Cafe Sài Gòn

Lại một sáng cuối tuần ngủ dậy muộn. Những ngày cuối tuần không đi đâu, chỉ muốn vùi đầu vào gối mà ngủ, mặc kệ mặt trời ngoài kia đang lên cao.

Sài Gòn những ngày cuối tuần cũng như những ngày trong tuần, phố xá đông nghìn nghịt, xe cộ phả khói phà phà như ông lão hút thuốc lào, không khí đặc quánh khói bụi, cái nắng thì vẫn gay gắt. Bởi vậy nên ghét lắm!!!

Mà, nói gì thì nói, vẫn thức dậy, mặc áo đầm, đi ăn sáng, uống cafe. Vì lâu lâu mới có một ngày không đồng phục, không bận rộn để lang thang.

Ừ, thì ghé cái quán đi ngang mấy lần, thấy hay hay: UP cafe.

Lạ lạ, vì đứng ngoài nhìn vào nó là cả 1 căn nhà gỗ lộn ngược!!! Một căn nhà mà mái cắm đầu xuống đất, cái sàn nhà chổng vó lên trời như người ta lộn cổ tập Yoga.

Vào trong nhà, bàn ghế có cả dưới sàn lẫn trên mái. Không gian cũng lộn ngược, bức tranh cũng chúc đầu, cũng may là người ta không bắt mình trồng cây chuối khi vào quán cho phù hợp với phong cách!!!

Mà cũng hơi sợ sợ. Có khi nào đang ngồi nhâm nhi 1 ly cafe thì nguyên cái ghế rớt xuống đầu?

Đố bạn cái này là sàn nhà hay là mái nhà?

Ừ, thì quán cũng được được cho một sáng cuối tuần. Ghế ngồi thoải mái, nhưng ngồi một mình đọc sách coi bộ hơi…lạ. Quán có vẻ thích hợp cho nhóm bạn từ 4 người hơn. (Chỉ là cảm giác cá nhân)

UP cafe – 269 Nguyễn Trọng Tuyển Quận Phú Nhuận

Quán ăn vặt ở Sài Gòn

Giữa Sài Gòn nhộn nhịp không thiếu các quán vỉa hè, gánh hàng rong với những món ăn vặt bình dị, gần gũi như bò bía, gỏi cuốn, bột chiên…Hãy cùng kinhghiemdulich.edu.vn khám phá các quán ăn vặt ở Sài Gòn.

Quán ăn vặt ở Sài Gòn

Cháo sườn non hấp dẫn

Bát cháo trắng tinh cùng với những miếng sườn non thơm ngon khi ăn hết vẫn còn thòm thèm.

Nằm đối diện chợ Tân Định trên đường Hai Bà Trưng (quận 1, TP HCM), một trong những khu phố nhộn nhịp nhất của Sài Gòn, có một hàng cháo vỉa hè chỉ bán duy nhất cháo sườn nhưng thu hút rất đông thực khách.

chao-suon-non-sai-gon-01.jpg
Bát cháo trắng tinh cùng những miếng sườn non thơm ngon.

Vì là hàng vỉa hè nên quán đơn giản với vài chiếc ghế nhỏ cho khách ngồi, một nồi cháo to đùng, bát thịt băm cùng hành, ngò, nước chắm… tất cả được cho lên một chiếc xe đẩy nhỏ.

Hàng cháo này chỉ mới xuất hiện khoảng hơn một năm trước, nhưng cứ vào giờ tan tầm cho đến cuối ngày, quán lúc nào cũng đông khách.

chao-suon-non-sai-gon-02.jpg
Bạn có thể gọi thêm giò chéo quẩy nếu muốn.

Bát cháo trắng mươn mướt, sánh lại như hồ, lấp ló vài miếng sườn nho nhỏ hồng hồng, nghi ngút khói, thêm một ít tiêu và hành mùi càng dậy mùi thơm phức, cùng với đó là mùi thơm béo bốc lên làm bạn không thể nào không đói cồn cào. Chủ quán rất tinh tế khi dưới mỗi bát cháo luôn được lót một chiếc khăn nhỏ để thực khách không bị nóng tay khi bưng ăn.

Ăn một thìa cháo, cứ thấy ngọt dịu trong cổ họng. Cái ngọt từ xương, từ thịt, từ hạt gạo chứ không phải cái ngọt lợ của bột ngọt hay đường. Theo bà Hào, chủ hàng cháo, bí quyết để có nồi cháo ngon cũng không khó khăn gì, nhưng nó đòi hỏi sự cần mẫn của người chế biến. Sườn nấu cháo phải chọn loại sườn non được ninh nhừ để thịt mềm nhưng không bị nát. Gạo nấu cháo chọn loại gạo thơm, dẻo được ninh nhừ với nước hầm sườn heo nên khi ăn cháo có vị ngọt tự nhiên của nước hầm xương.

Theo những thực khách ăn ở đây, phần hấp dẫn nhất của bát cháo chính là sườn non. Chỉ khẽ chạm chiếc thìa vào đã thấy từng sớ thịt mềm tơi ra, cùng với cái giòn sần sật của sụn càng tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.

chao-suon-non-sai-gon-03.jpg
Rất nhiều thực khách ghé lại ăn hoặc mua về.

Không nhiều và nổi tiếng như cháo lòng, cháo cá lóc, cháo gà nhưng cháo sườn ở đây vẫn có sức hấp dẫn riêng để thực khách tìm đến vào mỗi buổi chiều sau giờ tan tầm.

Địa chỉ: Quán nằm trên vỉa hè, đối diện chợ Tân Định – đường Hai Bà Trưng (quận 1). Mỗi bát cháo ở đây có giá 15.000 đồng.

Gánh bún riêu ốc nổi tiếng ở quận 1

Chỉ là quán lề đường nhưng tất cả các nguyên liệu từ ốc, tiết canh, đậu hũ, chả lụa đều thuộc dạng “hàng khủng”, mang lại cho bạn một bữa no nê.

Tuy chỉ là một gánh hàng nhỏ bày bán từ khoảng 15h chiều hàng ngày trên vỉa hè Lê Thánh Tôn, góc gần ngã tư Lê Thánh Tôn và Nguyễn Trung Trực (Q.1) nhưng gánh bún riêu ốc này từ lâu được người sành ăn Sài Thành biết đến. Quán có thâm niên đến mức thỉnh thoảng đến ăn, bạn có thể bắt gặp các cô chú Việt kiều tìm đến vừa thưởng thức vừa ôn lại kỷ niệm của những ngày xa xưa. Và tuy nhỏ nhưng nơi này đông khách đến nỗi vào giờ cao điểm, mọi người phải xếp hàng chờ đến lượt, hay nếu đến trễ một chút (thường là sau 19h), khách sẽ phải ngậm ngùi quay về quán đã dọn.

bun-rieu-oc-quan-1-01.jpg

“Gia tài” của quán cực đơn giản với một chiếc nồi nước dùng to đùng, vài bộ bàn ghế nhỏ đặt sát bức tường của ngôi nhà bên trong, nhưng hương thơm của món ăn, nhất là mùi riêu thì từ xa đã có thể nhận biết.

Thực đơn của quán chỉ đơn giản hai món là bún ốc và bún riêu ốc thập cẩm với mức giá tầm trung (28.000 – 32.000 đồng/tô). Nếu may mắn “săn” được chỗ ngồi, bạn cứ yên tâm sau khi gọi món sẽ có hai tô được bưng lên, một tô bún, một tô rau. Rau của quán không trụng vào nước nóng để “tái” như các quán khác mà sau khi cho rau vào tô, người bán chan hẳn nước dùng rồi dọn lên cho khách, nhờ thế cả tô rau cũng ngọt thơm mùi riêu cua.

Ấn tượng tiếp theo là phần bún ốc của quán. Chủ đạo là ốc nên trong tô đầy những con ốc bươu to tròn, được xào vàng ươm, béo ngậy, cho cảm giác giòn sừn sựt khi nhai. Đi kèm lượng ốc “khủng” là miếng tiết to gần bằng nắm tay người lớn và miếng đậu hũ to không kém. Điều đó mang đến cảm giác như người bán lười xắt nhỏ nên cứ thế “tương” nguyên miếng. Có điều, tuy to song tiết và đậu hũ đều có cảm giác đậm đà, béo ngọt vì được hầm với thời gian vừa phải. Nước dùng của món ốc tuy không hẳn là quá đặc sắc song đến lúc dừng đũa, bạn sẽ phát hiện tô của mình đã cạn sạch lúc nào không hay.

bun-rieu-oc-quan-1-02.jpg
Ngoài những con ốc bươu vàng ươm…
bun-rieu-oc-quan-1-03.jpg
Là miếng tiết luộc…
bun-rieu-oc-quan-1-04.jpg
Đậu hũ chiên…
bun-rieu-oc-quan-1-05.jpg
Và chả lụa “khủng”.
bun-rieu-oc-quan-1-06.jpg
Tô rau thơm nức, đậm đà.

Nếu đã no bụng với món bún, một món giải khát gần đó bạn không nên bỏ qua là ly sữa đậu nành được cô bán hang giới thiệu do nhà nấu. Vị thơm, béo của món sữa vừa giúp bạn giải khát vừa “thanh lọc” mùi đặc trưng của món ăn vốn không ít mùi này.

Địa chỉ: Hàng bún riêu ốc nằm trên lề đường Lê Thánh Tôn, khúc gần ngã tư Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực, Q.1, TP. HCM.

Món bún suông thơm lừng đường Nguyễn Thái Học

Những miếng chả tôm tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông trong ngọn dừa tạo nên tên gọi độc đáo cho món bún suông.

bun-suong-nguyen-thai-hoc-01.jpg

Bún suông là một trong những món bún đậm nét miền Tây nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa. Là sâu ăn đọt dừa non nên đuông là loại sâu sạch và là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhờ vị thơm, ngọt và vị béo hiếm có.

Tại Sài Gòn có nhiều quán bún suông, nhưng lâu đời nhất có thể kể đến quán bún suông Diệu trên đường Nguyễn Thái Học (Q.1). Toạ lạc tại một trong những con đường lớn của thành phố nhưng quán bún này lọt thỏm trong những hàng quán sang trọng gần đó, khiến người không chú ý sẽ không nhìn thấy. Song khi đã vào quán, người khách ấy sẽ đến lần thứ 2, thứ 3 để thưởng thức những món bún đậm chất miền Tây xoay vòng mỗi ngày của quán như bún thịt nướng, bún mắm, bún xào…

bun-suong-nguyen-thai-hoc-02.jpg
Những “con đuông” vàng ươm bắt mắt.
bun-suong-nguyen-thai-hoc-03.jpg
Tô bún phong phú với những chả tôm tạo hình con đuông, chả cá…
bun-suong-nguyen-thai-hoc-04.jpg
…và mực khô nấu mềm.

Ai chưa từng thưởng thức món bún suông thường chỉ hình dung đó là một loại bún ăn suông đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là không rau, không thịt, không gia vị. Vì thế khi tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm, hầu hết thực khách đều ngạc nhiên.

Bún trong món ăn này thoạt nhìn tưởng là bún tươi, song là bún khô, được luộc đến mềm, khi múc ra tô cho khách, thường trụng thêm một ít giá để tăng độ nóng, độ ngọt. Để có được tạo hình con đuông trong món bún, sau khi quyết nhuyễn, định lượng gia vị vừa miệng, người nấu cho chả tôm sống vào một chiếc túi nilon, cắt bỏ một góc rồi nặn (như bắt bông bánh kem) vào nồi nước lèo đang sôi. Khi chả tôm vừa chín, nổi lên thì vớt ra bảo quản trong tủ lạnh. Để tiết kiệm chi phí, các quán khác thường quết tôm đông lạnh với mọc (giò sống). Riêng tại Diệu, chả được làm hoàn toàn từ tôm, lại là loài còn búng tanh tách trong chậu nên dai, mịn và thơm ngọt. Đi kèm loại chả tôm nguyên chất là nước chấm được kết hợp theo tỷ lệ nhất định của me dầm và tương đen, tạo vị chua nhẹ, đậm đà.

Ngoài chén nước chấm đi kèm, các gia vị khác của bún suông cũng gây nhiều tò mò đối với thực khách. Đầu tiên là lọ ớt tươi bằm nhuyễn, thơm nồng, tươi nguyên do được chế biến và sử dụng trong ngày. Đậu phụng rang chín, giã hơi dập, giòn tan. Nhưng ấn tượng nhất là lọ mắm ruốc xào với tỏi và nếp dẻo. Món mắm ruốc đó chỉ nếm thử đã ghiền vì không những vừa miệng, mà độ mịn, độ dẻo cùng hương thơm khó cưỡng, khi thêm vào nước dùng, càng đậm đà.

bun-suong-nguyen-thai-hoc-05.jpg
Đĩa rau xanh mướt.
bun-suong-nguyen-thai-hoc-06.jpg
Mắm ruốc xào mềm, mịn, thơm lừng.
bun-suong-nguyen-thai-hoc-07.jpg
Chén nước chấm có vị chua nhẹ của me, vị đậm đà của tương đen.

Nước dùng cũng cầu kỳ, trong vắt nhưng có vị ngọt đậm đà của xương heo, vị ngọt thanh của vỏ tôm, của mực khô, vị chua nhẹ của me. Khi thưởng thức, vị hăng của hẹ trong đĩa rau, mềm mịn của chả tôm, vị dai của chả cá, giòn của đậu phụng, dai mềm của bún, vị chua thanh của nước dùng khiến khách không muốn dừng đũa.

Quán bán từ 8h – 20h các ngày trong tuần, mùng 1 và ngày rằm nghỉ. Ngoài bún suông bán hàng ngày, quán cũng phục vụ các món ăn khác của miền Tây như bún xào, bún thịt nướng, bánh mì hấp, bún mắm vào các ngày khác nhau trong tuần. Giá mỗi loại bún giá từ 30.000 – 35.000đồng/tô.

Địa chỉ: Bún suông Diệu, 133 Nguyễn Thái Học, Q.1, TP. HCM

Chờ chực tại một quán bún riêu lâu năm

Nằm ngay công viên Văn Lang (quận 5, TP.HCM), quán bún riêu cua này vốn đã có “thâm niên” trên 15 năm.

bun-rieu-cho-chuc-01.jpg

Quán ăn mang tên “chờ chực”

Chẳng có mặt bằng hoành tráng, không gian thoáng mát, hay bài trí cầu kì, những quán ăn như thế này đôi khi chỉ là vài cái bàn, hơn chục cái ghế con con đặt sát lề đuờng hay tít tận trong các ngỏ hẻm, thậm chí đến phục vụ cũng chẳng chu đáo nào, khách thường phải bon chen, tự thân vận động, thế mà nguời ta lại sẵn sàng lùng sục, chờ chực chỉ để đuợc thuởng thức cho kì đuợc một tô bún.

Nóng là cảm giác chung mà phần lớn thực khách khi đến đây đều trải qua. Cả người chờ lẫn người bán đều… nóng. Đó là cái “nóng” của sự chờ đợi, của tô bún riêu bỏng miệng, của vị ớt cay xè, của bếp lò rực lửa.

Quán bắt đầu bán tầm 5h chiều, lúc nào cũng đông, khiến khách tới đây luôn trong tình trạng chờ đợi để tới lượt. Chẳng cần chờ người tới dọn bàn, chỉ vừa vặn người này đứng lên là đã có người khác thế chỗ. Khi đã ngồi yên vị, khách vẫn phải tiếp tục đợi đến phiên mình… được ăn.

bun-rieu-cho-chuc-02.jpg
Những dãy bàn ghế đuợc xếp nối tiếp, kéo dài lúc nào cũng chật ních khách.
bun-rieu-cho-chuc-03.jpg

Quán có khoảng 7- 8 nhân viên chạy vòng trong, vòng ngoài, nhưng vẫn không phục vụ hết lượng khách đông đảo. Khách thấy vậy cũng chẳng “dám” đòi hỏi nhiều.

Thơm phức bún riêu cua

Tô bún nóng hổi được bưng ra, sợi bún nhỏ xíu, trơn tuồn tuột, những miếng tiết luộc mềm mịn, tảng gạch cua hấp dẫn, nước dùng hơi đỏ, thơm phức, chua nhẹ vị cà chua, làm thực khách say lòng. Muốn đặc sắc và đủ đầy hơn phải gọi thêm chén tôm, cái giò. Thực khách cũng có thể gọi riêng một tô riêu cua, hay tôm để ăn chơi, kèm với rau sống đủ loại, nào rau muống bào, xà lách, nào kinh giới, rau thơm…

bun-rieu-cho-chuc-04.jpg
Những món ăn thêm ngon lành, không kém phần hấp dẫn so với món chính.

Bát riêu cua hấp dẫn hơn nhờ độ nóng sốt của nó. Cái nóng không làm giảm mà còn tăng thêm hương vị cho tô bún. Trong nháy mắt tô bún chưa kịp nguội đã hết bay, nhiều người lại tiếp tục gọi thêm tô nữa, cứ thế cho tới khi no căng bụng. Bởi thường đã yên vị được ở đây, ít ai chịu ăn một tô rồi đứng dậy lắm, họ phải “đánh” đến 2 – 3 bát, để cho bõ công chờ đợi lúc đầu.

Địa chỉ: Gần công viên Văn Lang – đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM.

Thưởng thức bánh rán Đôrêmon

Nếu bạn tò mò về loại bánh mèo ú Đôrêmon thường ăn trong bộ truyện tranh cùng tên, hãy đến Kuru Kuru để thưởng thức hương vị cổ truyền của nước Nhật.

banh-ran-doremon-01.jpg

Nằm ngay quận 1, trung tâm thành phố Sài Gòn, Kuru Kuru có phong cách riêng biệt. Quán bài trí hiện đại, mỗi bàn có băng chuyền chạy với hơn 100 món khác nhau để thực khách thoải mái lựa chọn. Đặc biệt, các bạn đam mê truyện tranh Đôrêmon sẽ được thưởng thức món bánh rán Dorayaki của chú mèo máy thông minh.

Dorayaki được làm từ các nguyên liệu là trứng, bột mỳ và đậu đỏ. Bánh có “thân hình” không “gầy”, hơi giống bánh bao, gồm hai lớp vỏ tròn dẹt làm từ bột, đem nướng hoặc rán hai mặt, có nhân bên trong. Thông thường, nhân là nhân đậu đỏ, nhưng tùy theo khẩu vị, các bạn có thể chọn khoai môn, đậu xanh hay dâu tây.

Ngoài ra, nơi đây còn có món đặc sản là Okonomiyaki – bánh xèo Nhật. Bên trong nhân bánh phần lớn là bắp cải, bên trên có vài miếng jambon, trình bày khá đẹp mắt. Ngoài ra, quán có phục vụ thực khách trà hoa cúc với hương vị Nhật Bản truyền thống độc đáo. Giá tại Kuru Kuru từ 15.000 đồng.

banh-ran-doremon-02.jpg
Ngoài đậu đỏ, nhân bánh Dorayaki có thể thay bằng khoai môn, đậu xanh.
banh-ran-doremon-03.jpg
Bánh xèo Nhật là món được nhiều bạn trẻ yêu thích.
banh-ran-doremon-04.jpg
Thực khách còn được phục vụ trà hoa cúc với hương vị Nhật Bản.

Địa chỉ: 129 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM

Lạ miệng với răng mực xào bơ tỏi

Những chiếc răng mực nhỏ xíu hoà quyện cùng vị béo của bơ, hương thơm của tỏi và mè mang đến cảm giác ngon lạ.

ran-xao-muc-bo-toi-01.jpg
Răng mực xào bơ tỏi xúc bánh tráng.

Răng mực là cục tròn tròn, nhỏ xíu trên phần đầu mực thường bị nhiều người nhầm tưởng là mắt mực hay miệng mực. Trước đây, khi chế biến mực, người ta thường bỏ đi vì cho rằng không ăn được, rồi dần trở thành đặc sản Phan Thiết. Gần đây, răng mực xuất hiện tại Sài Gòn và được nhiều teen ưu chuộng.

Quán mực nướng Niki toạ lạc trong một con hẻm nhỏ trên đường 3/2 (TP.HCM), luôn tấp nập khách. Niki không lớn, chỉ đủ kê hai dãy bàn cho khách ngồi bệt nhưng sạch sẽ và ấm cúng với lớp thảm trải sàn, với những bức tranh sơn nước vẽ “em” cá mập to lớn nhe răng cười, chú bạch tuộc be bé cầm dù tung tăng trong dòng nước, mấy chú nhóc cởi trần ngồi phơi nắng trên bãi biển.

Thực đơn của quán tập trung vào các món mực và bạch tuộc được chế biến quen thuộc như nướng, rang me, chiên giòn… với mức giá từ 3.000 – 30.000 đồng/món. Quán cũng có các món như đầu mực, đầu và, cổ bạch tuộc… song ấn tượng nhất vẫn là những món ăn được chế biến từ răng mực như nướng sa tế, nướng muối ớt, chiên giòn, xào bơ tỏi…

ran-xao-muc-bo-toi-02.jpg
Cổ bạch tuộc và răng mực nướng muối ớt.
ran-xao-muc-bo-toi-03.jpg
Răng mực xào tỏi hấp dẫn với những hạt mè lấm tấm.
ran-xao-muc-bo-toi-04.jpg
Đĩa đồ chua và rau răm tươi ngon.

Với món nướng muối ớt, nướng sa tế, những chiếc răng mực bé bằng đầu ngón tay út sau khi được tỉ mẩn lấy hai miếng sừng màu cánh gián bên trong, được tẩm ướp gia vị vừa miệng, rồi xâu vào xiên, nướng trên bếp. Khi màu trắng đục của răng mực chuyển dần sang màu vàng, thơm ngào ngạt là có thể thưởng thức cùng đĩa đồ chua, rau răm, tương ớt. Về độ ngon, răng mực không thua bất kỳ bộ phận nào trên con mực song do nhỏ, dễ thấm gia vị hơn nên có cảm giác ngon hơn, giòn hơn.

Răng mực xào giòn được nhúng trong bột, tạo thành một tảng nhỏ. Khi thưởng thức, vị ngọt, dòn của răng mực được bột giữ lại nguyên vẹn cùng vị béo ẩn trong món ăn, khiến khách “xử” xong một đĩa vẫn muốn gọi thêm. Riêng món răng mực xào bơ tỏi dọn kèm với bánh tráng lại hấp dẫn thực khách ở những hạt mè đen và trắng lấm tấm trên món ăn cùng mùi thơm của bơ tỏi. Xúc một ít răng mực lên bánh tráng, từ từ thưởng thức, thực khách sẽ thấy vị giòn, cái sần sật của răng mực, vị béo của bơ, hương thơm của tỏi, của mè, vị giòn tan của bánh tráng, vị chua nhẹ của sốt.

Ngoài món răng mực, giới trẻ đến quán cũng thích thú với những khoanh mực ống tròn, nhỏ, ẩn hiện trong màu cánh gián của nước sốt me trong món mực rang me. Món bạch tuộc nướng sa tế mang lại cảm giác khác. Sau khi nướng, người phục vụ sẽ mang cả đĩa đựng nguyên con bạch tuộc nóng hổi ra tận bàn cho khách như minh chứng, nó vừa được nướng nóng, nguyên con, rồi dùng kéo cắt nhỏ. Độ giòn của những chiếc rau bạch tuộc, độ nóng của món ăn, mùi thơm của sa tế, độ cay của ớt, vị đậm đà của món ăn hoàn quyện cùng vị chua, béo, thơm của sốt mayonnaise khiến khách ăn không ngơi nghỉ.

ran-xao-muc-bo-toi-05.jpg

ran-xao-muc-bo-toi-06.jpg
Những khoang mực ẩn hiện dưới màu nâu của nước sốt me.

ran-xao-muc-bo-toi-07.jpg
Đĩa bạch tuộc nướng sa tế được mang ra tận bàn để khách đối chiếu.
ran-xao-muc-bo-toi-08.jpg
Rồi được cắt thành từng miếng vừa ăn.
ran-xao-muc-bo-toi-09.jpg
Thưởng thức cùng sốt mayonnaise.
ran-xao-muc-bo-toi-10.jpg


Địa chỉ: Quán Niki, 436A/31 đường 3/2, P.12, Q.10, TP.HCM

Thưởng thức cà ri dê nổi tiếng ở Sài Gòn

Vị cay xé lưỡi cùng vị béo ngậy của thịt, kết hợp với mùi thơm phưng phức của món ăn khiến Sài Gòn những ngày này như ấm áp hơn.

cari-de-sai-thanh.jpg

Người mê ẩm thực, nhất là những người thích món cà ri dê đều nghe danh quán Cà ri dê Musa đường Sư Vạn Hạnh. Quán “định cư” ở đây đã lâu song việc tìm đến quán không dễ, bởi tuy có địa chỉ cụ thể nhưng rất khó chỉ đường, chỉ có thể nói chung chung là con hẻm gần ngã tư Sư Vạn Hạnh – An Dương Vương. Nếu tìm hoài không ra, bạn có thể hỏi những người dân hay cánh xe ôm gần ngã tư, mọi người đều có thể chỉ cho bạn con hẻm chính xác để vào quán.

Ngay khi rẽ vào con hẻm đề tên quán, cả một dãy xe gắn máy dựng từ đầu đến cuối hẻm khiến bạn liên tưởng đến việc“nhà ai có đám” chứ không phải đang đến quán ăn. Cuối dãy xe, quán hiện ra với người và người ngồi rải rác trong quán, ngoài hiên, hay bên những dãy bàn kê vội ở mái hiên nhà gần đó.

cari-de-sai-thanh-01.jpg

Thực đơn của quán khá phong phú với các món như mì xào dê, dê tái dê nướng, lẩu cá thác lác măng chua… với mức giá tương đối bình dân. Quán đông song phục vụ khá nhanh, chỉ mười lăm phút sau khi gọi món, dĩa cà ri dê vàng ươm, dĩa cơm nị có màu đậm hơn nghệ một chút đã hiện diện trên bàn.

Theo nhận định của nhiều người, cà ri dê ở đây được chế biến bằng nguyên liệu nhập từ Ấn Độ nên có hương và vị khá giống bản xứ. Dọn kèm cà ri là bánh mì nóng hổi, giòn tan và chén muối ớt cay không kém.

cari-de-sai-thanh-02.jpg

Bạn có thể thưởng thức món ăn theo nhiều cách, nhưng tốt nhất là nhấm nháp thử một ít nước dùng để cảm nhận vị cay xé lưỡi, độ vừa miệng, vị béo, mùi thơm phương phức của món ăn. Tiếp đó là một ít thịt dê hầm mềm, cho cảm giác tan ngay trên đầu lưỡi mà không bị mùi hăng đặc trưng. Cuối cùng là miếng bánh mì nóng hổi, giòn tan. Gộp chung các thành phần lại với nhau, bạn sẽ cảm nhận sự nóng ấm của món ăn khiến cái lạnh của quãng đường dầm mưa đến quán gần như tan biến. Lưu ý một chút là cà ri dê ở đây khá cay, chống chỉ định cho những ai không ăn cay được.

Ngon là vậy, nhưng món ăn ở đây có một điểm trừ là nhanh ngán. Nguyên nhân chính có thể do để bảo đảm đúng hương vị món ăn, khi chế biến đầu bếp không cho thêm các loại củ, hay khi dọn món không kèm theo một ít rau chua để giải ngán. Nếu có thể “gia giảm” một chút rau, củ (dọn kèm) theo khẩu vị Việt, có lẽ những “tín đồ” cà ri sẽ quay lại quán thường xuyên hơn. Ngoài ra, món cá ri dê khá cao (130.000 đồng dĩa lớn) nhưng lượng thịt lại ít, nếu ăn cho no bụng thì chỉ đủ cho hai người.

Riêng về cơm nị, những người chưa từng thưởng thức món này sẽ ngạc nhiên về việc hạt cơm còn giữ nguyên hình của hạt gạo. Đó là nhờ loại gạo đặc biệt của Ấn Độ, được nấu chung với nước dừa và một số gia vị nên có độ béo béo, bùi bùi. Với cơm nị, nhấm nháp một ít thì được song nếu ăn nhiều sẽ nhanh ngán hơn cà ri.

com-ni.jpg
Cơm nị.

Quán mở cửa từ 8h – 23h đêm. Thực đơn có giá từ 30.000 đồng (cơm nị) đến 150.000 đồng/món.

Địa chỉ: Cà ri Dê Musa, 001 lô B chung cư Sư Vạn Hạnh Q.5, TP. HCM.

Bình dị súp cua Sài Gòn

Nhắc đến súp, có lẽ mọi người sẽ nghĩ ngay đến món ăn có xuất xứ từ phương Tây, chỉ có mặt trong các nhà hàng. Nhưng tại Sài Gòn, có một món súp đã trở nên rất quen thuộc và bình dị, đi vào từng ngóc ngách của những con phố nơi đây: đó là súp cua!

“Súp cua, súp cua…!” Tiếng rao quen thuộc vẫn vang lên mỗi ngày. Có lẽ hiếm nơi nào trên đất nước Việt Nam này súp cua lại được rao bán như vậy. Những chiếc xe gắn máy chở cả thùng súp cua đi vào từng con hẻm, đến gõ cửa từng nhà. Súp cua được bán trên vỉa hè, trong những quán nhỏ bình dân. Không cần phải đặt chân vào nhà hàng, bạn vẫn có thể thưởng thức súp cua hằng ngày với giá cả rất phải chăng.

Súp cua có xuất xứ từ phương Tây nhưng khi đến Sài Gòn nó đã được biến tấu cho phù hợp với tập quán ăn uống của người bản địa. Chén súp cua đặc sánh, nóng hổi với thịt cua, nấm, trứng cút, những đường vân trứng màu trắng vàng nổi đều trông thật hấp dẫn. Súp được múc ra chỉ cần thêm một chút ngò rí, xì dầu hoặc tương ớt, vậy là bạn đã có một bữa xế thật ngon lành!

Khó có thể thống kê được có tổng cộng bao nhiêu quán súp cua, bao nhiêu gánh súp cua trên khắp đất Sài thành này nhưng những nơi bán súp cua nổi tiếng có thể kể đến quán súp cua đối diện chợ Bà Chiểu, hẻm Lò Đồng (đường Cách Mạng Tháng Tám) hay súp cua gần nhà thờ Đức Bà. Đồ nghề của chủ quán đơn giản chí có nồi, bếp, vài chiếc ghế nhựa. Bạn có thể ngồi ăn tại chỗ hoặc bỏ hộp mang về. Dân văn phòng làm việc muộn thường gọi hộp mang về văn phòng ăn để lấy sức cho cả buổi tối.

Sống ở Sài Gòn, có lẽ mọi người đều biết đến gánh súp gần Nhà thờ Đức Bà, đoạn Công Trường Mê Linh. Ngay tại khu trung tâm sang trọng bậc nhất thành phố vẫn có những quán hàng rong cực kỳ đông khách. Không chỉ có giới học sinh – sinh viên mà ngay cả dân văn phòng công sở sang trọng cũng không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của chén súp cua nóng hổi. Không hề câu nệ, chỉ cần một chiếc ghế nhựa con con, dù bạn mặc đồ jean bụi bặm hay đồ vest sang trọng, bạn vẫn có thể thoải mái thưởng thức súp cua. Cô bán hàng ở đây rất dễ tính. Chẳng cần là khách quen, nếu bạn thiếu một chút tiền, bạn có thể khất đến lần sau. Súp cua ở nhà thờ Đức Bà chỉ bán vào cuối buổi chiều, giữa thành phố nắng nóng quanh năm này, ăn súp cua giờ đó có lẽ là hợp lý nhất.

Ngồi giữa một không gian thoáng đãng, không bị bó hẹp bởi bàn ghế hay bốn bức tường, ngắm nhìn từng dòng người qua lại, đó là cách thưởng thức súp cua rất đặc trưng của người dân Sài thành. Bạn hãy thử một lần hòa mình vào không gian đặc biệt này và thưởng thức món súp cua Sài Gòn bình dị.

Địa chỉ:

– Quán súp cua đối diện chợ Bà Chiểu, hẻm Lò Đồng (đường Cách Mạng Tháng Tám)
– Quán súp gần Nhà thờ Đức Bà, đoạn Công Trường Mê Linh – Phường Bến Nghé – Quận 1 – Hồ Chí Minh

Hủ tiếu gõ

Đặc trưng của món ăn này là những đứa trẻ với thanh tre và chiếc muỗng inox gõ vào nhau tạo thành âm thanh cốc cốc đi khắp những con đường, con hẻm. Người muốn ăn, chỉ cần bước ra ngõ, gọi một tiếng là vài phút sau đã có một tô hủ tíu nóng sốt với một nhúm hủ tíu, vài lát thịt mỏng như tờ giấy, vài cọng giá, cọng hẹ, hành khô và miếng tóp mỡ bùi thơm.

hu-tieu-go.jpg

Sức hấp dẫn của món ăn nằm ở chỗ chẳng có gì đặc biệt nhưng khi kết hợp với nhau lại làm nên một hương vị “không bình thường”. Ăn rồi sẽ “nhớ nhớ, thèm thèm” muốn thưởng thức thêm tô nữa, tô nữa… Món hủ tíu mì khô thường đi kèm với chén nước dùng trong vắt, nổi bật vài cọng hẹ xanh mát.

Hủ tiếu xương bò viên 1 tô 25 nghìn ngay vòng xoay Nguyên Bĩnh Khiêm – Điện Biên Phủ, khu Võ Văn Tần ( Quận 3 )

Địa chỉ: Vòng Xoáy Nguyễn Bỉnh Khiêm – Điện Biên Phủ, Khu Võ Văn tần – Quận 3 – Tp Hồ Chí Minh

Cút chiên bơ

Món cút chiên bơ hấp dẫn người đi đường bởi hương thơm ngào ngạt. Cút chiên bơ ngon là những con cút ánh màu nâu vàng tự nhiên chứ không phải màu đỏ thực phẩm.vị béo mềm của phần thịt. Khi ăn, phần thịt phải béo, mềm, còn phần đầu, cánh và chân phải giòn tan. Nước sốt cút cùng ổ bánh mì nóng hổi cũng là một trong những đặc điểm khiến món ăn này hấp dẫn những cái bụng chưa hay đang đói.

cut-chien-bo.jpg
Cút chiên bơ ngon là những con cút ánh màu nâu vàng tự nhiên chứ không phải màu đỏ thực phẩm.vị béo mềm của phần thịt

Khu Bắc Hải vốn nổi tiếng với sinh viên TP.HCM vì có rất nhiều quán cafe bình dân & đẹp mà hàng quán ăn uống cũng rất đa dạng và phong phú. Cách chỗ cút nướng mực nướng vài căn, là nhà bán Cút Chiên, ngay góc Đồng Nai với Tô Hiến Thành cũng có vài xe cút khá đắt.

Quán bán đến khỏang 9h tối nhưng lưu ý thứ 7 -CN nhớ đi sớm 1 chút nếu không thì chẳng có ăn đâu.

Địa chỉ: 212 Tô Hiến Thành – F15, Quận 10, Hồ Chí Minh

Gỏi bò khô vỉa hè

Đôi lúc vào buổi trưa hè im ắng bỗng nghe tiếng “xập!… xập!” của kim loại chạm vào nhau. Đích thị là kiểu rao hàng của ông già bán gỏi đu đủ khô bò. Cái kéo sắt đen bóng to bản dùng để cắt khô bò cũng đồng thời là dụng cụ rao hàng “truyền thống” của món hàng rong này

goi-bo-kho.jpg

Trong những món ăn vặt, ăn chơi ở đất Sài Gòn phải kể đến gỏi đu đủ khô bò. Thời hội nhập, món ăn dân dã được tìm tòi phục vụ cho du lịch và gỏi khô bò đã nghiễm nhiên có mặt ở bàn tiệc của các nhà hàng, khách sạn có sao. Tuy đã được phong sao nhưng đi ăn gỏi khô bò ở quán cóc vỉa hè hình như người ta vẫn thấy ngon hơn, đúng điệu ăn vặt hơn.

Hàng bán gỏi khô bò được nhiều người biết tiếng trên đường Hai Bà Trưng đối diện là công viên Lê Văn Tám. Có lẽ nhờ ở trên trục giao thông đông đúc và dân ăn vặt có chỗ ngồi bên lề công viên mát mẻ vừa nhâm nhi dĩa gỏi vừa tán dóc ngắm nhìn dòng người nguợc xuôi. Trên đường Nguyễn Văn Thủ còn có xe gỏi khô bò của ông Năm, bán từ năm 1970 ở tiệm nước mía Viễn Đông đường Pasteur, sau năm 1975 ông dời về đây.

Ăn gỏi khô bò thích nhất là không phải chờ đợi. Cứ đặt món, vài ba phút sau dĩa gỏi được chuyển tận tay người ăn. Chỉ cần vài dấu hiệu của phục vụ là mã hàng được bếp trưởng hiểu ngay, tay nhấp kéo liên tục, một loáng là đủ mấy dĩa theo ý từng khách.

Đu đủ thường được ngâm qua nước muối có đá để khử mùi mủ và giúp sợi gỏi giòn hơn. Lẫn trong màu xanh phơn phớt của những sợi đu đủ bào, điểm dăm ba cọng ửng vàng trong đám rối đu đủ trở nên duyên lạ. Thêm miếng thịt, gan, phổi, lá mía bò được khìa thành thứ khô có màu nâu cánh gián cùng vài cọng rau quế, rau răm và không thể thiếu những hạt đậu phộng vàng mơ giòn rụm, dĩa gỏi trông càng bắt mắt…

Gỏi đu đủ khô bò hơn thua nhau ở nước trộn gỏi, hương vị nước trộn mỗi nơi đều có bí quyết riêng. Ông Năm thì pha giấm, nước tương và nước xốt ớt theo kiểu cũ, từng thứ được xịt vào dĩa gỏi theo thứ tự lớp lang. Phối nước gỏi theo cách này hơi chậm nhưng bù lại theo sát gu ăn của khách ưa chua nhiều, thích mặn một chút hay thật cay để vừa ăn vừa hít hà.

Địa điểm :

Đường Hai Bà Trưng ( Đối diện Công Viên Lê Văn Tám) – Quận 1 – Hồ Chí Minh

Quán trên đường Cách Mạng Tháng Tám (góc CMT8 & Sương Nguyệt Ánh), kế bên tiệm bánh ABC, đối diện Tao Đàn. 12k/d

Gỏi khô bò ở Chè Kỳ Đồng ngon tuyệt ^^12k/dĩa.

153/7 Kỳ Đồng, Q3. Gần ngã 4 Kỳ Đồng-Trương Định

 Phá lấu

Nguyên liệu chính của món này là nột tạng heo hay bò. Phần cạnh tranh về tài nấu ăn của mỗi quán phụ thuộc vào phần tẩm ướp gia vị. Nhưng ngon nhất, thì phần “cái” của món phải có độ mềm, độ sần sật vừa phải, phần nước dùng hơi sệt, béo mà không ngấy, đậm mà không ngắt.

Vừa nhâm nhi từng miếng lòng non sừn sựt, miếng bánh mì với nước dùng đậm đà vừa trò chuyện với bạn bè sau giờ tan học thì không có gì thú vị hơn.

Vừa nhâm nhi từng miếng lòng non sừn sựt, miếng bánh mì với nước dùng đậm đà vừa trò chuyện với bạn bè sau giờ tan học thì không có gì thú vị hơn (Ảnh: Bưu điện Việt Nam)

Món phá lấu chỉ có dùng cây xiên từng miếng lên ăn mới ngon chứ điệu đàng dùng đũa, dĩa hay muỗng lại có cảm giác như vị ngon giảm đi một nửa. Nước chấm ăn kèm, ngoài nước hầm xăm xắp chung với phá lấu còn phải có thêm chén nước mắm chua chua ngọt ngọt, hòa quyện vào nhau thật đậm đà.

Chung cư Nguyễn Đình Chiểu (đường Hoàng Sa, phường Đakao, quận 1) là một địa điểm bán phá lấu nổi tiếng từ trước đến nay. Một phần từ 8.000 đồng -20.000 đồng.

Địa chỉ:

Chung cư Nguyễn Đình Chiểu – đường Hoàng Sa, phường Đakao, quận 1, Hồ Chí Minh

Phá lấu Dì Liên trường Ba Đình – đường Phan Văn Trị Q5. ~13k 1 tô mì phá lấu.

Phá lấu hèm đối diện trường Trần Văn Ơn trên đường Nguyễn Văn Thủ (chạy vào cuối hẻm gặp ngã ba quẹo trái sẽ thấy)

278 khánh hội Q.4

Phá lấu chiên: hẻm 243 Tôn Đản Q4.

Bờ kè kênh Nhiêu Lộc, đường Hoàng Sa gần Thảo Cầm Viên

Phá Lấu Bà Hạt – 195b Bà Hạt, phường 9, Quận 10 * Phá Lấu Bà Tư – 493 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10

Phá Lấu Bột Chiên Đặng Văn Ngữ – Chung Cư 141b Đặng Văn Ngữ, Phường 14, Quận Phú Nhuận

Vỉa hè ngay cổng Cung Văn Hoá Lao động-Nguyễn THị Minh Khai. Giá 6k/chén. Bán 2h,3h trưa tới 8h, có khi 9h tuỳ bữa ế hay đắt.

Phá lấu trường Trung Nhất_Phan Đình Phùng.

9 tôm Nguyễn Văn Trỗi.

Đối diện trường Trần Phú q. Tân Phú

Phá lấu ở trg Gia Định ngay ngã 4 Hàng Xanh

Chợ Hồ Thị Kỷ cũng,từ Đường Lý Thái Tổ quẹo vào đường Hồ Thị Kỷ gặp trường HTKỷ, đi thẳng đường bên hông phải trường 1 đoạn sẽ gặp quán nằm bên phải.

Bún chả ngon trên hè phố Sài Gòn

Nằm trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1), quán bún chả ở đây thu hút rất nhiều khách đến ăn vào mỗi buổi trưa.

bun-cha-ha-noi.jpg

Bún chả Hà Nội, tên món ăn cũng là tên quán, không có hàng quán cụ thể, chỉ là một chiếc xe đẩy, bàn ghế thấp như những quán cóc lề đường nhưng hãy thử đến đây một lần bạn sẽ hiểu tại sao quán vỉa hè lại đông khách đến như vậy.

Khách của quán phần lớn là khách văn phòng, họ đến vì món ăn quen thuộc của đất Hà thành, được ngồi dưới những tán cây xanh mát và nghe cái giọng Bắc đặc trưng của cô chủ quán.

Các nguyên liệu trong món ăn đều rất quen thuộc như bún, thịt nướng, nem và những viên thịt băm mà người Hà Nội gọi là chả. Bát bún chả hấp dẫn, thơm mùi quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm được pha vừa ăn, có vị béo của thịt, những lát đu đủ xanh, cà rốt đỏ ăn kèm có độ giòn, mềm cho bạn cảm giác ngon miệng.

Chả, thịt nướng, đu đủ cùng cà rốt được để chung vào trong chén nước mắm có vị hơi chua.

Bên cạnh đó, bạn cũng được thưởng thức các loại rau sống mang đậm hương vị của xứ Bắc như: xà lách, kinh giới, húng quế… các loại rau này khi ăn kèm với bún chả cho bạn cảm giác ngon miệng và đỡ ngấy hơn.

Một bát bún đủ màu với sắc trắng tinh của bún, xanh tươi của rau sống, màu vàng của chả, thịt nướng…ăn kèm với những cuốn nem to được thái thành từng miếng vừa ăn, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị đặc trưng của đất Hà thành. Ăn bún chả, cảm nhận vị ngọt và mềm của thịt nướng, hương vị hơi chua chua của nước mắm, cái giòn sần sật của miếng đu đủ hòa trong mùi thơm của các loại rau khiến cho món ăn này thật hoàn hảo.

Quán chỉ bán vào buổi trưa nên có lượng khách rất đông, nếu bạn đến vào giờ cao điểm thì không thể làm gì khác hơn ngoài việc đứng chờ. Thực khách của quán có thể là những người con đất Bắc muốn thưởng thức một chút hương vị quê nhà, cũng có thể là người Sài Gòn muốn tìm đến với một món ăn ngon. Mỗi phần bún chả có giá 32.000 đồng, nếu muốn ăn chả giò thì bạn có thể gọi thêm.

Địa chỉ: Quán vỉa hè, đối diện nhà hàng Rêu cá chép, đường Nguyễn Văn Thủ, quận 1. Quán bán vào buổi trưa, khoảng từ 11h.

Bánh tráng trộn

banh-trang-tron-nuong-01.jpg

Bánh tráng trộn là một trong số những món ăn vặt có nguyên liệu chế biến đơn giản nhất nhưng ngon khỏi chê. Chỉ với nguyên liệu đơn giản như bánh tráng cắt sợi, trộn với tôm khô chiên mỡ, các thành phần còn lại thay đổi theo người bán, thường là phổi bò cháy, rau răm, đu đủ chua sợi, sốt tương, đậu phộng,… nhưng khi trộn đều với nước mắm sốt me ngọt và rau răm, món ăn lại mang một hương vị khá thơm ngon, ăn hoài không chán.

banh-trang-tron-nuong-02.jpg

Địa Chỉ bán bánh tráng trộn

– Trước cổng ĐH KHTN đường Ng.Văn Cừ, bán buổi sáng chiều
– Cổng trường Thalmann đường Trần Hưng Đạo, quá nổi tiếng, bán khá nhanh & chuyên nghiệp, từ trưa 2h đến tối 10h mấy
– Trước cổng trường Hòa Bình (khu Bàu Cát – TBình). Hình như chỉ bán từ 8pm, bánh tráng sate chứ ko có bò đen
– Trước cổng trường ĐH Kinh tế ở đường Nguyễn Tri Phương, khu vực photocopy (bên hông trường, đường nhỏ)
– Trước cổng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1. Hàng thứ 2, bán từ buổi chiều. 5k/bịch. Có nước sốt chua chua ngọt ngọt rất là ngon. Mua về nước sốt để riêng nên ko sợ bị nhão bánh tráng.

Bánh tráng nướng

banh-trang-nuong-02.jpg

Bánh tráng nướng được phết một lớp trứng cút lên bề mặt cùng với thịt băm và mỡ hành, nướng kỹ cho đến khi có màu vàng rộm và vị thơm của trứng lan tỏa. Bánh tráng nướng không chỉ là món ăn hấp dẫn các chị em mà cánh đàn ông cũng khó từ chối chiếc bánh nóng hổi, giòn và thơm phức này.

banh-trang-nuong-01.jpg

Địa Chỉ quán bán bánh tráng nướng ngon

– Công viên 23/9 khúc gần vòng xoay Quách Thị Trang
– Trường Ba Đình Q.5 -đường Phan Văn Trị: giá 5k /1 cái
– Thực nghiệm sư phạm Q.5 , giá 5k /1 cái
– Cồng sau trường Lê Quý Đông (cấp 2) giá 5-6k/ 1 cái
– Trường Ngô Tất Tố – Phú Nhuận
– Bờ sông Thanh Đa (phía gần nhà hàng bên tay phải đi từ cầu Kinh xuống đó), bán từ 4h chiều, giá 5k/1cái.
– Góc đường Hồ Bá Kiện (Q.10) đối diện cv Lê Thị Riêng buổi chìu
– Trước anh văn Hội Việt Mỹ, Út Tịch, 3k/cái
– Cổng Nguyễn Thị Minh Khai trường Lê Quý Đôn cấp 3, giá 5k
– Trường Hoàng Văn Thụ Q10
– Trường Merie Curie đường Ngô Thời Nhiệm.
– Đường Thành Thái Q10, bán từ 3g chiều.
– 2B1 Trần Kế Xương Q.BT.

Bột chiên

bot-chien.jpg

Bột chiên là món ăn đơn giản làm từ bột gạo, giòn bên ngoài, dẻo bên trong, là món vặt hết sức hấp dẫn. Tùy từng nơi và khẩu vị khách mà món bột chiên sẽ được chế biến khác nhau. Những miếng bột vàng giòn, điểm chút xanh của hành lá, phơn phớt đu đủ, đo đỏ của tương ớt, thơm lừng trứng chiên đã làm mê mẩn bao cư dân Sài Gòn.

Địa chỉ

Quán bột chiên nằm ở góc đường Cách mạng tháng 8 và Võ Văn Tần (Quận 3) được rất nhiều người sành ăn ưa chuộng. Giá một đĩa bột chiên đầy đặn như vậy là 20.000 đồng,  Ngoài bột chiên, quán còn bán thêm bánh hẹ, gỏi bò, bì cuốn, bún riêu… khá phong phú

Bột chiên gần bưu điện Chợ Lớn: Chỉ là một xe nhỏ nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông ở khu Chợ Lớn (Quận 5) – nơi tập trung đông người Hoa sinh sống, quán bột chiên này hàng ngày thu hút khá đông thực khách ghé ăn.

Bột chiên Lê Hồng Phong: Quán bột chiên nằm ở góc đường Lê Hồng Phong và Phan Văn Trị (Quận 5), do một bác phụ nữ trung tuổi người Hoa mở bán. Quán được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt tầm khoảng 9-10h tối có rất đông người đến ăn.

Bò bía

bo-bia-01.jpg

Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Bò bía ngon ở nước chấm. Tương hột được chưng lên là món chấm không thể thiếu của bò bía miền Nam. Nước chấm phải vừa đủ ngọt của đường, hơi cay của ớt, beo béo của dầu và bùi bùi của đậu phọng. Người lần đầu ăn loại nước chấm này sẽ thấy vị thật lạ, nhưng đã ăn một lần thì rất khó quên hương vị nước chấm này.

bo-bia-02.jpg


Địa chỉ quán Bò Bía giá bình dân 

Ngay ĐH Sư Phạm & ĐH Sài Gòn đường An Dương Vương, 1 khu bò bía. Giá ~1.500đ/1 cuốn

Nước mía ở CMT8 góc Sương Nguyệt Ánh. Giá ~2.500đ/1 cuốn

Bò bía ngọt 2k/ 1 cuốn Đa số là xe đẩy nên hơi khó kiếm chỗ cố định… 

Trước Sài Gòn Square Nam Kì Khởi Nghĩa Q.1

Trước Máy tính Phong Vũ – 125 CMT8 Q.1

Trước Siêu thị điện máy Nguyễn Kim – 63 Trần Hưng Đạo, Q1

Lòng vòng nhà thờ Đức Bà buổi tối rất nhiều.

Chè

Không ngọt gắt như chè Huế, nhiều hương liệu như chè Bắc, chè Sài Gòn ngọt thanh bởi nước cốt dừa, đá bào. Đặc biệt, chè Sài Gòn có những biến tấu thú vị với mứt trái cây thái chỉ, cốm dẹp, bột báng…

che.jpg

Địa chỉ quán chè ngon


Chè Bưởi

Avi Chè 80/5 Nguyễn Trãi Q.5, giá tầm 12k

Ở Thorakao (nhưng hơi bị nhìu người chê) 10k

Đường Nguyễn Trãi Q5(khúc gần chợ Bàu Sen) đối diện Blue Exchange, chè bưởi, tàu hủ đá lun á. 4 – 5K/ly.bán buổi tối

Trên đường Cô Giang q1, ngay ngã 4 Cô Giang – Đề Thám

Trên đường Cô Bắc, đối diện cổng trường thpt Lương Thế VInh

Ngay trước cổng trường Phù Đổng đối diện tiệm bánh ABC đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh ăn ở đây mười mấy năm r, ngon ngon, bây giờ giá là 6k

Quán chè Sinh viên học sinh

Quán 75 Trần Huy Liệu; 85 Trần Huy Liệu . Q.Phú Nhuận

Quán Ngon ở Pasteur Q.1

Xôi chè Bùi Thị Xuân Q.1

Hột gà trà ( 12k) 

Quán chè Hà Ký 138 Châu Văn Liêm, Quận 5

Chè Thanh Tâm 98 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 7, Quận 5.

Chè Tường Phong 83 An Điềm Q5

Chợ vải Soái Kình Lâm

Ăn ngon ở Vũng Tàu


Và sau đây sẽ là một vài gợi ý về những món ăn mà bạn nên nếm thử khi đến du lịch Vũng Tàu:
Sau những ngày bận rộn với công việc, hay đã quá mệt mỏi với những áp lực và căng thẳng, thì một chuyến du lịch nghỉ dưỡng, hay khám phá sẽ là lựa chọn khá thông minh cho tất cả những ai muốn thư giản; nghỉ ngơi và lấy lại tinh thần cho một tuần mới tràn đầy năng lượng.

Được thiên nhiên vô cùng ưu ái và ban tặng nét độc đáo riêng có, Vũng Tàu sẽ là điểm đến đầy thú vị trong những ngày nghỉ cuối tuần của bạn.  Không chỉ có vẻ đẹp thơ mộng của biển, của trời, hay của cảnh sắc thiên nhiên, đến Vũng Tàu ngoài việc tham quan, ngắm cảnh hay tắm biển, bạn có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn của xứ biển nơi đây.

Ăn ngon ở Vũng Tàu


1. Bạch tuộc nướng sa tế


Sẽ thật là thú vị khi được nếm và thưởng thức mùi vị rất thơm ngon của món Bạch tuộc nướng sa tế, một chút cay cay của sa tế quyện với một chút thơm và mền của bạch tuộc, cùng với nhiều loại hương vị khác như ớt; hành; tỏi;…, ăn kèm với một ít rau thơm nữa thì quả là rất tuyệt.
 
Để thưởng thức món Bạch tuộc nướng sa tế thơm ngon, bạn có thể ghé QUÁN NƯỚNG CÔ NÊN, địa chỉ: 10 Trần Phú – thành phố Vũng Tàu

2. Lẩu cá đuối


Với xứ biển, lẩu hải sản dường như là một trong những món ăn được nhiều khách du lịch lựa chọn bởi sự tươi ngon của hải sản nơi đây.

Được xem là món ăn nổi trội, đại diện cho ẩm thực Vũng Tàu, Lẩu cá đuối có vị ngọt và hơi dai của cá đuối, vị chua của măng chua, cùng nhiều hơi vị khác đã tạo  nên một nồi lẩu thật hấp dẫn. Nước lẩu sôi sục sục, vớt những miếng cá ra đĩa, ăn những miếng cá còn nóng ấy với ít nước nắm, bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt rất tinh tế của cá. Và đặc biệt, Lẩu cá đuối không cay như Lẩu Thái, vì vậy nếu bạn biết ăn cay; bạn nên cho vào nồi lẩu một tí ớt; như vậy nồi lẩu của bạn sẽ đạm đà và thơm ngon hơn.
  
Địa chỉ tham khảo: 

•    Lẩu cá đuối, ếch ở 46 Trương Công Định
•    Quán 40 Hoàng Minh, 40 Trương Công Định
•    Hồng Vân, 40 Hoàng Hoa Thám 

3.  Bánh Khọt Vũng Tàu


Đến Vũng Tàu, ngoài những món ăn hải sản thơm ngon, bạn cũng nên nếm thử món Bánh Khọt – món ăn đặc sản của vùng đất Vũng Tàu. 

Bánh Khọt được làm từ bột gạo, có nhân là tôm; thịt xay hoặc chả cá. Bánh khọt sau khi đổ chín rất giòn, được ăn kèm với đồ chua; rau thơm và chấm với nước chấm được pha rất vừa miệng (theo công thức riêng của từng quán). Nếu bạn là người ăn cay, bạn có thể thêm vào một ít ớt và nước chấm, như vậy sẽ rất tuyệt đấy…  
 
Địa chỉ tham khảo:
•    Quán Bà Hai, 376/27 Lê Lợi
•    Quán Gốc Vú Sữa, 14 Nguyễn Trường Tộ
•    Quán bánh khọt Miền Đông, 59 Bà Triệu
•    Bánh khọt Cây Đa, 21 Lý Thường Kiệt
•    Bánh khọt Cô Ba, 1 Hoàng Hoa Thám

4. Bánh bèo


Là một trong những món ăn truyền thống dân dã của Việt Nam, và sẽ là thiếu sót lớn nếu đến Vũng Tàu mà bạn lại bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món bánh bèo thơm ngon tuyệt vời này. Chút vị béo của nước dừa, chút thơm của bột , quyệt với vị tôm tươi ngọt, ăn kèm với nước chấm; được pha chế từ nước mắm thơm ngon.
 
Địa chỉ tham khảo:

Bánh bèo Tuyết Mai, 9 Phan Chu Trinh – Phường 2 – Vũng Tàu

5. Bún súng


Một chút lạ miệng nhưng lại rất dễ ăn, thơm nồng bởi vị đậm đà của hương vị biển của đặc trưng xứ biển, những tô Bún súng thơm ngon dường như cũng đã đủ sức níu chân những du khách gần xa. Bún mền dẻo được kết hợp với nước lèo được nấu từ hải sản như cá, tôm hoặc mực, thêm một chút mắm cá đã được lọc sạch xác, cùng với một ít bông súng đã được nhặt sạch và cắt khúc vừa ăn, rồi cộng thêm một ít rau thơm, thế là bạn đã có một tô Bún súng nóng hổi và thật thơm ngon.
 

6. Bánh canh Long Hương


Bánh canh Long Hương – món ăn đặc sản của Vũng Tàu, vừa ngon; rẻ lại rất đậm chất dân dã. Bánh canh Long Hương rất dễ nấu, chỉ cần ninh xương ống với giò, rồi nếm cho vừa miệng, sau đó kết hợp với những sợi bánh canh được từ bột gạo pha với một ít bột lộc, vậy là bạn đã có được một tô bánh canh thơm ngon. 

Một tô bánh canh nóng hổi với làn khói nguy ngút, kèm thêm hương vị thơm ngon của thịt và dai dẻo của bánh canh, ăn cùng với mottj ít giá sống và rau thơm,… chắc chắn bạn sẽ có một bữa an hài lòng.
 
Địa chỉ tham khảo: 
•    Quán Bánh canh Thúy – nằm ngã 3 Long Hương, ngay cổng chào Bà Rịa
•    Quán Long Hương tại cổng chào Bà Rịa

Một vài địa điểm tham khảo khác:


 Đường Đồ Chiểu – Thành phố Vũng Tàu

Được mệnh danh là “phố ăn đêm” tại Vũng Tàu, đây được xem là thiên đường ẩm thực của giới sành ăn Vũng Tàu. Tại đây , bạn sẽ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn ngon; bổ ; rẻ, chẳng hạn như: bánh xèo, gỏi cuốn, bánh hỏi, chè chuối,… Hãy đến đây để khám phá và thưởng thức bạn nhé!

Quán Vườn Xoài, 345 Hoàng Hoa Thám

Tại quán, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món Gỏi cá mai hấp dẫn với vị ngọt của cá, vị béo của đậu phộng; mè và thính, vị chat của chối,… với giá cả rất hợp lý

Nhà hàng Hải Phương, 695 đường 30/4

Đến nhà hàng, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món Tiết canh tôm, được mệnh danh là “danh bất hư truyền”, được chế biển bởi các đầu bếp tài ba của nhà hàng

Cơm Niêu Hoa Sữa, 569/19 Nguyễn An Ninh

Lẩu đầu cá ở quan Bảy Giai trên đường Hoàng Hoa Thám

Cháo bồ câu : 56 Đồ Chiểu – Vũng Tàu

Món nướng kiểu Nga: Quán Việt Nga hoặc quán Vườn Bàng ở 37/4 Nguyễn Thái Học

Các món ăn Âu – Á: tại các khách sạn như Grand, Palace, Rex, Sông Hồng, hoặc các nhà hàng như Huê Anh, Hữu Nghị với các món Hoa –Nga

Kem alibaba, rau má đậu xanh: tại khu Đồ Chiểu

Heo mọi: Quán Thanh Hằng, 51B Thống Nhất
v.v…

Chúc bạn có một chuyến du lịch Vũng Tàu nhiều thú vị!


Giải trí và ăn ngon ở Buôn Ma Thuột

Không chỉ có phong cảnh đẹp, Buôn Ma Thuột còn níu chân du khách với những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa.

Giải trí và ăn ngon ở Buôn Ma Thuột

Tham quan  Giải Trí

Trong không khí mát lành của thành phố cao nguyên này, du khách có thể tản bộ trên các con phố để tham quan các địa điểm nổi tiếng như: nhà đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam; Biệt thự vua Bảo Đại; Toà Giám mục tại Đắk Lắk; đến thăm làng văn hóa buôn Ako Đhông và chụp hình lưu niệm với cây Kơ nia cổ thụ…

Bên cạnh đó, du khách cũng có thể đi tham quan các huyện và tham gia các trò chơi cảm giác mạnh như: cưỡi voi bản Đôn; chèo thuyền độc mộc trên hồ Lak; ngắm cảnh đẹp hùng vĩ của thác Dray Sáp; khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô – Ea Kar…

Ăn ngon ở Buôn Me Thuột

Đắk Lắk giữ trong mình một nền văn hóa ẩm thực phong phú, là kết tinh của các dân tộc anh em cùng sinh sống ở đây. Về đây, du khách sẽ tha hồ thưởng thức đủ món ăn ngon như: gà sa lửa, gà nấu lá giang, cơm lam, canh chua nấu cá lăng đặc sản của dòng Serepork, rượu cần, gỏi rau rừng, gỏi cà đắng… và không thể thiếu ly cà phê thơm nức trong buổi sáng trong lành ở đây.

Dưới đây là một vài món ăn đặc trưng ở  Buôn Ma Thuột

Bún đỏ, đây là một đặc sản của thành phố cao nguyên này. Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ một tô bún với màu đỏ đặc trưng của nước dùng. Món ăn được kết hợp nhiều nguyên liệu như: gạch cua, trứng cút, các loại rau… Bạn có thể thưởng thức món ăn bình dân này ngay quán vỉa hè góc đường Lê Duẩn – Phan Đình Giót.

Cơm lam, gà sa lửa là hai món ăn nổi tiếng của người đồng bào ở bản Đôn. Về đây, bạn có thể thưởng thức món ăn này trong các nhà hàng ở Buôn Ma Thuột.

Bánh ướt thịt nướng pha trộn nhiều nguyên liệu: một đĩa bánh ướt, một đĩa thịt nướng, bên cạnh là dưa leo, xoài xanh, dưa cải chua, rau thơm… Tất cả được cuốn lại và ăn kèm với chén nước chấm cay xé lưỡi. Du khách có thể ghé địa chỉ 43 Trần Nhật Duật.

Bò nhúng me với vị chua ngọt, ăn kèm bánh mì, cải xoong và salad cũng là món ăn ngon nổi tiếng. Địa chỉ: 62A Lê Thánh Tông.

Canh lá của người Êđê hay còn gọi là lẩu lá. Món ăn được chế biến từ 10 loại là rừng khác nhau. Khi ăn có vị nhân nhẩn đắng và cay nồng rất lạ miệng. Bạn có thể tìm thấy món ăn này trong các nhà hàng đặc sản ở Buôn Ma Thuột.

Canh chua cá lăng hay lẩu cá lăng – du khách khó có thể bỏ qua món cá đặc sản của dòng sông Serepork hùng vĩ. Đây là món ăn ngon miệng và có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng. Ngoài ra, cá lăng còn được dùng để kho tộ, canh riêu cá lăng. Địa chỉ: nhà hàng DakMe – 143 Ngô Quyền.

Ngoài những món ăn kể trên, Đắk Lắk còn hấp dẫn du khách với ẩm thực đường phố phong phú với các địa chỉ:

– Bánh khọt: 
Y Jut (khỏi cần giới thiệu), chỗ rẻ ngay Cafe  Ý Niệm (rẽ để qua bên đường Phan Chu Trinh áh, quán nằm bên phải), bánh khọt ngay Đài Liệt Sĩ…

– Bún bò đường Ybí AleO; Lý Thường Kiệt; Hai Bà Trưng.

– Bún riêu đường Lê Thánh Tông; Xô Viết Nghệ Tĩnh.

– Ốp la, Bò né: Bánh mì cô Khang đường Bà Triệu, đường Lê Thánh Tông (ngay ngã 3 Lê Thánh Tông – Bà Triệu)

– Xôi gà Phan Chu Trinh; Trên khu chợ Phan Chu Trinh (hồi xưa nằm ngay gần trường Trường Sơn), cổng trường Chu Văn An, trường Tiểu học Ngô Quyền.

– Hủ tiếu bà Xuyến đường Lê Thánh Tông;

– Ốc hút Đinh Tiên Hoàng;

– Bánh bèo đường A Ma Jao;

– Lẩu gà lá giang ở số 9 Lê Lai.

– Gà hấp lá chanh đường Trương Công Định.

– Bánh canh chả cá đường Hai Bà Trưng.

– Bánh đúc nóng đường Phùng Chí Kiên(gần quán bánh chiên), buổi sáng có thể ăn ở chợ Ba Toa (đường Nguyễn Du, qua Cầu Chui hỏi chợ Ba Toa là người ta chỉ, chỉ bán buối sáng 7h-9h)

– Bánh xèo:  Cổng số 1 (khỏi nói), đường Phan Bội Châu (dưới ngã 3 Phan Bội Châu – Đào Duy Từ 1 xíu), ngay ngã 4 Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai (bán buổi chiều)—Thiên Lộc đường Mai Hoàng Việt

– Bánh canh cua đường Trần Phú.

– Cháo óc đường Lý Tự Trọng. Hồ bơi cung văn hóa, đường Hoàng Diệu (dưới ngã 4 Phùng Chí Kiên – Hoàng Diệu), ban đêm có cháo trắng ở Y Jut.

– Bún cá đường Hai Bà Trưng.

– Phở Tiến đường Lê Thánh Tông.

Địa chỉ quán ngon ở Buôn Ma Thuột


Phở Khô 2 Tô Tiến
: 39 Lê Thánh Tông, P. Thắng Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk,
đt: 0905 097 878. Không gian thoáng mát, sach sẽ, nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột. Chuyên phục vụ phở khô với hương vị đậm đà, vừa ăn. Phục vụ nhanh nhẹn, chu đáo


Bún Cá Nha Trang
: 115 Y Wang, P. Ea Tam, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Đt: 01666 999 128, Quán bình dân nhưng phục vụ nhanh nhẹn, chu đáo, Chuyên phục vụ bún cá, cháo lòng, tiết canh, phở gà. Hợp với những buổi ăn sáng, ăn nhẹ, ăn vặt


Bánh Xèo A Dừa
: 17B A Dừa, P. Ea Tam, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk; (0500) 3 825 725. Quán bình dân nhưng không gian thoáng mát, lịch sự. Chuyên phục vụ bánh xèo ăn kèm với rau và nước chấm. Phục vụ nhanh nhẹn, chu đáo

Phở Hà:117 Ngô Quyền, P. Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Quán bình dân nhưng khá đông khách và nổi tiếng Buôn Ma Thuột. Chuyên phục vụ phở bò, gà các loại chế biến theo hương vị Hà Nội. Phục vụ nhanh nhẹn

Thủy Tiên: 566 Nguyễn Văn Cừ, P. Tân Lập, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk (050) 3 865 690. Quán ăn bình dân nhưng phục vụ chu đáo, lịch sự. Sáng phục vụ các món nước như : phở, bún, trưa tối phục vụ cơm bình dân. Nhận giao hàng tận nơi

Bánh Xèo, Bò Lá Lốt: 70 Y Wang, P. Ea Tam, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Quán bình dân nhưng không gian thoáng mát, sạch sẽ. Chuyên phục vụ bánh xèo miền trung, bò lá lốt. Phục vụ nhanh nhẹn, chu đáo

Quán 90: 90 Y Wang, P. Ea Tam, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, (050) 3 855 007. Quán bình dân nhưng khá nổi tiếng Buôn Ma Thuột. Chuyên phục vụ bún bò, giò, phở bò, gà với giá cả phải chăng. Phục vụ nhanh nhẹn, mến khách

Ba Trọng:143 Đinh Tiên Hoàng, P. Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
(050) 3 852 826. Quán bình dân nhưng không gian thoáng mát, lịch sự. Chuyên phục vụ các món ăn bình dân như: bún, cơm các loại với giá cả phải chăng

Quán 153: 153 Ngô Quyền, P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Quán bình dân nhưng sạch sẽ, thoáng mát. Chuyên phục vụ các món ăn sáng bún bò, bún giò heo

Chè Kim Lệ: 2 Y Wang, P. Ea Tam, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, (0500) 3 703 799. Chuyên phcuj vụ đa dạng các món chè thanh mát, bổ dưỡng

Anh Việt: 119 Y Ngông, P. Tân Thành, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
0977 846 800. Chuyên phục vụ các món điểm tâm sáng như: bún, phở giò heo

Bánh Mì Cô Cầm: 56 Mạc Thị Bưởi, P. Thống Nhất, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Tiệm bánh mì Cô Cầm chuyên phục vụ bánh mì các loại. Bánh mì giòn ngon, hấp dẫn..

Papparoti – Quang Trung: 4 Quang Trung, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
(0500) 3 787 789. Vỏ bánh giòn, thơm hương cà phê đặc trưng rất hấp dẫn. Là nhãn hiệu bánh mỳ Malaysia đã có mạng lưới các cửa hàng bán lẻ trên toàn Châu Á. Bánh được chế biến ngay tại chỗ đảm bảo độ nóng, thơm giòn

Địa chỉ các quán Cafe ngon ở Buôn Ma Thuột

Cà phê Không gian xưa
Địa chỉ: 87 Y Ngông- Tp. Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk

Cà phê Vị Đắng
Địa chỉ: 21 Mai Hắc Đế- Tp. Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk

Làng cà phê Trung Nguyên
Địa chỉ: 222, Lê Thánh Tông, Phường Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Daklak.
Điện thoại: (0500) 6511168

Quán Forever Cafe
Địa chỉ: 86 Bà Triệu, Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk

Quán K’nia Cafe
Địa chỉ: 96 Lý Thường Kiệt, Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk

Dala Cafe
Địa chỉ:65 Trần Quang Khải, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Quán cà phê Uyên Phương
Địa chỉ: H8 – H12 Ngô Quyền – Tp.Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk

Quán cà phê Thu Thủy
Địa chỉ: 321 Nguyễn Văn Cừ – Tp.Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk
Điện thoại: 0500 3887 779

Leo’s Coffee
Địa chỉ: 569 Lê Duẩn – Tp. Buôn Ma Thuột.đắk lắk
ĐT: 05003 825 771

Cà phê Hoa Mộc Lan
Địa chỉ: 160 Lê Thánh Tông – Tp. Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk
ĐT: 05003 959 919

Cà Phê HDsaigon
Địa chỉ: 16 Mai Hắc Đế – TP Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk

Café – Kem – Wifi Corona
Địa chỉ: 425 Đường Y Wang – Tp. Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk

Cà Phê My Friends
Địa chỉ: 560 Lê Duẩn – Tp. Buôn Ma Thuột – DakLak
ĐT: 0935 874 536

Café Hoa Đất
Ðịa chỉ: A13 Trần Hưng Đạo, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
Ðiện thoại (0500) 3953893

Cà phê art galery Quán Văn
Địa chỉ: 121/2 Đinh Tiên Hoàng- Tp. Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk

Cà phê Emi
Địa chỉ: 33 Nguyễn Đức Cảnh-Tp. Buôn Ma Thuột.Đắk Lắk

Một vài nhà hàng nên đến ở Buôn Ma Thuột

Sung Sứ Quán
Địa chỉ : 23 Tô Hiệu, P.Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Daklak
ĐT: 0500 65 66 498
Di động : 091.3475.335 (A.Tá)

NHÀ HÀNG CAO NGUYÊN
Địa chỉ: 65 Phan Chu Trinh – Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak
Tel: (0500) 385 5960

Nhà hàng Dakruco
Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, T.p Buôn Ma Thuột, tỉnh DakLak

Nhà hàng Hoa Viên Ngô Quyền
Địa chỉ: 89 Ngô Quyền, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh DakLak
Ðiện thoại (0500) 3955646

Nhà hàng – khách sạn Thành Công
Địa chỉ: 51 Lý Thường Kiệt,TP Buôn Ma Thuột,ĐẮK LẮK
Điện thoại: 0500 3858 243 – 3858 244

Nhà hàng khách sạn Đam San
Địa chỉ : 212 – 214 đường Nguyễn Công Trứ, Tp. Ban Mê Thuột – Đắc Lắc
Điện thoại : 0500 3851234 – 3850123

Nhà hàng Quán Ngon
Địa chỉ: 74 Bà Triệu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh DakLak

Nhà hàng Thung Lũng Hồng
Địa chỉ: Hẻm 153 Phan Chu Trinh, T.p Buôn Ma Thuột, tỉnh DakLak

Nhà Hàng Đắk Mê.
Địa chỉ:143 Ngô Quyền, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Điện thoại:0500.3951537.

Nhà hàng Đak Mê – Long Quyền
Địa chỉ: 12 Ngô Quyền, T.p Buôn Ma Thuột, tỉnh DakLak

Quán ăn Bún Cá
Địa chỉ: 215 Lý Thường Kiệt, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh DakLak

Thanh Tùng tổng hợp

 

Những quán Cafe Tây ở TPHCM

Một chút lãng mạng, sang trọng của nước Pháp, một nét hoài cổ đậm chất Italy hay phong cách sôi động của các cao bồi Viễn Tây… là những gì bạn có thể trải nghiệm khi đến các quán cà phê này.

Những quán Cafe Tây ở TPHCM

1. Những ngôi làng châu Âu

country-house-cafe.jpg

Bước chân đến Country House, bạn cảm giác như đang bước vào một ngôi làng nhỏ thanh bình của miền quê Châu Âu với những chiếc cối xay gió hay những lâu đài cổ… Khác với con đường ồn ào đằng trước, sau cánh cổng quán là một không gian yên bình. Tìm đến đây vào những buổi trưa đầy nắng, lựa chọn một góc riêng tư cho mình, bạn sẽ cảm thấy bao nhiêu mệt mỏi bay đi mất theo giai điệu nhẹ nhàng của những bản nhạc du dương, trầm lắng.

Ngoài những khu vực có kiến trúc châu Âu, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh rất Việt Nam với xe lam, xe đạp, xe xích lô… được bài trí một cách hài hòa đầy tính nghệ thuật. Bên cạnh đó, với không gian xinh đẹp của mình, quán còn là địa chỉ chụp ảnh được nhiều bạn trẻ ưa thích, nhất là ảnh cưới của các đôi uyên ương. Bạn có thể tìm thấy Country House ở đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp.

2. ZIN Huyền Thoại mang đậm phong cách cao bồi Viễn Tây

zin.jpg

Được xây dựng trên một khu đất rộng, quán gây ấn tượng với lối kiến trúc mộc, những bức tường gạch thô sơ ẩn hiện bên dưới những tàng cây cổ thụ rợp bóng mát. Quầy bar của quán được thiết kế mở mang đậm phong cách cao bồi của miền Viễn Tây. Tại đây, thực khách vừa được thưởng thức những ly cocktail ngon miệng vừa nhún nhảy theo những bản nhạc cao bồi đầy hoang dã.

Nằm ven ô Sài Gòn, ZIN Huyền Thoại cà phê là điểm hẹn với những người ưa thích không gian thoáng đãng, yên tĩnh và thanh bình. Tuy nhiên, vì nằm ở quận Gò Vấp, khá xa trung tâm nên quán chỉ thực sự đông khách vào dịp cuối tuần hoặc những ngày nghỉ lễ.

3. KONEKO cafe, nhẹ nhàng mà lãng mạn

KONEKO cafe.jpg

Lựa chọn gam màu trắng và tím nhẹ, cà phê Koneko được thiết kế mộc mạc mà đầy tinh tế, vừa hài hòa nhưng không kém phần lãng mạn mang nét cổ điển của phương Tây. Những bức tranh treo hờ hững trên tường, những chậu hoa nhỏ được đặt bên những khung cửa sổ đầy nắng và gió như mở ra cho thực khách một không gian yên bình đầy tính nghệ thuật.

Ngoài cà phê, thực đơn của quán phong phú với những loại thức uống được giới trẻ ưa thích như trà sữa, sinh tố, nước ép, sữa lắc… với mức giá từ 20.000 đến 30.000 đồng. Quán đẹp, mức giá rẻ, nên không ngạc nhiên khi trở thành điểm hẹn ưa thích của sinh viên các trường đại học ở khu vực quận Bình Thạnh.

4. Golden Mountain coffee

Golden Mountain coffee.jpg

Với không gian là một biệt thự cũ theo phong cách kiến trúc Pháp được xây dựng từ thế kỷ 19, Golden Mountain cà phê hội đủ trong mình những tính cách của một tiểu thư đài các vừa kiêu kỳ sang trọng nhưng lại không kém phần nhẹ nhàng lãng mạn.

Không chỉ có không gian đẹp, quán còn thu hút những thực khách ghiền cà phê với các thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới như: Costa Rica, Kenya, Ethiopia, Brazil, Sumatra, Dominic Republic… Ngoài những góc riêng dành cho tình nhân, không gian rộng rãi của quán còn thích hợp cho những nhóm bạn, gia đình hay những buổi offline… Một ưu điểm nữa là quán nằm ở ngay quận 3, gần trung tâm thành phố.

5. Dé jà Vu, nơi thời gian lắng đọng

deja-vu.jpg

Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ (TP HCM), Deja Vu như một nốt nhạc ngân nhẹ nhàng giữa thành phố đông đúc và sầm uất. Chủ nhân là một người đam mê kiến trúc và nghệ thuật nên đã tạo nên một Deja Vu cafe vừa riêng biệt, vừa thân quen giữa đất Sài Gòn. Màu trắng là màu chủ đạo của quán, bạn có thể nhận thấy điều đó qua rèm treo cửa, những bộ bàn ghế hay chiếc xích đu… Cùng với đó là sự kết hợp hài hòa với các gam màu xám, đen tao nên một không gian nhẹ nhàng nhưng đầy ấn tượng.

Bên trong quán, không gian được tách biệt, khoảng lặng riêng nơi góc phòng cho những người thích đọc sách, nhưng bộ ghế sofa làm nơi sinh hoạt chung cho những nhóm bạn, gia đình… và những góc riêng lãng mạn cho những đôi tình nhân. Ngồi trên chiếc xích đu nơi góc vườn, thả hồn mình theo những giai điệu Jazz nhẹ nhàng khi đêm về, ánh sáng vàng ấm áp của đèn hoà vào sự lung linh huyền diệu của nến mang lại cho nơi này một không khí đầy lãng mạn và bình yên đến lạ.

6. Trải nghiệm phong cách Italy tại Vecchio Cafe

Vecchio Cafe.jpg

Mang đậm nét kiến trúc miền nam Italy, quán cafe Vecchio (quận 3, TP HCM) sẽ khiến bạn liên tưởng đến những ngôi nhà nhỏ xinh và cổ điển. Đằng sau cánh cửa quán là một không gian ấm cúng và hài hòa của nghệ thuật sắp đặt mang nét hoài cổ. Ngay góc phòng là những chiếc loa mặt võng cũ kỹ có từ thập niên 70 của thế kỷ trước, những chiếc tivi đen trắng, máy đánh chữ, bàn ủi con gà… được sử dụng để tạo nên điểm nhấn cho quán.

Ngoài những bản nhạc Italy nhẹ nhàng, hàng đêm quán còn thu hút thực khách với chương trình ca nhạc theo phong cách Acoustic. Thực khách sẽ được “phiêu” theo những ca khúc bất hủ bằng tiếng Anh, Việt và Italy như Yesterday, Top of the world, Saving all my love for you hay những tình khúc Quốc Bảo, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên… dưới âm thanh du dương của piano, violin và guitar.

Tiêu Phong

Ăn ngon ở Vũng Tàu

Ẩm thực Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng với món bánh khọt mà còn rất nhiều loại hải sản, cà phê, các món ăn phong cách Nga… Du lịch đến Vũng Tàu mà không biết địa chỉ những quán ăn ngon thì thật vô cùng đáng tiếc. kinhnghiemdulich.edu.vn giới thiệu một loạt những quán ăn ngon ở Vũng Tàu đã được tín đồ du lịch khắp nơi bầu chọn.

Ăn ngon ở Vũng Tàu

 

Ăn sáng

. Ông chủ quán mỗi khi chế biến, lại thảy mì lên cao (khoảng 1,5m) trông khá vui mắt. Địa chỉ: 127 Ba Cu, đoạn gần bãi trước Vũng Tàu, giá 35.000 VND/tô.

mi-thay-Nghie-Ky.jpg
Mỗi vắt mì được thảy lên có khi đến 1,5 m

Phở Bình trên đường Trương Công Định (đoạn cắt Nguyễn Du).

Cháo bồ câu: 56 đường Đồ Chiểu

Ăn trưa


Cơm Niêu Hoa Sữa:
 569/19A Nguyễn An Ninh

Cơm phần quán Phú Vinh 10 Lý Tự Trọng

Quán cơm Bình dân 8A Trần Hưng Đạo, P.1

Hải sản

Quán lẩu đầu cá Bảy Giai đường 34/8 Hoàng Hoa Thám, P. 2, ăn ngon rẻ.

Hồng Vân 19 Hoàng Hoa Thám

Quán Vườn Xoài, chuyên gỏi cá mai. Quán phải đi vô hẻm trên đường Hoàng Hoa Thám, đầu hẻm đối diện với quán Hồng Vân, cạnh hẻm là quán Lẩu đầu cá Bảy Giai.

goi_ca_mai_1.jpg
Gỏi cá mai Vũng Tàu

Quán Lan Rừng đường Trần Hưng Đạo

Quán Gành Hào (3 Trần Phú, Bãi Dứa): khung cảnh đẹp, hải sản không quá đắt. Giá một số món: Hào nướng phô mai 35.000 VND/đĩa, tôm nướng muối ớt (3 lạng gần 150VND), 1 con tôm tích 2 lạng rưỡi 250.000 VND rất ngon…

Lẩu cá đuối, ếch 46 Trương Công Định

Lẩu cá 40 Trương Công Định. Giá tham khảo 60.000 – 100.000 VND /nổi lẩu. Lẩu cá đuối và cá đuối chiên giòn

Quán Trận số 7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Quán hải sản Lệ Dung đường Trần Hưng Đạo

Thành Phát 1 ở khu Sao Mai. Hải sản tươi ngon, giá cũng được, hơi xa, rất đông

Ốc A Đồng, 7C Lê Hồng Phong, có các món ốc giá từ 45.000 VND, lẩu hải sản giá 120.000 VND…

Ốc Năm Tầng, A12 Nguyễn Thái Học, giá 45-65.000 VND/dĩa hoặc tô nhưng rất nhiều, món đặc sắc là sò lụa xào mỡ hành/tỏi/sa tế.

muc-nuong.jpg
Mực tươi nướng

Quán nướng cô Nên: nằm ngay đối diện cáp treo ở bờ biển khu Bạch Dinh, chạy trên đường là thấy. Nếu đi buổi tối chừng 7h00 là đông nghẹt, vô phải đứng chờ người ta ăn xong mới có bàn. Nhiều món: mực nướng (55.000 VND) và bạch tuộc nướng (80.000VND), và cơm chiên hải sản (dĩa lớn, nhiều)…

Món Nga


Quán 117
 Ngô Đức Kế

Quán Việt Nga hay quán Vườn Bàng ở 37/4 Nguyễn Thái Học

Bánh khọt

54 Nguyễn Kim, đường Ba Cu, cạnh trường tiểu học Nguyễn Thái học, gần ngã năm, giá 35.000 – 40.000 VND/đĩa

banh-khot-vung-tau.jpg
Bánh khọt – đặc sản nổi tiếng của Vũng Tàu

Bánh khọt Bà Hai, đường Trần Đồng (Châu Văn Tiếp cũ), 30.000 VND/9 chiếc bánh

Bánh khọt Gốc Vú Sữa (14 Nguyễn Trường Tộ). Song điểm trừ của quán bánh khọt danh tiếng này là chỉ bán vào các ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ

Quán bánh khọt 41 (đường Nguyễn Trường Tộ).

Kem – Cà phê

Kem Alibaba’s ngay cáp treo Vũng Tàu, giá từ 15.000 VND/ốc quế, 20.000 VND/ly 2 viên có ốc quế, người bán hàng là anh Tây rất đẹp trai.

Quán Lan Rừng đường Hạ Long, giá trung bình 50.000 – 85.000 VND/món

Cà phê Sea Breeze đường Trần Phú, giá trung bình 50.000 – 85.000 VND/món

Cà phê Mũi Đá ngay bến tàu cánh ngầm, giá từ 20.000 đồng/món.

Mua hải sản tự nấu nướng hay làm quà: Bạn hãy hỏi chủ khách sạn đường ra chợ Lưới, đây là chợ bán hải sản do ghe thuyền đánh bắt về cho dân địa phương nên tuy nhỏ nhưng rất phong phú và rẻ, tôm, cá, ghẹ, mực… tươi rói. Chợ bán nhiều loại hải sản nhất vào lúc 6 – 7 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều, là giờ thuyền ghe đi biển về. Nên hỏi xem khách sạn có cho mượn hay thuê nồi luộc hải sản không, nếu có thì ra mua về ăn, ngon bổ rẻ. Chủ động hơn, bạn mang theo bếp ga, mang ra bờ biển tự nướng, luộc ăn cũng rất tuyệt. Tất nhiên bạn cũng có thể “khuân” về Sài Gòn làm quà cho người thân.

 

Thưởng thức gì ở làng du lịch Bình Quới?

Nằm trên bán đảo Thanh Đa bên bờ sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Bắc, Làng Du lịch Bình Quới là điểm thưởng thức văn hóa – ẩm thực dân gian nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đây là nơi lý tưởng cho việc tổ chức các sự kiện văn hóa ẩm thực phục vụ nhu cầu của người dân thành phố và du khách quốc tế.

Thưởng thức gì ở làng du lịch Bình Quới?
Đến Làng Du lịch Bình Quới, với 2 khu du lịch Bình Quới 1 và Bình Quới 2, du khách như lạc vào một làng quê thanh bình, cảm nhận đầy đủ về một không gian xanh tươi, gió thơm mùi cỏ cây hoa lá, đèn lồng dọc lối vào, hồ nước lấp lánh ánh hoa đăng. Những hàng dừa nước nghiêng mình bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng, dòng kênh xanh mát. Ở đây, du khách sẽ thấy lại những hình ảnh thân quen như xuồng ba lá, cây cầu khỉ gập ghềnh, chiếc lu nước, những ụ rơm nồng nàn hương vị đồng quê, những chiếc vó xinh xắn… được bài trí độc đáo, tất cả tạo nên một nét hấp dẫn riêng cho Làng Du lịch Bình Quới.

Với diện tích trên 3,5ha, tọa lạc bên sông Sài Gòn, mặt bằng rộng, không khí thoáng mát trong lành. Không ồn ào sôi nổi như những khu vui chơi khác, khu du lịch Bình Quới 1 như một bức tranh toàn cảnh mang đậm nét dân dã, mộc mạc của làng quê Nam Bộ hiền hòa.

Nơi đây có những thảm cỏ xanh êm ả, những hàng dừa nghiêng mình soi bóng bên dòng sông, những ao sen hoa nở thơm ngát, lối mòn dẫn vào những căn nhà tranh vách đất, cảnh chợ nổi trên sông. Bình Quới 1 đã gắn liền với những lễ hội văn hóa ẩm thực như: Khám phá văn hóa ẩm thực dân gian Việt Nam, Đất phương Nam, Hạt lúa quê tôi, Về quê ăn Tết, Hương vị quê nhà… Nơi đây cũng được xem như một phim trường thu nhỏ thực hiện các cảnh quay phim, chụp ảnh cho những đôi lứa yêu nhau trong ngày vui trọng đại.

Đặc sắc nhất của khu du lịch Bình Quới 1 là buffet cuối tuần với chủ đề “Ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ” được thiết kế trong không gian như một chợ quê Nam Bộ, với trên 100 món ăn dân dã thuở cha ông ta đi khai phá vùng đất phương Nam. Thức ăn được bày bán trong chòi lá, trên thảm cỏ ven ao, trong sân vườn, du khách thích gì ăn nấy. Các món nướng hấp dẫn như cá lóc nướng trui, gà nướng đất sét, bún mắm, bánh xèo, ánh khọt… Du khách vừa thưởng thức món ăn vừa nghe đàn ca tài tử, hò đối đáp trên sông, câu cá, chèo thuyền, tham gia các trò chơi dân gian.

Từ dân dã đến sang trọng, du khách có thể đến hệ thống nhà hàng trong khu du lịch với kiến trúc bên ngoài là ngôi nhà lá dân gian nhưng thiết kế bên trong và trang thiết bị dụng cụ phục vụ vừa mang tính truyền thống vừa sang trọng.

Không kém phần thi vị và thơ mộng, nằm bên sông Sài Gòn, cách khu du lịch Bình Quới 1 khoảng 400 mét, khu du lịch Bình Quới 2 lại có khung cảnh như một resort thu nhỏ giữa lòng thành phố, phong cách hiện đại hơn, mang hơi thở của vùng biển nhiều hơn; có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ ngơi, giải trí với 45 bungalow (kiểu nhà 1 tầng có xuất xứ từ Ấn Độ) ven sông đủ tiện nghi, hệ thống nhà hàng, hồ bơi, sân tenis, ca nô, phòng họp, chương trình ca múa nhạc dân tộc. Nhộn nhịp nhất vào dịp cuối tuần là khu ẩm thực buffet “Món Ngon Miền Biển”, các món ăn được chế biến theo phong cách dân dã của ngư dân làng chài. Khác với những món ăn rặt phong cách khẩn hoang Nam bộ của Bình Quới 1. Món ăn “xóm chài” của Bình Quới 2 được chế biến thuần từ sản vật của sông nước, biển khơi hào phóng phương Nam như các món ốc, tôm, cua, ghẹ, cá… Du khách thưởng thức món ăn trong không gian với thuyền, thúng, lưới đánh cá, các loại ngư cụ của dân chài.

Với tất cả nổ lực của mình để không ngừng chiếm trọn sự tin yêu của du khách, Làng Du lịch Bình Quới đã được tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng 2, Thương hiệu Việt được khách hàng yêu thích nhất nhiều năm liền do khách hàng bình chọn.

P.V

 

Dân dã rau càng cua miền Tây Nam Bộ

Về chơi vùng sông nước Nam Bộ, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hết đỗi bình dị, từ những loại rau cỏ không phải trồng mà mọc đầy vườn như rau đắng, rau má, đọt xoài non, sầu đâu, càng cua…
  • Những miệt vườn xum xuê trái ngọt trong kỳ nghỉ lễ  /  Khám phá xứ sở công tử Bạc Liêu

Rau càng cua mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa, mọc ở khắp bờ ruộng, vườn chuối, góc ao, bụi bầu… đâu đâu có đất ẩm là càng cua mọc lên xanh um. Có khách xa tới nhà, chỉ cần cắp chiếc rổ con, quơ vài cái đã được lưng rổ, chao qua vài lần nước cho sạch, lộ ra những lá rau hình trái tim xanh non mơn mởn.

Thứ rau mọng nước này dùng để trộn gỏi, bóp dấm là đúng bài nhất. Nhà miệt vườn, có gì trộn nấy. Chuẩn bị cầu kỳ thì làm món rau càng cua trộn thịt bò dầu giấm. Thịt bò sau khi tẩm ướp gia vị thì đảo qua trên chảo nóng phi hành thơm, rồi phải để nguội mới trộn, nếu không muốn thứ rau mỏng manh bị thịt nóng làm tái, mất vị.

Đơn giản hơn thì chút tôm khô, da heo, hay nhúm tép đất… trong nhà có thứ gì thì mang ra trộn mời khách, người miền Tây hiền hậu là vậy. Thứ quan trọng của món này là phải pha được nước dầu giấm ngon, tạo được vị chua ngọt vừa miệng, giữ được hồn của món gỏi trộn. Dầu ăn phi tỏi cho thơm, bỏ xác tỏi, pha giấm hoặc nước cốt chanh, thêm chút đường, muối tiêu, ớt bằm nhuyễn nếu muốn ăn cay. Chỉ cần rắc thêm đậu phộng rang, trộn đều, vài lát cà chua xếp quanh đĩa, là có món gỏi rau càng cua ngon miệng và bắt mắt.

rau-cang-cua-JPG-1502-1397642349.jpg

Gỏi rau càng cua dân dã đẹp mắt, ngon miệng.

Vị chua chua hơi the từ lá rau giòn xốp cùng với bùi bùi của đậu phộng, cay cay của trái ớt xanh vườn nhà, mằn mặn của miếng tôm khô, tất cả hòa quyện với nhau thành một vị đặc biệt nhưng thật dân dã, hơn tất cả, là hương vị của miền đồng ruộng quê nhà từ sâu thẳm trong ký ức.

Không chỉ làm gỏi, rau càng cua cũng là thứ rau sống cùng với cải xanh, đọt xoài, rau thơm… mà người Nam Bộ hay ăn cùng với bánh xèo, bánh cống.

Nếu có dịp về miền Tây, hãy cắp rổ ra vườn “quơ” rau càng cua và thưởng thức những món ăn dân dã nhưng nhớ mãi từ thứ rau mọc dại này.

Những khu ăn vặt ở Sài Gòn được giới trẻ ưa thích

Các bạn trẻ thường ngồi ở An Dương Vương thưởng thức bạch tuộc nướng, ghé hồ Con Rùa nếm bánh tráng trộn hay đến Làng Đại học tìm bánh tráng nướng mỡ hành.
  • Các khu chợ là thiên đường ăn vặt ở Hà Nội  /  Những món ăn vặt mùa đông ở London

Ngoài những khu ăn uống sang trọng với các món ăn đắt tiền, ở Sài Gòn còn có những món ăn vặt với giá bình dân được du nhập từ các vùng miền tạo nên một chuỗi ẩm thực đa dạng đặc sắc. Đến Sài Gòn bạn có thể dễ dàng tìm thấy, nhưng để có được địa chỉ các khu ăn vặt trong không gian mát mẻ, yên tĩnh hay ngắm dòng người rộn rã nơi phố thị là điều không hề dễ. Hãy cùng điểm lại những khu ăn vặt yêu thích của giới trẻ tại Sài Gòn.

1. Công viên Lê Thị Riêng

Là địa điểm yêu thích của nhiều giới trẻ lẫn các cặp gia đình bởi nơi đây có nhiều hình thức vui chơi giải trí cho các bé và nhiều bạn trẻ. Với không gian rộng rãi thoáng mát, công viên là điểm hẹn hò lý tưởng, tụ tập bạn bè hay dạo bộ trong những buổi trời chiều. Chính vì thế công viên là nơi tập trung nhiều những món ăn vặt thường thấy như bánh tráng trộn, cá viên chiên, quán ốc vỉa hè… cùng những thứ giải khát như nước mía, sâm, dừa trái…Ngoài ra trong khuôn viên công viên còn có những quán ăn vặt có không gian thoáng đãng, được bày bán và chế biến sạch sẽ.

1-6419-1397788008.jpg

Hồ lô nướng ở công viên Lê Thị Riêng. Ảnh: Photobucket

2. Làng Đại học Thủ Đức

Là khu tập trung đông đúc sinh viên của thành phố, nơi đây được xem là thiên đường ăn vặt của giới sinh viên. Mọi món ăn vặt của khắp các tỉnh thành hầu như được tập trung ở đây, từ bắp nướng, bắp xào, bánh tráng nướng mỡ hành, bánh cống miền Tây đến bánh xèo miền Trung. Là tụ điểm của sinh viên nên các món ăn vặt ở làng Đại học Thủ Đức luôn có giá khá rẻ. Khi màn đêm buông xuống, làng Đại học trở nên náo nhiệt và đông đúc, đó cũng là lúc các món ăn vặt chiếm thế thượng phong. Đến làng Đại học bạn sẽ được hòa mình vào sinh viên để khám phá những món ăn vặt quen thuộc nhưng lại vô cùng hấp dẫn.

2-4762-1397788008.jpg

Bánh tráng nướng mỡ hành ở khu ăn vặt Làng Đại học. Ảnh: Foody

3. Công viên Gia Định

Không gian ngập tràn màu xanh của những cây cổ thụ cao vút trong công viên là điểm nghỉ chân của nhiều người dân trong thành phố, từ các cô cậu sinh viên, những cặp tình nhân cho tới các bậc phụ huynh dẫn bé ra chơi đùa. Đến công viên, vừa hóng gió trốn cái nắng nóng của Sài Gòn và trò chuyện cùng bạn bè, bạn vừa có thể tìm những món ăn vặt mình yêu thích.

Cuối tuần cùng bạn bè tụ tập ở đây để ăn vặt và trò chuyện là những gì không thể thiếu nếu như bạn có dịp đặt chân đến Sài Gòn phồn hoa này.

3-5556-1397788008.jpg

Bắp xào món ăn vặt đậm chất Việt ở các khu ăn vặt. Ảnh: Chongchonggio308

4. Hồ Con Rùa

Nằm gần hai trường Đại học lớn của thành phố là Kinh tế và Kiến trúc nên hồ Con Rùa luôn được các bạn sinh viên ghé chân. Sinh viên Kiến trúc thì vừa nhâm nhi ly cà phê vừa thả hồn theo những bản vẽ, sinh viên Kinh tế thì lân la ăn vặt và ngắm dòng người qua lại. Kế bên cổng trường Kiến trúc có món bánh tráng trộn được xem là ngon nức tiếng, chỉ cách Hồ Con Rùa 50 m nên dễ dàng tìm thấy. Đêm về leo lên các bậc thang của hồ nước ngay trung tâm hồ bạn có thể thoải mái hóng mát và ngắm nhìn thành phố về đêm. Những món ăn vặt ở đây được bày bán trên những chiếc xe đẩy, hỏi giá trước khi thưởng thức là điều bạn nên làm nếu muốn thưởng thức những món ăn vặt ở khu trung tâm thành phố này.

4-JPG-6153-1397788008.jpg

Bánh tráng trộn Hồ Con Rùa. Ảnh: Wikipedia

5. Đường An Dương Vương

Cũng như bao khu ăn vặt khác, khu ăn vặt An Dương Vương cũng có đầy đủ các món ăn vặt như bắp xào, bò bía, bánh tráng trộn, vịt lộn rang me… Ban ngày nơi đây tập trung đông đúc các bạn sinh viên của trường Đại học Sư Phạm và Đại học Sài Gòn. Đêm về con đường ăn vặt này trở nên náo nhiệt, đông đúc. Món ăn nổi tiếng nơi đây có lẽ là bạch tuộc nướng. Chỉ cần chạy xe ngang qua con đường này mùi thơm của bạch tuộc nướng có thể khiến bạn phải dừng chân để thưởng thức, không những ngon mà các món ăn vặt nơi đây cũng có giá cả phải chăng phù hợp cho các bạn sinh viên tụ tập vừa ăn vặt, vừa tán chuyện.

5-7861-1397788008.jpg

Bạch tuộc món ăn nổi tiếng ở khu ăn vặt An Dương Vương

Quán ăn ngon Sài Gòn

Am thuc Sai Gon Quán ăn ngon Sài Gòn

Món ngon quận 1, 3 | Quận 4 | Món ngon Quận 5 Quận 10 | Cơm Tấm Sài Gòn | Ăn gì ở Sài Gòn?

Ngoài đi thăm quan các điểm du lịch quanh Sài Gòn, các bạn cũng đừng quên thưởng thức một số Món Ngon của đất Sài Thành nhé. Thông tin về các điểm ăn ngon dưới đây được mình lượm lặt và tổng hợp lại nhằm giúp các bạn đi du lịch Sài Gòn biết chỗ nào ăn ngon. Tiết kiệm thời gian và công sức đi tìm.

Các quán ăn ngon được phân chia theo khu vực các quận cho tiện đi lại.

Nhà hàng ăn Ngon Quận 1, Quận 3

  • Pizza Hut (264-266 Nguyễn Trãi Q5, 19 Lê Thánh Tôn Q1)
  • Sushi Thiên Quế zen Plaza (54-56 Nguyễn Trãi, Q1)
  • Tokyo Deli: Sushi, các món Nhật, Mì Udon (240 Lê Thánh Tôn, Q1)
  • Nhà hàng Hương Rừng: thịt thú rừng, rùa, chồn, tê tê  (371 A Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1)
  • Vịt quay Bắc Kinh, bánh cuốn tôm chiên Tân Hải Vân (158-160-162 Nguyễn Trãi,Quận 1)
  • Quán Chợ Đo Đo: Bánh bèo, bánh đập các món miền Trung  (Hẻm Lương Hữu Khánh, Bùi Thị Xuân quẹo vào Q1)
  • Phở Chua Nguyễn Thiện Thuật
  • Crawfish tôm hùm đất hay còn gọi là quái thú tôm cua, là món ăn phổ thông ở Mỹ được nấu với sốt chua cay, bắp nguyên trái, thịt nguội (114 Trần Đình Xu Q1)
  • Dìn Ký: mực một nắng nước, lẩu khổ qua cá thác lác (137C Nguyễn Trãi Quận 1)
  • Phở Chua 242/ 101 Nguyễn Thiện Thuật
  • Xôi gà, xôi mặn (Ngã 4 Bùi Thị Xuân, Cống Quỳnh)
  • Bistro các món tây: cơm sữa hải sản, khoai tây nghiền, lẩu phô mai (48 Lê Thị Riêng, Q1)
  • Bánh Mì Huỳnh Hoa 26Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Quận 1
  • A Bửu đường 17 Bùi Thị Xuân Q1
  • Cháo lòng (Hẻm đường Bùi Thị Xuân hẻm nằm đối diện trường Bùi Thị Xuân chạy ra hướng Nguyễn Thị Minh Khai là đến, Thời gian: chiều & tối)
  • Bánh cuốn (83 Lê Thị Hồng Gấm Quận 1, Thời gian: bán buổi sáng đến 10 h)
  • Cơm chiên bò gà tôm cua, tôm hấp nước dừa, nước mía dấu (Đường Nguyễn Cảnh Chân Q1, đi Trần Hưng Đạo quẹo vào chạy đến gần cuối đường nhìn bên tay phải sẽ thấy)
  • Bún thịt nướng, bánh mì hấp (Đường Cô Giang Q1, đi Nguyễn Khắc Nhu cuối đường quẹo phải chạy một chút là thấy quán nằm bên tay trái, Thời gian: bán vào buổi chiều)
  • Cơm chiên sườn muối chiên, nui bò lúc lắc, hủ tiếu nam vang (Cafe Viva 144 Trần Hưng Đạo Q1)
  • Mực chiên nước mắm, xúc xích đặc biệt + tặng cocktail Free (nhà hàng cafe New Pearl 205 207 Phạm Ngũ Lão, Q1)
  • Món Thái Ngò rí: Ức Vịt quay, cá trê chiên, tom yum kung, Pad Thái, trà sữa thái etc (185 Bùi Viện Q1)
  • Al Fresco Sườn nướng, đồ ăn Mexico, pizza, pasta, mì Ý (27 Đông Du Q1)
  • Món Tây ở Cafe NYDC trong Nowzone (235 Nguyễn Văn Cừ, Q.1)

Xem thêm: Quán ăn ngon ở Nha Trang

  • Bún Mắm (Đường Cô Giang Q1, chạy Đề Thám quẹo trái qua Cô Giang chạy chút sẽ thấy quán nằm bên tay phải, Thời gian: bán chiều & tối)
    Hủ tiếu bò, bánh bao gà (Ngã 3 Nguyễn Cư Trinh – Cống Quỳnh, Q1 Thời gian: bán buổi chiều & tối
  • Mì Quãng, bún bò O Nở (Ngã 3 Cống Quỳnh Nguyễn Cư Trinh, Q1)
  • Bún Bò trên (Đường Đỗ Quang Đẫu Q1, Bùi Viện quẹo qua quán nằm bên tay phải, Thời gian: bán từ tối đến 2-3 h sáng)
  • Miến lươn, miến cua Thanh Thảo (176/13 Lý Tự Trọng Q1)
  • Bún thịt nuớng (Đường Trần Hưng Đạo Q1, gần nhà hát Trần Hữu Trang quán vỉa hè, Thời gian: bán vào buổi chiều)
  • Cháo mực, hột vịt bắc thảo, bánh canh giò heo, gà (10 Phó Đức Chính Q1)
  • Bún Mộc (14 Trương Định Q1, Thời gian: chỉ bán buổi sáng)
  • Sumo BBQ: ăn theo kiểu Buffet nhưng gọi món, thịt bò úc, mỹ Canada, nhiều loại thịt  (120 Bis Nguyễn Đình Chiểu).
  • Mì, hủ tiếu Cật (62 Trương Định Q.1, đối diện chùa Bà)
  • Chân gà nướng, Phở Hà Nội, các món nhậu (Đường Nguyễn Du Q1 đoạn nhà thờ Đức Bà, Thời gian: bán tối và khuya)
  • Bánh Cuốn Thiên Hương (179 Đường 3 Tháng 2 Q1)
  • Gỏi gà, cháo, miến,xôi chiên chà bông, xôi gà, xôi thịt kho (Ngã 4 Hàm Nghi-Hồ Tùng Mậu Q1, Như Lan nhìn đối diện qua, Thời gian: bán tối & khuya)
  • Quán Ngon ở đây bán đủ các món: bún bò, bánh canh, bún mắm, bánh xèo, chè (160 Pasteur Q1)
  • SaiGon Deli: Cua Farci, Mì Ý bò bằm, Mì Ý Hải sản, chè bưởi (91 Pasteur Quận 1 (đối diện Quán Ngon)
  • Bánh bèo Huế, bánh nậm, nem nướng (22 Nguyễn Hữu Cầu Q1, gần chợ Tân Định)
  • Bánh tắm bì, bánh củ cải (368 Hai Bà Trưng, Q1)
  • Cháo ếch Singapore Lion (30 Lê Anh Xuân Q1)
  • Sarpino Pizza mì Ý đút lò, Pizza (125 Hồ Tùng Mậu, Q1)
  • Gỏi cuốn (Đường Lê Thánh Tôn Q1, đối diện chợ Bến Thành bán khuya bán chung với bún bò, hủ tiếu ăn cũng bình thường, nơi ăn khuya của dân chơi về đêm Thời gian: bán tối & khuya)
  • Gỏi Khô Bò (Đường Nguyễn Văn Thủ Q1, Ngã 4 Đinh Tiên Hòang quẹo phải qua Nguyễn Văn Thủ chạy chút nhìn bên tay phải sẽ thấy, Thời gian: bán vào buổi chiều)
  • Bánh canh Nam Giao (136/15 Lê Thánh Tôn Q1)
  • Bánh Đa Cua, Cơm Bắc (18/5/A1 Nguyễn Thị Minh Khai, gần ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai, Đinh Tiên Hoàng)
  • Bít tết Nam Sơn (200 Nguyễn Thị Minh & 188 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Q1)
  • Bún bò (62 Nguyễn Thiện Thuật Q3, đối diện bánh mì Hà Nội)
  • Bánh khọt Vũng Tàu (59b Cao Thắng), Q3
  • Bánh tráng phơi sương (106 Cao Thắng Q3)
  • Cháo Lòng (Cao Thắng Quận 3 gần ngã 4 Điện Biên Phủ)
  • Bún cá rô đồng (263 Võ Văn Tần, Q3)
  • Nhà hàng Cát Vàng Gỏi Sứa, Chả Mực, Cá Chình Nướng Muối Ớt (Ngã 4 Nguyễn Thông – Ngô Thời Nhiệm)
  • Quán ốc Như (Hẻm Điện Biển Phũ gần góc Nguyễn Thiện Thuật, chạy NTT đâm ra ĐBP gặp con hẻm chạy thẳng vào quẹo tay trái là thấy, Thời gian: bán vào buổi chiều thường hết đồ ăn sớm tầm vào 5-6h là hết)
  • Quán Ốc Đào (Hẻm 212 Nguyễn Trãi, Q1, còn 1 chi nhánh ở Nguyễn Thái Học ngay ngã 4 Nguyễn Thái Học & Trần Hưng Đạo. Chạy Nguyễn Trãi đến Galaxy Nguyễn Trãi nhìn lên chút có cái hẻm 212 chạy vào cuối đường quẹo trái đến cuối đường quẹo phải đến cuối đường quẹo trái rồi cuối đường lại quẹo phải chạy 100 m là tới, để đơn giản vào hẻm mọi người hỏi người dân xung quanh quán ốc Đào. Trong hẻm có nhiều quán ốc ăn theo như ốc Việt, ốc Loan mọi người coi chừng nhắm nhé, Thời Gian: chiều & tối)
  • Cá viên chiên (Ngã 3 Sương Nguyệt Ánh – Cách Mạng Tháng 8, Thời gian: bán chiều & tối)
  • Hủ tiếu, bánh mì tôm chiên (50 Võ Văn Tần Q3)
  • Hủ tiếu nam vang Nhân Quán (72 Nguyễn Thượng Hiền, Q3)
  • Gà nướng kiểu Pháp, xốt rượu vang, xốt tôm hùm (354 Võ Văn Tần Q3)
  • Mì Hàn Quốc, ăn lẩu thì được khuyến mãi thêm cơm chiên chiên từ nước lẩu còn lại (368a Võ Văn Tần Q3)
  • Bánh Mì Minh, bánh cua phô mai, hamburger (170 Võ Văn Tần Q3, Thời gian: bán nguyên ngày 24/24)
  • Gỏi cá, bò cuốn phô mai quán Mây Bốn Phương (35/3 Điện Biên Phủ Q3, Thời gian: bán chiều & tối)
  • Quán Kangoro, đà đểu, cừu, dê nướng (30B Võ Văn Tần Q3)
  • Càri dê Lộc Ấn đường: dê đút lò, cà ri dê (41b 43 Nguyễn Thị Diệu Q3)
  • Phở Hòa Pasteur (260C Pasteur Q3)
  • Nhà hàng Hải sản Ngọc Sương (172 Nguyễn Đình Chiểu Q3, 106 Sương Nguyệt Ánh Q3)
  • Cơm niêu Sài Gòn (59 Hồ Xuân Hương Q3)

Những Món Ngon ở Huế bạn không thể bỏ qua

Kem, Bánh và Café Sài Gòn

  • Bánh Chewy Junior (34 Trần Hưng Đạo Q1)
  • Bánh Tiramisu, bánh mì bơ tỏi, các lọai bánh ngọt Pari Deli (65 Lê Lợi Q1)
  • Bánh kem, bánh ngọt, bánh mặn Tous Les Jours (59 Trần Hưng Đạo Q1)
  • MoF Coffee các món báy dày Nhật, kem Nhật, kem trà xanh (Ngã 4 Lê Lợi – Pasteur, cách kem Bạch Đằng 2-3 căn)
  • Kem Xcream (Newzealand) (53 Huỳnh Thúc Kháng, Q1)
  • Kem Swensen (Mỹ)(73 Nguyễn Thái Học Quận 1)
  • Kem Bud (Mỹ) (183 Nguyễn thị Minh KHai Q1)
  • Kem Fanny (Pháp) có buffet kem vào thứ 6 đầu tiên của tháng (29-31 Tôn Thất Thiệp Q1)
  • Kem Goody (Ý) (133 Hai Bà Trưng Q1, 59 Phạm Ngọc Thạch Q3)
  • Kem nhãn, kem cafe (VN) ăn với đậu phộng, cá viên chiên (4 Trương Hán Siêu, Q1)
  • Yogurt: YOGEN FRUZ (106 Nguyen Thi Minh Khai, Q3), Yogurt Space (147 Trần Hưng Đạo Q1)
  • Chè hột gà trà, hột gà củ năng, sâm bổ lượng . . . (Đường Cô Giang Q1, Ngã 4 Đề Thám Cô Giang nhìn bên tay trái)

Buffet ngon tại tp Hồ Chí Minh

  • Buffet: Ngọc Thủy (214B Nguyễn Trãi Q1)
  • Buffet: Legend (2A – 4A Tôn Đức Thắng, Quận 1)
  • Buffet: KS Bông Sen (117-123 Đồng Khởi Q1)
  • Buffet: KS QUÊ HƯƠNG 1 (49 Nguyễn Ðình Chiểu, Quận 3)
  • Buffet: Windsor Plaza (18 An Dương Vương Quận 5)
  • Buffet: Duxton (63 Nguyễn Huệ Q1)
  • Buffet Sáng: Sheraton (80 Đông Du)

Quán ăn ngon Sài Gòn Quận 4

  • Quán Thiên Tân: Bò lá lốt, tôm nướng, cánh gà chiên nước mắm, cơm chiên gà (13 Tôn Đản Q4)
  • Phá lấu nước, phá lấu chiên, khô bò đen, gỏi cuốn (Hẻm 243 Tôn Đản, chạy thẳng cuối hẻm, quẹo trái đụng ngã 3 quẹo phải chạy thẳng một chút quán nằm tay trái, Thời gian: bán chiều & tối)
  • Bún Thái, rau câu sầu riêng (Hẻm đường Hòang Diệu, chạy Hòang Diệu gần đến ngã 4 Đòan Văn Bơ có 1 cái hẻm lớn trước hẻm bán cháo trắng, Thơi gian: bán chiều & tối)
  • Bánh canh cua (Quận 4, chợ xóm chiếu, Thời gian: bán vào buổi chiều )
  • Mì Vịt Tiềm (Ngã 4 Hòang Diệu Nguyễn Tất Thành)
  • Ốc Oanh: càng cua rang muối ớt, ốc đỏ, ốc tỏi 534 Vĩnh Khánh Q4

Ẩm thực ở Quận 5, Quận 10

  • Gà nướng, tim mề cật nướng mật ong (Ngã 3 Nguyễn Trãi-Nguyễn Biểu Q5, Thời gian: chiều & tối
  • Hủ tiếu mì, hủ tiếu cá, bò kho (Đường Phan Văn Trị, Chạy Nguyễn Biểu quẹo trái qua Phan Văn Trị là thấy, Thời gian: chiều & tối)
    Bánh tằm bì, các lọai bánh chuối, bánh bò chang nước dừa (352 Nguyễn Trãi, Q,5)
  • Phá lấu nướng,bò, gà nướng, cá viên nướng (đầu hẻm 565 Nguyễn Trãi, Quận 5)
    Bún mắm (hẻm 218 Trần Hưng Đạo B Q5, trước hẻm là ngân hàng công thương Việt Nam, Thời gian: chiều)
  • Hủ Tíu Thái Lan (Ngã 3 Nguyễn Trãi Bùi Hữu Nghĩa)
  • Vịt Quay, xá xíu Vĩnh Phong Bùi Hữu Nghĩa (151 Bùi Hữu Nghĩa Q5)
  • Mì Vịt Tiềm & Cà ri gà (Đường Trần Bình Trọng Q5, gần ngã 4 Nguyễn Trãi, Thời gian: chiều)
  • Quán Cua rang me Ba Chí (13 Phó Cơ Điều Q5, gần Thuận Kiều đằng sau chợ Tân Thành ở đây chỉ chuyên món cua rang me này thôi ăn với bánh mì, đừng ăn các lọai hay món khác ở đây không ngon.
  • Há Cảo 7 món, bánh bao xá xíu, bánh bao chiên, xôi lá sen, bánh flan (Ngã 4 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Tri Phương, xe há cảo nằm trước hẻm trên đường Trần Hưng Đạo, Thời Gian: chiều từ 5 h)
  • Hủ tiếu sa tế (Góc Ngô Gia Tự – Nguyễn Tri Phương, chạy đầu đường Ngô Gia Tự quán nằm tay trái đoạn gần bùng binh)
  • Cà ri dê Musa (001 lô B chung cư Sư Vạn Hạnh Q5, đi từ Windsor Plaza lên chút bên tay phải, Thời gian: tối)
  • 7 nị: bò sốt tiêu xanh, xúc xích Đức, sò điệp phô mai đút lò (Đường Lê Hồng Phong, chạy Nguyễn Trãi quẹo phải ra Lê Hồng Phong chạy chút nhìn bên tay trái là đến)
  • Cơm gà xối mỡ, canh rong biển (Ngã 4 Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo)
  • Lẩu dê, vú dê nướng (Ngã 4 Lý Thái Tổ – Sư Vạnh Hạnh)
  • Nem nướng cuốn bánh tráng đặc sản Nha Trang (304 3 Tháng 2 Q10)
  • Chè Tàu Hà Ký, bánh tằm bì, bánh ướt (138 Châu Văn Liêm Q5)
  • Chè Tàu Tường Phong (83 An Điềm, Q5, Thời gian: tối)
  • Chè Thái Ý Phương (108 Nguyễn Tri Phương Q5, Thời Gian: tối & khuya)
  • Chè Tàu Thanh Tâm, cá viên chiên, súp cua (98 Bùi Hữu Nghĩa, Q5)
  • Quán Inox: bò nấu đậu, bò bíttết nui, bò bíttết khoai,opla patê chả, mì ý (67 Châu Văn Liêm Q5)
  • Hủ tiếu sa tế nai – cà ri nai (Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Trãi Q5)
  • Bánh canh cua Hoàng Lan (484 Vĩnh Viễn Q10)

Quận 7

  • Domino’s Pizza 117 Nguyễn Đức Cảnh, Khu phố Mỹ Đức, Phường Tân phong, Quận 7

Quận 6 Quận 8 Quận 11

  • Cơm gà, xá xíu, heo quay, vịt quay, canh rong biển, canh linh chi, canh sâm bổ lượng nấu bằng thố, khi ăn xin thêm chén nước xá xíu ăn chung với cơm, (Ngã 4 Hậu Giang – Phan Văn Khỏe,Q6, Thời gian: chiều & tối)
  • Súp bong bóng cá, gà ác tiềm, gà xé phay (250 Gia Phú Q6, Thời gian: nguyên ngày)
  • Bánh cuốn đặc biệt món bánh tôm của quán khác những chỗ khác (Đường Hậu Giang, nằm ngay dưới chân cầu Hậu Giang)
  • Quán Bình chuyên các món hải sản tươi: tôm, cua, ốc hương, lẩu cua, giá phải chăng (Hẻm đường Hậu Giang Q6, hơi khó tìm chạy Hậu Giang qua ngã 4 Nguyễn Văn Luông có cái hẻm bên tay phải quẹo vào chạy thẳng rồi quẹo phải lần nữa thì tới.)
  • Bê thui, bò lá lốt, cháo bê (77B Dương Bá Trạc, P1 Q8, Thời gian: chiều & tối)
  • Ốc Anh: các món ốc, sò, tôm, cua hào, cháo, hến xúc bánh đa (39/34 Dạ Nam, Quận8)
  • Bột Chiên (Ngay trước chợ Phạm Thế Hiển, Q8, Thời gian: chiều & tối)
    Sủi cảo Thiên Thiên, sủi cảo chạp ăn với mực ngâm giấm mềm ngọt và cá viên (193-195 Hà Tôn Quyền Q11, Thời gian: chiều & tối)
  • Gà nướng mật ong, bò lá lốp (Đường Minh Phụng ngay góc bùng binh cây gõ)
  • Hủ Tiếu Thịt Dê Đoạn Giữa đường Xóm Đất Tân Bình – Phú Nhuận – Bình Thạnh – Thủ Đức
  • Bánh Canh Ghẹ (Đinh Tiên Hoàng Quận Tân Bình, chân cầu bông)
  • Cơm tấm 3 ghiền (84 Đặng Văn Ngữ Quận Phú Nhuận)
  • Phở Phú Vương (339 Lê Văn Sỹ Q.Tân Bình)
  • Quán Hai Đắc : Cơm chiên cua, đà điểu xào sa tế, Sushi chiên xù (305/21, Lê Văn Sỹ,QTân Bình)
  • Phở Áp Chảo, Nguyễn Du dời về (2 TRƯỜNG SƠN,P2,QUẬN TÂN BÌNH
    Chè 75 nhiều loại chè, các món ăn chơi: thịt heo xông khói, gỏi bò, cá viên . . . (75 Trần Huy Liệu, Q Phú Nhuận)
  • Bò Ngân Nga: bò nhúng mẻ, bò nướng, cháo cá (26/11 Nguyễn Văn Đậu, Q Phú Nhuận)
  • Quán gà nướng bảy Đực ăn kèm nước xốt đặc biệt chấm bánh mì (480/60 Bình Quới, QBình Thạnh)
  • Làng cá sấu Chả giò cá sấu, cá sấu sống chấm mù tạt, cá sấu nướng, cá sấu xào lăn, lẩu, thịt cá sấu ăn giống thịt gà nhưng ngon hơn :sogood: (130/2 Kha Vạn Cân, QThủ Đức)
  • Lẩu bò giáo Toàn (218 Quốc Lộ 1K, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Cơm Tấm Sài Gòn

  • Nhà hàng Ngự Phú trên đường Lý Chính Thắng (đoạn gần ngã ba Lý Chính Thắng và Huỳnh Tịnh Của)
  • Quán Ba Ghiền đường Đặng Văn Ngữ (Ngã tư Lê Văn Sỹ quẹo phải qua đường Đ.V.N)
  • Nhà hàng Huế – Bún và Bánh, 79 Trần Quang Diệu, Q.3 cũng có bán cơm tấm điểm tâm sáng rất ngon
  • Cơm tấm Cali gần chợ Bến Thành hay trên đường Hai Bà Trưng, máy lạnh, sạch sẽ sang trọng
  • 143 Đường số 1, BTĐ B, Q. Bình Tân, TP.HCM – ĐT: 7515632 (Khu Dân cư An Lạc)
  • 114 Yersin, P. NTB, Q. 1, , TP.HCM – ĐT: 8230630 (Gần chợ Dân Sinh)
  • 98 QL 1A, P. Tân Phú, Quận 9, , TP.HCM – ĐT: 08. 8931053 (Kế bên Khu Du lịch Suối Tiên)
  • 16/14 Út Tịch (Hoàng Việt cũ), P. 4, Q. Tân Bình (Khu Đệ Nhất Khách Sạn) – Khai trương đầu tháng 1/2008.

Cơm tấm Mộc

  • 85 Lý Tự Trọng Str, Bến Thành Ward, Dist 1, HCM City. Phone: (083) 8.248.561
  • 48 Lê Thánh Tôn, Dist 1, HCM City. Phone: (083) 8.251.665
  • 82 Nguyễn Du, Dist 1, HCM City. Phone: (083) 8.258.958

Ăn Sáng Sài Gòn

Xôi

Trên đường Trần Quôc Thảo, trước cổng trường Anh văn Bộ ngoại giao, xôi ở đây cực ngon, rất dẻo, gà thì đằm, xôi ngọt cũng ngon luôn, ăn hoài không ngán.

Bánh mỳ

  • Bánh mì thịt: ngay gã tư Trương Định – Kỳ Đồng, chú bán bánh mì lâu năm, từ sáng tới tối
  • Bánh mì bì: trên đường CMT8, trước chợ Hòa Hưng, kế bên là sạp bán giấy tờ vàng bạc
  • Bánh mì: Hòa Mã Cao Thắng Q3
  • Bánh mì heo quay trên đường Trần Đình Xu
  • Bánh mì Anh Phán đường Cống Quỳnh gần chợ Nguyễn Thái Bình

Phở và Bún

  • Phở bò: phở Sen, trong hẻm 49, đường Trần Văn Đang, tuy trong hẻm nhưng rất ngon nhé
  • Phở gà: quán phở Minh Đức trên đường Kỳ Đồng
  • Bún bò, hủ tíu: đối diện trung tâm y tế phường 9, quận 3
  • Canh bún: trong chơ Lê Văn Sỹ, bán từ sang tới chiều
  • Bún mắm: tren đưởng Trần Quang Diệu, khu chung cư Trần Quang Diệu Q3
  • Phở: Hồng Vân (Tôn Thất Tùng), Thái Sơn (Lê Lai) Q1.
  • Bún bò viên: ngay góc Bùi Thị Xuân, TTT.
  • Bún cá, bánh đa cua Hải Phòng – Nguyễn Thái Bình Q1.
  • Bún chả Hà Nội, nem cua rán góc Trần Đình Xu & Nguyễn Cư Trinh
  • Bún Bò, Mì Quãng O Nở góc Nguyễn Cư Trinh Cống Quỳnh
  • Bún riêu trên đường Cô Giang
  • Bún bò, Mì Quãng Nam Giao trên đường Bùi Viện
  • Bún Bò Huế góc Cống Quỳnh Bùi Thị Xuân, chỗ này chủ yếu là thịt đè người chứ vị bún bò thì kô đúng chất
  • Bún Mộc Trương Định

Các loại Bánh

  • Bánh cuốn nóng: trong chợ Lê Văn Sỹ , chỉ bán buổi sáng
  • Bánh dày, giò: Sơn Hương (Lý Thái Tổ Q10)
  • Bánh cuốn Thiên Hương 3/2 Q10, nhân bánh ngon, bột bánh dở, bột chua và nhão, không ngon bằng Tây Hồ Q1 được cái nhân bù lại nhưng thật ra ăn ở Tây Hồ vẫn thích hơn vì bánh cuốn ăn nhau cái bột
  • Bánh cuốn 63 Lê Thị Hồng Gầm, nhân bánh bột bánh ngon, có bánh cống mini thấy mỗi chỗ này có chắc là tự làm chỉ bán đến 10 h sáng nhé
  • Bánh cuốn ở Mạc Đỉnh Chi, góc Nguyễn Văn Thủ; em thấy bột ở đây dai , ngon chỉ bán buổi sáng từ t2 đến t6.
  • Bánh ướt đầu hẻm 400 Lê Văn Sỹ, q.3 khúc đối diện tiệm vải Thái Tuấn đó, ngon lắm. chỉ bán buổi chiều tối

Các quán ăn khác

  • Cơm tấm, bò kho góc Nguyễn Cư Trinh, Cống Quỳnh. Bánh ướt đối diện tiệm cơm tấm nhiều loại chả có chả bò ăn cũng ngon
  • Trong chợ Nguyễn Thái Bình bán nhiều món bún thịt nướng, bánh xèo, bánh khọt, bún mắm.
  • Cơm rượu xôi vò ngay đầu chợ Tôn Thất Đạm (phía đường Hàm Nghi) có một cô lớn tuổi để gánh ngay góc. Gần đó có quầy bánh mì nhỏ sát sát bánh mì Như Lan, bán bánh giò, bánh dầy, bánh mì chả.