố lớn lẫn các con ngõ nhỏ. Hàng to hoành tráng cũng có mà chỉ là gánh hàng rong của mấy bà mấy chị cũng nhiều. Dù thành phần của món ăn cũng đơn giản thôi nhưng nguyên liệu phải được lựa chọn thật kỹ càng, nhất quyết là phải chọn bún lá chứ không chơi bún rối, bún sợi to, được bún Phú Đô là tuyệt nhất. Mắm tôm thì chọn hàng quen của mấy bà mấy chị Thanh Hóa hay mua trên chợ Hàng Bè, gia giảm khéo léo, cho thêm chút nước mỡ rán đậu. Đậu phụ Mơ là ngon nhất, khách tới, mới bỏ vào rán chứ rán lại thì đậu dễ bị rỗng, ăn không ngon.

Xôi rán ở ngã tư Bát Đàn – Hàng Điếu

Khi khách tới ăn, chủ hàng mới đem xôi ra rán cho nóng giòn. Xôi trắng được bọc trong nilon, nắm chặt cho các hạt xôi dính quyện vào nhau, dàn mỏng ra rồi cho vào chiếc chảo nhỏ xíu rán vàng hai mặt. Bên ngoài, xôi chín vàng, bên trong vẫn còn nguyên những hạt xôi trắng dẻo thơm ngon. Xôi rán có thể ăn kèm với trứng kho, lạp xườn, thịt kho, giò chả, patê…

xoi-ran.jpg

Với khách mua đem về, em bán hàng cũng khéo léo cho xôi vào lá chuối xanh mướt, gói cẩn thận để giữ nóng. Giá một gói xôi có đồ ăn kèm từ 20.000 đồng trở lên.

Cao lầu, hoành thánh trứ danh phố Hội

Hai món ăn cao lầu và hoành thánh không chỉ gây sự tò mò bởi cái tên độc đáo mà còn hấp dẫn bởi hương vị lạ miệng, khiến du khách không thể bỏ qua khi đến phố cổ Hội An.
  • Đặc sản trên gánh hàng rong ở Hội An  /  Hội An vào top 9 thành phố lãng mạn nhất thế giới

Tuy không phải cao lương mỹ vị nhưng nếu đã một lần đến với Hội An, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức cao lầu và hoành thánh trứ danh ở đây.

image001_1393324189.jpg

Cao lầu, hoành thánh hội tụ đủ vị, sắc và hương.

Hoành thánh

Hoành thánh được chế biến với nhiều biến tấu khác nhau như hoành thánh chiên, hoành thánh súp, hoành thánh mì, song hoành thánh chiên dường như là món ăn yêu thích nhất của đa số thực khách khi chọn làm món khai vị cùng với nem, chả.

Để làm hoành thánh, đầu bếp sẽ chọn loại bột mì thơm dẻo, trộn cùng với trứng gà sau đó đánh đều hỗn hợp cho nhuyễn trước khi cán bột thật mỏng. Tiếp đến, cắt bột thành từng miếng nhỏ để làm vỏ bánh, cho nhân vào giữa và túm đều viền bánh cho khít lại. Nhân bánh được làm từ những con tôm tươi, giã nhỏ, nêm nếm gia vị rồi quết lại cho thật nhuyễn, sau đó đem hấp rồi chan thêm nước sốt khi chế biến hoành thánh nước và hoành thánh mì, hay rán giòn để làm hoành thánh chiên.

Nếu hoành thánh súp mang đến hương vị ngọt thanh, hoành thánh mì đem lại cảm giác mới lạ bởi một ít mì sợi hòa quyện cùng chút sa tế, vài tép mỡ rán vàng nằm ngay ngắn trong tô, thì hoành thánh chiên gây thích thú cho thực khách bởi vị giòn, béo ngậy của vỏ bánh cùng nước sốt đậm đà. Vị giòn rụm của vỏ bánh quyện cùng với sốt chua cay từ tôm, thịt xá xíu và rau củ giòn sần sật sẽ khiến bạn khó thể chối từ.

image002_1393324221.jpg

Khai vị hoàn hảo với hoành thánh chiên.

Cao lầu

Song hành cùng hoành thánh, cao lầu xứng đáng là món ăn đem lại dư vị hoàn hảo cho thực khách khi đến thăm Hội An.

Một tô cao lầu đầy đặn ngay từ cái nhìn đầu tiên làm người ta thoáng nhầm lẫn với mì Quảng nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Theo chia sẻ của đầu bếp nhà hàng, tinh túy của món cao lầu đậm chất Quảng Nam chính ở sợi mì được chế biến công phu. Đầu tiên, gạo thơm được ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở đảo Cù Lao Chàm, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo và khô; nước phải được lấy từ giếng cổ Bá Lễ mới có độ ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Sau khi xay gạo thành bột, đầu bếp sẽ để ráo nước, nhồi cho mịn thành khối, cán bột thành miếng dày 3-4 mm rồi hấp, sau đó cắt thành từng cọng mì hơi vuông và dẹp. Sợi mì cao lầu giòn và dai với màu sắc giản dị, hơi nâu nâu của gạo, khác với màu vàng nghệ của sợi mì Quảng.

image003_1393324243.jpg

Thơm ngon, đậm đà cao lầu thịt và hải sản.

Nếu mì Quảng có bánh đa ăn kèm thì cao lầu được nhấn nhá thêm vị giòn rụm ấy bằng những cọng mì đã được xắt nhỏ thành sợi dài hay hình vuông, sau đó đem chiên phồng vừa xốp lại vừa giòn. Chính những miếng mì chiên ấy khiến món ăn thêm ngon và lạ. Làm nên linh hồn cho cao lầu là nước nhưn (nước dùng) làm từ thịt heo tẩm ướp ngũ vị hương, gia vị với bí quyết đặc biệt tạo vị đậm đà, thơm ngọt nhưng vừa đủ lượng để món ăn đạt chuẩn.

Những sợi mì cao lầu được đặt gọn ghẽ dưới đáy tô cùng một ít giá trần vừa chín tới, xen lẫn chút rau Trà Quế, húng lủi, rau thơm. Vài lát thịt xá xíu thái mỏng, tôm, thịt gà, da heo chiên giòn đặt bên trên trước khi rưới nước sốt lên, điểm thêm một ít cao lầu chiên, quả ớt xanh, lát chanh mỏng khiến cao lầu dường như hội tụ đủ sắc, vị và hương. Món ăn cũng được biến tấu với nhiều hương vị để thực khách lựa chọn như cao lầu heo, cao lầu gà, cao lầu thịt và hải sản. Bạn có thể yêu cầu thêm nước mắm, nước tương theo sở thích.

Trong không gian quán lung linh đèn lồng, còn gì thú vị hơn khi được cùng những người bạn đồng hành quây quần bên chiếc bàn, chiếc ghế bằng tre, trúc mộc mạc, giản dị và thưởng thức món cao lầu thơm ngon. Cảm giác sừn sựt của sợi mì lan tỏa trong vị ngọt của tôm, thịt, vị thanh mát của rau thơm hòa quyện cùng một chút chua, cay của mắm, ớt, điểm tô da heo, cao lầu chiên giòn béo bùi, thơm ngậy sẽ mang đến những trải nghiệm thăng hoa cho vị giác.

Đến Hội An, bạn có thể thưởng thức cao lầu, hoành thánh tại một số nhà hàng dọc phố cổ hoặc gần chợ với giá từ 35.000 đồng.

Các khu chợ là thiên đường ăn vặt ở Hà Nội

Không chỉ là nơi bày bán các loại thực phẩm gia đình, chợ Thành Công, Nghĩa Tân, Châu Long còn được biết đến với nhiều món ăn lót dạ trong ngày.
  • Nhộn nhịp chợ nổi Cái Răng  /  Chợ nón trong bóng đêm Gò Găng

Hầu như các chợ đều bán đồ ăn vặt cả ngày, nhưng đông nhất vẫn là cuối giờ chiều khi tan sở và tan học.

Chợ Thành Công

ngonngonquan-6518-1394707912.jpg

Chợ Thành Công. Ảnh: ngonngonquan

Bạn có thể tìm thấy ở đây đủ món ăn vặt mà mình yêu thích thay vì phải chạy một vòng các con phố ở nội thành, từ bún, miến đến nem chua rán, nộm bò khô, bánh bột lọc… Chỉ riêng bún, miến cũng đã khiến nhiều người phải lúng túng chọn lựa miến lươn, cua hay bún ốc, tôm, măng mọc. Chè cũng có đến hàng chục loại, từ giản đơn như đỗ đen, ngô.. đến pha chế cầu kỳ như chè thập cẩm, chè xoài, chè Thái.

Tuy nhiên, được nhiều người truyền tai nhau nhất ở chợ Thành Công là món cháo trai. Bát bé vừa ăn nhưng cháo nhuyễn, trai giòn ăn kèm với quẩy rất đậm đà. Lạ miệng ở chợ còn có món nộm sứa, ăn giải nhiệt và chống ngấy rất ngon. Hầu hết các quán ở chợ đều mở cửa từ khoảng 2h chiều đến 6h30 tối. Bạn nên gửi xe trước lúc vào chợ để thoải mái khi ăn.

Chợ Nghĩa Tân

Nghia-tan-tiepthigiaidinh-2255-139470791

Tào phớ chợ Nghĩa Tân. Ảnh: tiepthigiadinh

Cũng nằm gần khu gần cư và trường học nên chợ Nghĩa Tân nhanh chóng trở thành thiên đường ăn vặt ở khu vực Cầu Giấy. Bánh giò là một trong nhiều đặc sản ở Nghĩa Tân được nhiều người biết đến với ưu điểm đầy đặn, béo ngậy và ăn kèm giò lụa rất ngon. Trong khi đó, nhiều người sẵn sàng lặn lội tới đây chỉ để ăn một bát tào phớ thạch xanh mát lành trong ngày nắng. Trứng vịt lộn ở đây thay vì luộc lại được hầm kèm ngải cứu nên rất đông khách. Cùng với đó là thịt xiên nướng, bánh mì tẩm mật ong bán ngay đầu chợ.

Chếch về phía gần cổng sân vận động Nghĩa Tân là chỗ quen của nhiều học sinh, sinh viên giờ tan học với nộm, bánh bột lọc, ốc và nem chua rán. Thích đồ ăn nóng hổi bạn có thể ghé vào quán cháo trai lâu năm để thưởng thức một bát ngon lành. Không chỉ bó hẹp trong phạm vi chợ, khu vực gần đó với hàng chục quầy bán bánh tôm, bánh gối cũng là điểm tụ họp mỗi lúc chiều về.

Chợ Đồng Xuân

Dong-Xuan-FB-7211-1394707912.jpg

Bún ốc chợ Đồng Xuân. Ảnh: FB

Không chỉ nổi tiếng nơi buôn bán đông đúc nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn được coi là khu chợ ẩm thực yêu thích của nhiều du khách. Bạn sẽ tìm thấy những mon ngon quen thuộc nhưng với cách chế biến và hình thức tương đối lạ như bún chả que, phở hủ tíu… Bún ốc ở chợ thì khó nơi nào có thể bì kịp về chất lượng và giá cả. Dù là bún riêu ốc và bún chuối đậu thì cũng đầy đặn và bắt mắt. Dạo chơi ở chợ dù không đói nhưng làm một cốc chè mát ngọt thì ít ai nỡ từ chối khi bước đến chốn này.

Vì các hàng quán chủ yếu phục vụ tiểu thương trong chợ nên trưa là thời điểm đông nhất. Bạn cũng không nên đến đây sau 6h tối vì hầu hết sẽ dọn hàng.

Chợ Châu Long

foody-che-banh-duc-nong-nguyen-3312-7858

Bánh đúc chợ Châu Long. Ảnh: Foody

Tuy không lớn và phong phú hàng ăn như nhiều khu chợ khác nhưng chợ Châu Long lại ghi điểm mạnh mẽ bởi một vài món tủ. Đó chính là chè sắn và bánh đúc thịt. Hai món này chỉ bán buổi chiều và đặc biệt đắt khách vào mùa đông. Chỉ là một hàng nhỏ nhưng khách ngồi san sát và sẵn sàng xếp hàng chờ lượt mang về. Nếu đến chợ vào buổi sáng, bạn cũng tha hồ lựa chọn thực đơn ẩm thực ở đây, từ bún riêu, ốc, bánh cuốn đến cháo đường, cháo đậu, cháo cà…

Chợ Hàng Bè

chao-dau-xanh-Hang-BevEB-7192-1394707912

Cháo đậu xanh Hàng Bè. Ảnh: EB

Mặc dù chợ không còn họp nhưng cái tên chợ Hàng Bè vẫn chưa hề phai nhạt trong ký ức người Hà Nội, đặc biệt là những người dân sống trong khu phố cổ. Bên cạnh những mặt hàng thực phẩm gia đình bán ngay trước cửa nhà tạo nên không gian rất riêng cho khu phố này, các con ngõ thuộc khu chợ xưa còn rất hút khách bởi nhiều món ăn hấp dẫn. Nếu thích ăn ốc hay đồ hải sản bạn có thể ghé vào phố Đinh Liệt, Gia Ngư hoặc Cầu Gỗ, bún ngan, bún ốc, cháo đậu xanh trên phố Hàng Bè cũng là lựa chọn không tồi, còn thích bún cá hãy rẽ vào ngõ Trung Yên.

Bên cạnh những gánh hàng ăn vặt vỉa hè hoặc bán rong, ở đây còn khá nhiều quán nằm sâu trong ngõ hoặc trên tầng. Dù quán nhỏ nhưng lúc nào khách cũng vào ra tấp nập bởi hương vị riêng phố cổ.

 

Đặc sản xôi Kẻ Gạ ở Hà Nội

Món xôi Kẻ Gạ dẻo thơm, có vị bùi bùi của đỗ xanh, giòn béo mà không ngấy của hành phi làm lưu luyến bao người con Hà Thành khi xa quê.
  • Các khu chợ là thiên đường ăn vặt ở Hà Nội  /  Những món ngon trong ngõ Hà Nội  /  Những quán ốc ngon ngày lạnh ở Hà Nội

Xôi Kẻ Gạ được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng trên cánh đồng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) và ngâm từ sáng hôm trước. Gạo được xóc nhiều lần và vo lại thật sạch, rồi để ráo nước. Nấu xôi đỗ phải chọn loại đã bóc vỏ, hạt đều, mẩy, sau đó đem ngâm đủ thời gian và trộn với gạo đã ráo nước. Quá trình trộn đỗ và gạo nếp phải thật đều, xóc đi xóc lại nhiều lần cho gạo và đỗ đều nhau, có như vậy xôi nấu lên mới ngon, tơi và không bị nát.

Xôi Kẻ Gạ cũng có nhiều hương vị và thành phần mà đặc trưng là xôi vừng dừa và xôi gấc. Với xôi vừng dừa, trước khi cho gạo vào xoong phải kiểm tra nước và giá đỡ bên trong cẩn thận. Nước phải thật sạch và cho vào vừa đủ, giá đỡ được rửa kỹ càng. Gạo cho vào xoong, san đều nhưng không được lèn chặt, rồi đặt lên bếp lửa đã hồng. Để có xéo ngon, đỗ được cho vào vải màn thật sạch, đặt lên trên cùng của xoong cho chín bằng hơi và không bị ướt.

thanh-pham-mon-xoi-dua-JPG-7952-13952817

Xôi dừa Kẻ Gạ. Ảnh: dddn

Với xôi gấc nấu có vẻ phức tạp hơn, ngâm gạo chiếm thời gian khá dài, chừng 3 tiếng rưỡi. Bột gấc bóp nhuyễn với rượu trắng trộn đều vào gạo, nêm muối, đường vừa phải. Xôi có ngon hay không là ở giai đoạn nấu trên bếp. Lúc nào cũng phải giữ lửa cho thật đều, nếu to quá sẽ bị cháy, non lửa xôi lại không dẻo và chín không đều.

Để xôi thơm ngon đúng vị khi trao tay cho khách thì lá dong, sen, chuối dùng để bọc xôi phải tươi, được rửa sạch và lau khô. Xéo ngon là đỗ sau khi chín được nắm lại thật chặt và dùng dao sắc, mỏng cắt thật đều tay.

Khi xôi chín được dỡ ra thúng, nghi ngút khói, thơm phức. Muốn giữ được nhiệt thì phải có một lớp vỉ cói, thiếc bọc ở dưới, có như vậy xôi mới nóng cho đến gói cuối cùng khi bán cho khách hàng

Xôi Kẻ Gạ vốn nổi tiếng vì thơm dẻo, hạt xôi tròn không bị nát hay lại gạo. Có thể nói rằng xôi Kẻ Gạ luôn là một loại thức ăn thanh tao và cuốn hút người sành ăn Tràng An.

Ngày nay, ở Phú Thượng vẫn còn hàng trăm gia đình làm xôi, bán dạo quanh các phố phường Hà Nội. Ngoài ra, nhiều hộ còn nhận làm xôi cho các bữa tiệc cưới, cỗ cúng của các gia đình và đơn đặt hàng của các khách sạn lớn ở nội thành.

 

Lẩu Ếch Lò Đúc – Số 5 Lò Đúc Hà Nội

lau ech ha noi ngon Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

Nhân dịp cuối năm Andy cùng bạn bè có ghé qua quán Lẩu Ếch Lò Đúc tại số 5 Lò Đúc. Con phố nổi tiếng với các món ăn Ngon như Phở Thìn, Sữa Chua Ông Già hay Bún Giả Cầy ở Hàn Thuyên (ngay cạnh phố Lò Đúc). Nhóm bạn đi 5 người và order 1 nổi Lẩu với giá 500k (tính chia theo người là 100k / người). Cộng thêm các gia giảm khác như Khoai Lang Chiên, Bia, nước Suối v.v.v Tổng thiệt hại là hơn 700k.

 Đánh giá quán Lẩu Ếch Lò Đúc – 5 Lò Đúc

Quán Lẩu này nói chung Andy đánh giá là ngon, không cầu kỳ, phục vụ nhanh và Thực Khách chén cũng nhanh. Bởi món ăn không có nhiều, cả bữa chỉ có 1 đĩa Ếch to đùng với nổi Lẩu và Rau thập cẩm. Bạn có thể chọn các món ếch sau ăn cùng với Lẩu: Ếch xào măng, ếch xào sả ớt, lẩu ếch, ếch nướng. Hôm đó nhóm Andy gọi Ếch xào măng, ăn rất ngon với gia vị nêm vừa đủ.

lau+ech+lo+duc+ha+noi Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

Trước khi đĩa Ếch được đưa lên, Ếch đã được tẩm ướp và xào qua tại bếp. Cái hay đối với mí bạn đang đói là có thể chén luôn nếu như Nước Lẩu chưa sôi. Cái này làm Andy khoái, vì đang đói mà ngồi đợi thì cũng hơi bị “nhăn”.

Nước sôi thì bạn chỉ việc cho Ếch vào, rau vào, thêm tý Sa Tế và ngồi đợi tý xíu là có thể chén ngon lành. Ngoài ra bạn có thể ăn kèm Khoai lang chiên, Dưa chuột. Nhâm nhi tý rượu trong ngày Đông Hà Nội nữa thì lại càng tuyệt vời.

lau+ech+ngon+ha+noi Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

 MG 1334+copy Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

Khoai Lang Chiên ăn kèm

lau+ech+hanoi Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội5+lo+duc Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

Tips cho bạn

  • Nên đi ăn sớm từ 6h nếu đi vào mùa Đông, ăn sớm, tiêu hóa sớm còn đi tăng 2 Café. (Andy chưa đi vào mùa Hè).
  • Quán gửi xe ở 29 Hàn Thuyên (ai đọc bài này xong nếu muốn thưởng thức thì qua đó gửi xe luôn).
  • Một số quán Lẩu Ếch ngon khác tại Hà Nội như: Ngân Béo ở 43 Trúc Bạch

Thông tin quán Lẩu Ếch số 5 Lò Đúc

  • Địa chỉ: số 5 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng
  • Số điện thoại: 0904719484
  • Hoạt động từ: 10h30 – 14h00 và 17h00 – 23h00.

 Đi tới Quán Lẩu Ếch này như thế nào?


Xem Bản đồ cỡ lớn hơn

Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng Hà Nội

cafe trung nguyen 1a hai ba trung Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng Hà Nội

Café Trung Nguyên thì ở tỉnh thành nào cũng có, chất lượng café thì đồng đều và giá trị là ở thương hiệu mà Trung Nguyên đã xây dựng. Tuy nhiên phong cách và trang trí mỗi quán có khác nhau, không gian ngồi thưởng thức café cũng khác nhau. Với quán Café Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng cá nhân Andy đánh giá là một quán có không gian ấm cúng, yên tĩnh, theo đúng chất Không Gian Sáng Tạo. Quán nằm gần Nhà Hát Lớn Hà Nội, nếu đi du lịch Hà Nội bạn có thể dễ dàng ghé qua và thưởng thức Không Gian Sáng Tạo tại đây.

Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng

Về hương vị Café thì Andy không bàn tới, bởi thưởng thức Café thì mỗi người có một sở thích về hương vị cũng như cảm nhận riêng. Ở bài này Andy chỉ đánh giá về Không Gian và cách bài trí trong quán. Sự sắp xếp hài hòa tạo cảm giác ấm cúng, không gian vừa đủ để đi lại, không quá chật, và có bố trí những khoảng không gian riêng tư.

Quán có 2 tầng chính (hình như có tầng 3, mình chưa lên), tầng 1 diện tích không nhiều với khoảng 4 đến 5 bàn, vị trí ngồi ngay cạnh cửa sổ nhìn ra đường. Ngoài ra quán dành 1 góc nhỏ để trưng bày và bán các sản phẩm Coffee đóng gói sẵn của Trung Nguyên. Tầng 2 không gian rộng hơn và có view nhìn ra ngoài đường, bên trong bàn ghế được bố trí khá hợp lý với những không gian riêng tư dành cho những vị khách ngồi làm việc và đọc sách.

Hôm Andy tới quán vẫn còn đợt tặng sách của Trung Nguyên, sau khi uống cafe các bạn có thể yêu cầu nhân viên cho tham gia chương trình tặng sách. Cuốn sách với tiêu đề: Quốc Gia Khởi Nghiệp, nói về Câu Chuyện thần kỳ của nền Kinh tế Israel. Khi nhận sách bạn sẽ được yêu cầu viết 1 ý tưởng nào đó, rồi mới được nhận sách.

Những góc sáng tạo tại quán

 review+cafe+trung+nguyen Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng Hà Nội

khong+gian+cafe+trung+nguyen Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng Hà Nội

khong+gian+sang+tao Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng Hà Nội

khong+gian+cafe Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng Hà Nội

cafe+trung+nguyen Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng Hà Nội

cafe+trung+nguyen+2 Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng Hà Nội

trung+nguyen+coffee Review Cafe Trung Nguyên 1A Hai Bà Trưng Hà Nội

Các quán ngon xung quanh quán: bạn có thể thưởng thức Kem Tràng Triền trên phố Tràng Tiền, hoặc Kem Xôi tại số 3 Phan Chu Trinh (ngã 4 Phan Chu Trinh và Hai Bà Trưng). Hoặc Tâm Trà ở ngõ 51 Phan chu Trinh.

Dạo những quán ăn ngon Hà thành trong kỳ nghỉ

Những quán ăn vỉa hè là một nét không thể thiếu trong ẩm thực Hà Nội. Thưởng thức những quán ăn lâu năm khu phố cổ sẽ là một hoạt động thú vị cho dịp nghỉ này.

Con phố nhỏ Hàng Chai mỗi buổi sáng đều chật kín xe cộ gửi ven đường bởi khách đến thưởng thức bún ốc ở ngôi nhà số 6. Quán bún ốc cô Thêm đã bán ở đây được 25 năm và trải qua nhiều lần tăng giá từ khởi điểm là 2.000 đồng cho tới bây giờ là 30.000 đồng một bát.

Bún ốc ở đây có thứ nước dùng rất đặc trưng, dậy mùi ốc, thơm vị chua nhẹ từ dấm bỗng. Thực khách có thể chọn ốc to hay nhỏ tùy khẩu vị. Quán cô Thêm mở cửa từ 7h – 12h hàng ngày.

Một sự lựa chọn hoàn hảo khác cho bữa sáng là bún riêu ngõ Phất Lộc. Gánh bún riêu giản dị nằm nép mình cạnh đền Tiên Hạ là nơi ăn sáng quen thuộc của rất nhiều hộ dân lân cận. Bác Thành chủ quán tự hào về công thức bí truyền nấu nước dùng không dung chất phụ gia của mình.

Quán bún riêu Phất Lộc khiến thực khách ngạc nhiên khi ăn lần đầu vì vị đậm đà và mùi thơm ngậy của riêu. Điểm mạnh nữa của quán là giá một bát bún riêu chỉ 7 nghìn đồng. Khách ăn có thể gọi thêm đậu, giò, thịt bò cho bát bún với giá thành khoảng 20 nghìn. Quán thường mở từ 5h sáng đến 10h.

Cùng nằm trong con ngõ nhỏ Phất Lộc, quán bún chả đầu ngõ cắt đường Lương Ngọc Quyến, 30 năm nay, là điểm hẹn ăn bún chả của người dân sống xung quanh. Điểm đặc biệt của quán là chả không nướng bằng vỉ sắt mà kẹp vào que tre. Cô Thúy chủ quán cho biết làm vậy để vị kim loại không làm hỏng hương vị thịt.

Chả và thịt ở đây được thái dày và tẩm ướp gia vị vừa miệng, mỡ vừa đủ nên khi ăn thực khách không cảm thấy ngấy. Mỗi xuất bún tại đây giá khoảng 35.000 đồng, khách cũng có thể gọi xuất 50.000 đồng có kèm nem cua bể. Quán chỉ bán hàng từ 11h đến 14h hàng ngày.

Quán bánh đa cua ở 32 Mai Hắc Đế mở cửa từ cuối những năm 80 và trở thành một món quà chiều quen thuộc trong kí ức của người Hà Nội. Nay quán mở cả ngày từ 7h – 19h và trở thành nơi ăn trưa quen thuộc của người dân và dân văn phòng xung quanh.

Thực khách đến quán có thể gọi bánh đa cua, miến cua trộn hoặc nước tùy khẩu vị. Cô Hương chủ quán rất thoải mái và nấu theo mọi yêu cầu của khách. Bánh đa cua ở đây vừa đủ ăn, có giò, thịt bò đi kèm, gạch cua thơm, đậm đà. Giá thành cho một bát đầy đủ là 30.000 đồng.

Vào cuối giờ chiều, dừng chân trên đầu phố Hàng Trống, đoạn giáp với Hàng Gai, thực khách có thể thưởng thức món phở gánh. Ngày trước, những người dân lao động thường kết thúc một ngày làm việc muộn bằng những bát phở gánh đơn giản. Để phục vụ cho những người lao động nặng nhọc, nước dùng từ phở gánh thường đậm đà hơn.

Quán phở gánh Hàng Trống chỉ bán đúng một loại phở chín. Thịt bò mềm và ngọt cộng với nước dùng đậm đà quyến rũ người ăn. Đúng như tên gọi, gánh hàng đơn giản ngay ở vỉa hè, mỗi thực khách chỉ có một cái ghế ngồi, tay bưng bát phở, tay cầm đũa cứ thế mà ăn.

Quán bán khoảng 16h – 19h, có giá 25.000 đồng một bát. Khoảng 5 chiều, thực khách đến thưởng thức món phở rất đông, khiến việc gửi xe máy vào ăn gặp nhiều khó khăn.

Lẩu Ếch Lò Đúc – Số 5 Lò Đúc Hà Nội

lau ech ha noi ngon Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

Nhân dịp cuối năm Andy cùng bạn bè có ghé qua quán Lẩu Ếch Lò Đúc tại số 5 Lò Đúc. Con phố nổi tiếng với các món ăn Ngon như Phở Thìn, Sữa Chua Ông Già hay Bún Giả Cầy ở Hàn Thuyên (ngay cạnh phố Lò Đúc). Nhóm bạn đi 5 người và order 1 nổi Lẩu với giá 500k (tính chia theo người là 100k / người). Cộng thêm các gia giảm khác như Khoai Lang Chiên, Bia, nước Suối v.v.v Tổng thiệt hại là hơn 700k.

 Đánh giá quán Lẩu Ếch Lò Đúc – 5 Lò Đúc

Quán Lẩu này nói chung Andy đánh giá là ngon, không cầu kỳ, phục vụ nhanh và Thực Khách chén cũng nhanh. Bởi món ăn không có nhiều, cả bữa chỉ có 1 đĩa Ếch to đùng với nổi Lẩu và Rau thập cẩm. Bạn có thể chọn các món ếch sau ăn cùng với Lẩu: Ếch xào măng, ếch xào sả ớt, lẩu ếch, ếch nướng. Hôm đó nhóm Andy gọi Ếch xào măng, ăn rất ngon với gia vị nêm vừa đủ.

lau+ech+lo+duc+ha+noi Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

Trước khi đĩa Ếch được đưa lên, Ếch đã được tẩm ướp và xào qua tại bếp. Cái hay đối với mí bạn đang đói là có thể chén luôn nếu như Nước Lẩu chưa sôi. Cái này làm Andy khoái, vì đang đói mà ngồi đợi thì cũng hơi bị “nhăn”.

Nước sôi thì bạn chỉ việc cho Ếch vào, rau vào, thêm tý Sa Tế và ngồi đợi tý xíu là có thể chén ngon lành. Ngoài ra bạn có thể ăn kèm Khoai lang chiên, Dưa chuột. Nhâm nhi tý rượu trong ngày Đông Hà Nội nữa thì lại càng tuyệt vời.

lau+ech+ngon+ha+noi Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

 MG 1334+copy Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

Khoai Lang Chiên ăn kèm

lau+ech+hanoi Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội5+lo+duc Lẩu Ếch Lò Đúc   Số 5 Lò Đúc Hà Nội

Tips cho bạn

  • Nên đi ăn sớm từ 6h nếu đi vào mùa Đông, ăn sớm, tiêu hóa sớm còn đi tăng 2 Café. (Andy chưa đi vào mùa Hè).
  • Quán gửi xe ở 29 Hàn Thuyên (ai đọc bài này xong nếu muốn thưởng thức thì qua đó gửi xe luôn).
  • Một số quán Lẩu Ếch ngon khác tại Hà Nội như: Ngân Béo ở 43 Trúc Bạch

Thông tin quán Lẩu Ếch số 5 Lò Đúc

  • Địa chỉ: số 5 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng
  • Số điện thoại: 0904719484
  • Hoạt động từ: 10h30 – 14h00 và 17h00 – 23h00.

Địa chỉ ăn uống tại Hà Nội

An Uong tai Ha Noi 1024x768 Địa chỉ ăn uống tại Hà Nội

Nhiều bạn ở trong Nam ra Hà Nội chơi hay hỏi mình những chỗ ăn ngon và nhà nghỉ rẻ vừa phải. Dựa trên kinh nghiệm ăn chơi của mình, xin list ra đây một vài địa chỉ Ngon Bổ Rẻ cho các bạn trong Nam ra Hà Nội chơi. Để biết những chỗ chơi tại Hà Nội bạn có thể xem qua bài Một Ngày Ở Hà Nội nên đi những đâu

Các quán ăn ngon ở Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội đa dạng phong phú theo mùa, bạn sẽ phải ở vài hôm để tận hưởng hết những món ăn độc đáo này. Một số Địa Chỉ Ăn Uống tại Hà Nội không thể bỏ qua:

  1. Phở Hà Nội : Phở 49 Bát Đàn (gần trung tâm phố cổ), Phở Thìn 11 Lò Đúc. Hai quán Phở ngon nhất xứ Hà Thành.
  2. Phở Cuốn, Xào: phố Nguyễn Khắc Hiếu
  3. Bún Chả, có rất nhiều quán. Khu vực Phố Cổ: Bún Chả phố Hàng Mành 60k/suất 2013 (gần ngã 3 Hàng Quạt và Hàng Nón), Đường Thành (gần phía Hàng Bông). Bún Chả 47C Mai Hắc Đế (xa trung tâm, nhưng mình thích quán này nhất). Bún Chả B1 Thành Công, gần nhà mình.
  4. Bánh Cuốn : Thanh Vân 14 Hàng Gà, hoặc chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gia An
  5. Vịt Cỏ, Lẩu Vịt các món : Thành Luân (Gầm câu Chương Dương, bên kia cầu địa phận Gia Lâm, quán nằm sát bờ Sông), một quán Vịt Cỏ Vân Đình nữa gần sân bóng Long Biên (quán có thịt Dê cũng ngon). Ai ở gần Hà Đông thì ăn quán ở sau tòa nhà Be Tông Xuân Mai gần sân vận động thi đấu Hà Đông (quán này nhỏ nhưng ngon). Mở bán vào buổi tối.
  6. Bún Đậu Mắm Tôm ngã 4 Phạm Đình Hổ và Hòa Mã, ngon tuyệt đỉnh, rất nên thử, bán buổi trưa. Khu phố cổ có quán Bún Đậu Mắm Tôm nổi tiếng ở ngõ Phất Lộc, gần ngã tư hàng Bè Hàng Mắm, mở buổi trưa. Cả 2 quán đều ngon.
  7. Hải Sản đủ món: lên phố Nghĩa Dũng cạnh sân bóng Long Biên, có nhiều quán nhưng mình thích Hương Lan 4 Nghĩa Dũng.
  8. Ốc luộc: Quán Cay phố Giảng Võ (đối diện hồ Giảng Võ), một số quán đầu  phố Lương Đình Của. Nếu bạn ở gần trung tâm phố Cổ, ra phố Đinh Liệt có 1 quán mở lúc chiều muộn tầm 4h30.
  9. Nầm Bò nướng: đầu phố Hàng Đậu mở vào tối. Ở gần Phố Cổ thì có phố Mã Mây ngã 3 Hàng Chĩnh vs Mã Mây. Hoặc một số quán ở Bạch Mai (đầu ngõ Hồng Mai) xa trung tâm.
  10. Lòng xào, Phở xào rất Ngon nhé, địa chỉ ở phố Nguyễn Siêu đoạn đầu gần Chợ Gạo, quán nằm đối diện bãi gửi xe + nhà mẫu giáo trên phố Nguyễn Siêu.
  11. Lẩu Cua Đồng và Lẩu Bò, bán buổi tối trên phố Phó Đức Chính. 66A Phó Đức Chính và Lẩu Bò sô 80 hay 86 gì đó.
  12. Xôi Yến 35 Nguyễn Hữu Huân.
  13. Nem Tai Bà Hồng 35 phố Hàng Thùng. Nên thử món này nhé.
  14. Quẩy nóng, Bánh Gối phố Lý Quốc Sư gần Nhà Thờ.
  15. Lẩu Ếch tại số 5 Lò Đúc. Mở vào Trưa và tối (Review chi tiết)
  16. Trung tâm Ẩm Thực ở Thành Công (cạnh trường Mầm Non Thành Công): ăn Nộm, Bánh Đa, Hoa quả giầm, Bún Bò Huế, trứng vịt lộn, và đặc biệt có một quán Cháo Huế ngon nổi tiếng. Khu này gần nhà mình nên đưa vào quảng cáo chút đỉnh.

Quán ăn ngon Hà Nội

  1. Café Hà Nội: có 2 điểm Café ở gần Phố Cổ bạn không thể bỏ qua. Một điểm view đẹp nhìn ra bờ Hồ đó là Phố Cổ Cafe (quán hơi khó tìm vì nằm trong ngõ 11 Hàng Gai). Hai là cafe Lâm 60 Nguyễn Hữu Huân (ăn trưa Xôi Yến xong ra Cafe nhé). Ngoài ra nếu thích đông vui thì mời bạn lên phố Hàng Hành, cả phố bán Cafe.
  2. Trà Chanh chém gió vỉa hè : cái này thịnh hành ở Hà Nội mấy năm nay, các địa điểm hay lui tới là Phố Lý Thái Tổ (đêm), 31 Đào Duy Từ (cả ngày), Chợ Gạo, phố Nhà Thờ, Lý Quốc Sư và nhiều khu vực khác. Ngoài trà Canh còn bán kèm nhìu thứ khác như Chè, hướng dương.
  3. Sinh tố hoa quả trên phố Tô Tịch

Kinh nghiệm đi chùa Hương không bị chặt chém

Loạt bài phản ánh tình trạng “chặt chém” du khách tới chùa Hương trên Dân Việt nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc và một độc giả đã chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong việc né “cò đò, máy chém”.

Xác định hành trình trước khi lên đường

chua-huong(1)-kinhnghiemdulich.biz_

Bản đồ khu di tích và thắng cảnh chùa Hương.

 Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tại đây có rất nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng như Đền Trình, động Hương Tích, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, chùa – động Long Vân…
Để tham quan hết các điểm di tích, thắng cảnh ở chùa Hương du khách có thể mất nhiều ngày. Vì vậy, trước khi lên đường, du khách cần xác định hành trình tham quan cho mình để tiện cho việc mua vé các tuyến thuyền đò từ Ban tổ chức lễ hội.

Cắt đuôi “cò đò”
Trên đường về chùa Hương vào dịp chính hội, (từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch) khi qua Quốc lộ 32B, nhiều du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi có người bám theo suốt chặng đường (có thể cách chùa Hương hàng chục km). Người này sau đó đưa ra lời đề nghị dẫn đường, lo chỗ để xe, để đồ và đưa đi tham quan các điểm trong chùa Hương bằng đò. Thực chất đây là những tay “cò đò” nên du khách nên dứt khoát “cắt đuôi” ngay từ đầu bằng một lý do thuyết phục ví như “không về chùa Hương”.

Mua vé từ Ban tổ chức lễ hội chùa Hương
Trên đường về chùa Hương, du khách không đi theo tour du lịch thì nên trực tiếp vào mua vé tham quan và vé đi thuyền đò từ điểm bán vé của Ban tổ chức lễ hội đặt cạnh cổng vào khu di tích và thắng cảnh chùa Hương (giá vé tham quan là 50 nghìn đồng, giá vé thuyền đò phụ thuộc vào các tuyến tham quan).
Việc sở hữu vé vào tham quan và vé đi đò sẽ giúp du khách chủ động trọng việc tìm đò và tránh bị “cò đò” chèo kéo ép giá.

chua-huong2(1)-kinhnghiemdulich.biz_

Xuống thẳng bến Yến tìm đò đi ghép

Vào mùa lễ hội có khoảng 5.000 chiếc thuyền đò của nhân dân trong xã Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) neo đậu tại bến Yến (bến đò đón khách đến các điểm tham quan tại khu di tích chùa Hương) đưa đón du khách vào – ra khu di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương.
Vì vậy, tại đây luôn có những lái đò sẵn sàng chở du khách đến các điểm tham quan nếu nhận được vé từ Ban tổ chức lễ hội. Vì vậy, sau khi đến bến Yến, du khách nên chủ động tìm cho mình một người lái đò (tuy có thể sẽ mất chút thời gian) thay vì nghe lời “chèo kéo” từ một số người ở bến đò.
Thông thường mỗi đò ở chùa Hương chở khoảng 10-20 người, vì vậy nếu du khách đi 1-2 người thì nên chủ động tìm đò đi ghép.

Nên có sự thỏa thuận trước khi mua hàng
Theo khuyến cáo của một lái đò tại chùa Hương, du khách khi đi tham quan không nên sử dụng bất cứ mặt hàng gì ở các hàng quán bên đường mà không thỏa thuận giá cả trước. Thông thường, các mặt hàng bán ở bến Trò sẽ rẻ hơn so với các mặt hàng ở các hàng, quán ven đường lên động Hương tích.

Gọi vào đường dây nóng của Ban tổ chức lễ hội để được hỗ trợ khi gặp sự cố
Để hỗ trợ tốt nhất cho du khách về Lễ hội chùa Hương, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2014 đã in số đường dây nóng lên tấm vé tham quan.

chua-huong3-kinhnghiemdulich.biz_

Một tấm biển cảnh báo du khách “khi mua hàng nên có sự thỏa thuận trước” và “đề phòng trộm cắp, móc túi” của Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2014 đặt trên suối Yến.

Ngoài ra, tại nhiều điểm trong khu quần thể di tích và thắng cảnh Hương Sơn, lực lượng chức năng còn bố trí các chốt công an để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách thập phương về dự lễ hội.
Vì vậy, trong trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe hoặc bị ép giá, trộm cắp… du khách cần thông báo ngay tới số “đường dây nóng” của Ban tổ chức lễ hội (04.8589.2280 – 04.8589.2281) hoặc trạm công an gần nhất để được hỗ trợ.