Một số địa điểm tham quan ở Huế

Về cố đô, không chỉ có Hoàng Thành, lăng tẩm, cung điện … Huế còn có rất nhiều điểm đến khác với những nét đẹp rất riêng mà bạn có thể khám phá trong hành trình đến với Huế qua bài tổng hợp của tác giả buddyphuong


Ảnh: Chiều trên phá Tam Giang – Foto by babymonkey

01 Đan viện Thiên An
Cách trung tâm thành phố Huế 10km về phía nam, bạn có thể đặt chân vào cõi riêng ở Thiên An, xã Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế. Nằm trên ngọn đồi thơ mộng quanh năm gió mát với ngàn thông reo xanh vi vút suốt đêm ngày, lô nhô triền đồi, mái lá và con đường dốc ngoằn ngoèo chạy vào ký ức, vẻ đẹp Thiên An còn sâu lắng, quyến rũ lòng người bởi khí hậu mát mẻ, trong lành

02 Hổ quyền (kiến trúc đẹp) & Điện Voi Ré
Theo đường Bùi Thị Xuân từ nhà ga xe hỏa, rẽ trái ở chợ Long Thọ sẽ đến Hổ Quyền
Đấu trường Hổ Quyền giờ là một trong những danh lam thắng cảnh của thành phố Huế.

03 Thôn Vĩ Dạ và Cồn Hến 
Em đến Huế ở khá lâu, lại thuộc dạng thích khám phá tìm tòi nên biết khá nhiều chỗ hay ho, ngoài các Lăng tẩm, Đại Nội mà ai đến Huế cũng đi tham quan thì em thấy Cồn Hến là 1 chỗ khá đẹp, đường đi đến đấy qua thôn Vĩ Dạ ngày xưa đã từng lên thơ Hàn Mạc Tử, mỗi tội giờ chỉ còn quán cafe Thôn Vĩ hay Vĩ Dạ gì đấy là nguyên nét , còn thì cũng ” đô thị hoá ” mất roài, Cồn Hến nổi tiếng chè bắp , cơm hến cũng okie nhưng ko ngon bằng hàng ở số 7 Trương Định, huhu thèm cơm hến quá…
04 phố cổ Bao Vinh
05 Vương Phủ khu An Cựu (Đường Phan Đình Phùng)

số 65
PĐP Lạc Tịnh Viên
Phủ này do Đông Các Đại Học Sĩ Hồng Khẩn, con trai Tùng Thiện Vương xây năm 1889. Phủ đã được chỉnh trang, xây cất thêm nhiều lần. Lần cuối cùng với việc xây nhà Vấn Trai năm 1910. Lạc Tịnh Viên hiện nay là một trong những điểm du lịch tư nhân được tham quan nhiều nhất ở Huế
Số 91
PĐP Phương Thôn Thảo Đường
của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870), con trai thứ mười của Hoàng đế Minh Mạng. Vương và bào đệ Tuy Lý Vương là hai nhà thơ nổi tiếng của Nguyễn Triều. Vua Tự Đức đã khâm phục và khen hai ông chú tài hoa này với dòng thơ nổi tiếng: “Thi đáo Tùng, Tuy bất Thịnh Đường”. Nghĩa là thơ được như của Tùng Thiện, Tuy Lý thì thơ thời Thịnh Đường không còn đáng kể. Phủ còn tương đối nguyên vẹn nhưng đã bị chữa lại hơi mới
Biệt thự 147 PĐP địa chỉ cũ 79
biệt thự của Đoan Huy Hoàng thái hậu Từ Cung.
Năm 1957, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm của miền Nam quốc hữu hóa cung An Định, nơi hoàng thái hậu cư ngụ từ năm 1945, bà phải mua căn biệt thự này để sống. Bà ở đó từ năm 1958 cho đến khi từ trần năm 1980. Trong khi chờ đợi biệt thự được sửa sang, Hoàng thái hậu đã sống tạm ở phủ Kiên Thái Vương một năm. Biệt thự số 79 Phan Đình Phùng này vẫn còn lưu giữ được phần nào nếp sống của vị Hoàng thái hậu cuối cùng của Việt Nam
Số 167 đến 171 phủ và tẩm thờ của Ngọc Lâm công chúa Nguyễn Phúc Hỷ Duyệt, trưởng nữ của Hoàng Đế Đồng Khánh. Hiện nay chỉ còn hai cái cổng ngoài cửa phủ và đền thờ còn đứng vững. Biệt thự riêng của Hoàng Tùng Đệ Vĩnh Cẩn, em họ thân tín nhất của Cựu Hoàng Bảo Đại, ở số 177, cũng chung một số phận với phủ Ngọc Lâm
Số 179 Vương phủ ở địa chỉ 179 được xây bởi Kiên Thái Vương Hồng Cai (1845-1876), con trai thứ hai mươi sáu của Hoàng Đế Thiệu Trị. Vương là thân phụ của ba Hoàng Đế Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), và Đồng Khánh (1885-1888).
Số 181 Kế cận cung An Định, ở địa chỉ 181, là ngoại từ để thờ phượng tiên tổ của Khôn Nghi Hoàng Thái Hậu Tiên Cung (1868-1944).
185 Tiếp sau đấy là phủ của An Hóa Công Bửu Tửng, con trai vua Đồng Khánh, ở địa chỉ 185
Số 189 Cuối cùng là Nguyễn Đức Đường Môn ở địa chỉ 189, phủ cũ của Bái Ân Công Chúa Nguyễn Phúc Lương Trinh (1830-1891), con gái vua Minh Mạng. Sau này phủ Bái Ân trở thành dinh của hậu duệ Phò Mã Nguyễn Đức Huy, chồng công chúa
Trên đường Phan Đình Phùng, sau phủ Tùng Thiện Vương, rẽ phải theo cầu Kho Rèn vào đường Duy Tân sẽ đến Tân Lăng. Đây là tẩm thờ và lăng của ba vua: Dục Đức (1884), Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916). Vua Dục Đức bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết bức tử vào tháng 10 năm 1884, sau khi tại vị vẻn vẹn có ba ngày và bị giam giữ ba tháng. Xác nhà vua được bó chiếu chôn tạm trong một hố trống thiên nhiên ở địa điểm Tân Lăng hiện nay. Sau này lăng của nhà vua được xây tại đấy với tên gọi là An Lăng. Năm 1899, con trai nhà vua là Thành Thái xây điện Long Ân, hay còn gọi là Tân Lăng, để thờ vua cha. Vua Thành Thái và con trai là hoàng đế trẻ tuổi Duy Tân sau này đều bị nhà cầm quyền Pháp đầy sang đảo Reunion ở châu Phi năm 1916 vì tinh thần chống thực dân của họ. Cựu Hoàng Thành Thái được về nước năm 1947, rồi từ trần ở Sài Gòn năm 1955. Nhà vua được an táng ở cạnh An Lăng. Cựu Hoàng Duy Tân tử nạn máy bay ở Cộng Hòa Trung Phi năm 1945. Đến năm 1987 xác nhà vua cũng được đem về cải táng trong khuôn viên của An Lăng. Hiện nay Điện Long Ân đã được trả lại chức năng cũ để làm nơi thờ ba vị hoàng đế bạc phước này

06 Vương Phủ khu Thuận An Vỹ Dạ ( Đường Nguyễn Sinh Cung)
Khu vực Thuận An Vỹ Dạ có mật độ vương phủ dinh thự to lớn nhất thời xưa. Đường Lê Lợi, sau khi qua khỏi cầu đá Vỹ Dạ sẽ chuyển sang đường Thuận An, nay là đường Nguyễn Sinh Cung
Số 98 các phủ của Tuy Lý Vương Miên Trinh (1820-1897), con trai thứ mười một của Hoàng đế Minh Mạng. Trong các vương phủ này chỉ có phủ Tuy Lý Vương đã được tái tạo lại gần như xưa, với tấm bình phong đẹp..

Số 106 phủ Diên Khánh Vương Nguyễn Phúc Tấn (1799-1854), con trai thứ bảy của Gia Long, tại số 106
Số 220 phủ và mộ phần của Phong Quốc Công Miên Kiền (1831-1854), con trai thứ 55 của vua Minh Mạng, ở số 220
Số 274 phủ Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phúc Bính (1797-1854), con trai thứ sáu của vua Gia Long, ở đối diện với địa chỉ 274 Thuận An. Trong phủ có cả khám thờ thân mẫu của Vương là bà Tiệp Dư Lê Thị Ái, vợ Vua Minh Mạng. Phủ còn lưu giữ được gần như toàn bộ bản khắc gỗ nguyên thủy tập thơ của vị hoàng tử thi sỹ nổi tiếng này

07 Vương Phủ khu Gia Hội (đường Chi Lăng) – nhiều đền thờ của các bang hội Hoa kiều được xây dựng theo phong cách cung đình và vẫn còn gần như toàn vẹn
Số 145 Phủ Thọ Xuân Vương Miên Định (1810-1886), con trai thứ ba của Hoàng đế Minh Mạng
155 Đền của bang hội Quảng Đông ở số 155, được xây để thờ Quan Công, bà Thiên Hậu và Thái Bạch Tinh Quân, hiện nội thất đền vẫn còn nguyên vẹn
157 Phủ Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y (1833-1877), con thứ tư của vua Minh Mạng, ở địa chỉ 157, cũng đã được tôn tạo lại
169 Phủ 169 Chi Lăng là của Hòa Thạnh Vương Miên Tuấn (1827-1907), con thứ 37 của Minh Mạng
205 Địa chỉ 205 là chùa Bà của bang hội Hải Nam, được xây cùng lúc với chùa Ông năm 1895 để thờ bà Thiên Hậu. Đền cũ bằng gỗ đã bị tàn phá trong trận chiến Mậu Thân 1968, được xây dựng lại năm 1978
211 Cạnh chùa Bà là đền của bang Triều Châu ở địa chỉ 211, thờ Quan Công và bà Thiên Hậu. Đền này bị chìm vào quần thể kiến trúc rộng lớn của đền Phúc Kiến ở địa chỉ 213 bên cạnh. Đền Phúc Kiến là nhóm đền đài hoành tráng nhất của quần thể các đền Hoa kiều ở Huế, thờ Quan Thánh, Thiên Hậu, năm vị Tinh Quân và ba Địa Tiên của Trung Quốc. Đền được xây năm 1864 dưới thời Tự Đức, với các dàn mái đồ sộ, ấn tượng.

08 Vương Phủ khu Kim Long (đường Nguyễn Thúc Nguyên) 
Một số dinh thự ở đây vẫn còn dấu tích rất rõ. Đại lộ Trần Hưng Đạo khi qua khỏi cầu Bạch Hổ, trên đường đi về chùa Thiên Mụ, sẽ chuyển sang đường Kim Long, nay là đường Nguyễn Thúc Nguyên
phủ và điện thờ của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, phụ thân của Từ Dũ Hoàng thái hậu. Đền thờ được vua Tự Đức, cháu ngoại Đức Quốc công, cho xây năm 1849. Hiện nay nội thất của đền còn khá đầy đủ
Gần đấy là phủ của Diên Phước Công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo (1824-1848). Công chúa là chị ruột của Tự Đức. Từ Dũ Hoàng thái hậu chỉ sinh được ba người con là bà, vua Tự Đức và một vị công chúa nữa đã từ trần lúc ba tuổi. Vua Tự Đức rất yêu quý chị mình và năm 1854 đã cho xây phủ thờ công chúa trong khuôn viên Vĩnh ấm viên, phủ cũ của bà. Thỉnh thoảng vị thi nhân vương giả này vẫn đến viếng và làm thơ tưởng nhớ chị. Ngày nay nội thất trong phủ còn khá đầy đủ, và vẫn giữ được phong thái một nơi thờ phụng của hoàng gia thời Tự Đức
Số 40 – Một vài di tích cung phủ khác cũng vẫn còn được nhận ra trên tuyến đường này như phủ của Vĩnh Quốc công Nguyễn Hữu Độ, thân phụ của bà Thánh Cung Hoàng thái hậu, chính cung của vua Đồng Khánh, ở số 40
42 dinh của Khoái Châu Quận công Nguyễn Đức Xuyên, cha của bà Đức Tần Nguyễn Thị Huyên, và vua Thiệu Trị, ở số 42.
46 Nổi tiếng nhất trong nhóm dinh thự này là An Hiên viên ở số nhà 46. Được xây bởi cháu nội Đức Quốc công là Phạm Đăng Khánh năm 1895, dinh đã bị đổi chủ nhiều lần và nay thuộc về dòng họ Nguyễn Đình. An Hiên viên nay vẫn còn giữ phong cách của một vườn cổ ở Huế và được nhiều du khách thăm viếng

Đi tiếp tuyến đường này sẽ dẫn đến chùa Thiên Mụ, và sau đó là Văn Thánh Miếu với hàng bia tiến sỹ Nguyễn Triều. Nhưng bên kia sông Hương, đối diện với chùa Thiên Mụ mới là một khu vực độc đáo của Huế, đó là đấu trường Hổ Quyền và điện Voi Ré.
09 cầu Lương Y
Cũng ở Gia Hội, từ cầu Thanh Long trên đường Bạch Đằng sẽ thấy được toàn cảnh cầu Lương Y, một trong những cầu hộ thành cổ nhất ở Huế. Cầu được xây từ thời Gia Long (1802-1820), và vẫn còn được giữ nguyên vẹn với các ổ để đặt súng thần công.
10 Phá Tam Giang
Phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
– Phá Tam Giang cách Huế 15km, đi xuôi từ biển Thuận An về Quảng Trị.
– Hải sản ở đây là thủy hải sản nước lợ với giá cả phải chăng và rất ngon.
– Từ Huế có hai đường đến Phá Tam Giang: Một đường ngay tại quốc lỗ 1A, cách thành phố Huế 11km. Một đường đi từ thành phố Huế, chạy zíc zắc trong các ngôi làng cổ của Huế.

Du lịch Bãi Lữ

Bãi Lữ là bãi biển thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đây là bãi biển đẹp nước trong vắt nhìn tận cả đáy, cát trắng mịn, chạy dọc theo là những hàng thông cao vút, ôm trọn cả bãi biển là những ngọn núi cao trập trùng. Phong cảnh sơn thủy hữu tình quyến rũ chắc hẳn sẽ làm hài lòng những du khách khó tính nhất khi đến đây.

Du lịch Bãi Lữ

Cách đến Bãi Lữ


Để đến được Bãi Lữ các bạn ở Miền Nam có thể đón xe hoặc máy bay đến Vinh Trước, riêng các bạn ở Hà Nội và miền Trung bên cạnh đi xe khách hoặc máy bay thì có thể đi xe máy hoặc ô tô riêng vì Bãi Lữ chỉ cách Hà Nội khoảng 175km. 

khu-du-lich-bai-lu-10.jpg


Đi xe khách các bạn có thể đi các nhà xe sau:


Xe Thái Minh chạy tuyến Hà Nội – Vinh xuất bến ở Mỹ Đình là 17h 20, tại Vinh là 8h55. Điễn thoại liện hệ (038) 3852043 – 0913 273653 – 0912 077715

Xe Văn Minh chạy tuyến Hà Nội Vinh Cửa Lò xuất bến ở Mỹ Đình 10h30-11h30-12h00-13h30-23h00. Điện thoại:  038 3579579

Xe Thuận Thảo: chạy tuyến Sài Gòn Vinh, xuất bến ở Bến Xe Miền Đông 8h – 13h, (08) 35112957 – 0913 482369

Đường vào khu du lịch Bãi Lữ


Bãi lữ Cách quốc lộ 1A 4km, các bạn đi dọc theo quốc lộ 1A, đến địa phận huyện Nghi Lộc gặp biểu tượng di tích Kênh Nhà Lê, nhìn về phía Đông dọc theo dãy Mộ Dạ quanh năm xanh tốt, là con đường nhựa uốn lượn quanh co lưng chừng núi đi khoảng 4km là đến Bãi Lữ. Từ Ga Vinh cách Bãi Lữ 20km, Sân bay Vinh cách Bãi Lữ 15km, các bạn có thể đi taxi tới Bãi Lữ.
Bãi Lữ cách Cửa Lò 12km. Bạn cũng có thể kết hợp du lịch Cửa Là Và Bãi Lữ.

ban-do-di-bai-lu.JPG

khu-du-lich-bai-lu-02.jpg


Hiện tại Bãi Lữ du khu Resort Bãi Lữ Quản Lí

Nghỉ đêm ở Bãi Lữ


Các bạn có thể thuê phòng tại Bãi Lữ Resort. Do đây là khu nghĩ dưỡng cao cấp nên giá cũng không rẻ thpa61 nhất là 1,7tr cao nhất là 4,4tr. Từ ngày 1/9/2013 – 1/4 /2014 Bãi lữ Resort khuyến mãi giảm  55 – 65 % giá phòng. Các bạn có thể tranh thủ đi trong dịp này. Nếu ở ở nhà Nghỉ các bạn có thể qua khu Cửa Lò hoặc tìm ở TP. Vinh.

khu-du-lich-bai-lu-09.jpg


Khu Resort Bãi Lữ gồm hai khu biệt thự hướng đồi và hướng biển. 

Khu biệt thự ven biển gồm 22 ngôi biệt thự biệt lập, liền kề nằm bên bờ biển. Mỗi biệt thự có 3 đến 4 phòng nghỉ. Tất cả các phòng nghỉ được thiết kế có hướng nhìn ra biển, mỗi phòng nghỉ được kết hợp hài hòa nằm gọn trong hệ thống khuôn viên cây xanh thảm cỏ, với những chiếc xe ngựa, chum sành, gáo dừa, thuyền gỗ tạo không gian gần gũi, bình yên , đậm nét chốn quê dân giã. 

khu-du-lich-bai-lu-03.jpg


Khu biệt thự ven đồi gồm 2 biệt thự lớn nằm ngay cạnh chân đồi. Mỗi biệt thự có 28 phòng nghỉ riêng biệt được thiết kế hướng nhìn ra đại dương .

Chơi gì ở Bãi Lữ


Nơi đây còn hoang sơ do biệt lập với khu dân cư, nên biển ở đây rất sạch, các bạn tha hồ tắm biển mà không hề sợ gặp rác thải.  Bãi biển ở Bãi Lữ Resort phẳng, mịn, thoải dài, nước biển trong, sạch sẽ. Sóng to vừa phải, ra khoảng đến ngực là hết sóng, nước trong xanh và lăn tăn nên bơi rất sướng. Mình thấy tắm ở đây an toàn và thích hơn Cửa Lò nhiều.

khu-du-lich-bai-lu-04.jpg


Bên cạnh việc tắm biển, sớm mai bạn có thể đi ngắm bình minh. Khi mặt trời nhô lên khỏi biển cũng là lúc một rừng buồm tuyệt đẹp trôi trên biển hiện ra. Buổi chiều, hoàng hôn Bãi Lữ với ráng chiều trải dài sắc đỏ lên khung cảnh biển – rừng cũng là một trải nghiệm thú vị của du khách.

khu-du-lich-bai-lu-05.jpg


Vui chơi ngoài bể bơi có thuê xe đạp đôi giá 50k/ 45′ đi dạo loanh quanh, hoặc xe điện chở được 5-6 người với giá 200k/ 1 người đi quanh khu resort, hoặc bi-a giá 30k/ 1h. Nói chung khoản vui chơi ở Bãi Lữ hơi hạn chế, có thể do là khu mới nên chưa được đầu tư đầy đủ, nếu thêm được mấy món như dù bay, mô tô nước hay mua sắm nữa thì tốt hơn.

khu-du-lich-bai-lu-06.jpg



Các bạn cũng có thể trải nghiệm cảm giác leo núi, ở lưng chừng núi có khu tâm linh có tượng Phật bà rất to màu trắng với đường dốc đi lên. Du khách thường lên đây thắp hương

khu-du-lich-bai-lu-11.jpg



Ngoài ra Bãi lữ cũng phục vụ lửa trại, karaoke, inetrnet, hồ bơi. Tại bể bơi buổi tối có tổ chức karaoke miễn phí với máy chiếu 300″, cạnh đó là quầy bar, giải khát, khu vui chơi cho trẻ em, có một số thú nhún, xích đu, bập bênh. Kế bể bơi là đường nội bộ, rặng phi lao rồi đến bãi cát và biển, và chạy dài suốt khu biệt thự cho đến khu cao tầng.

khu-du-lich-bai-lu-07.jpg


Song song với Bãi Lữ có một con suối  nước ngọt có rất nhiều cá. Các cần thủ có thể thả hồn nơi đây.

Ăn uống ở Bãi Lữ


Ở Bãi Lữ có 3 nhà hàng là Châu Sa, Ven Biển và hương Rừng. Giá ăn ở đây khá đắt hơn so với bên ngoài. Về phần thức ăn theo đánh giá của nhiều người thì chất lượng kém, đồ ăn không tương xứng với số tiền mình bỏ ra. 

Để ăn ngon các bạn có thể ra khu làng chày cách đo chừng 2km. hỏi thăm người dân đường đi. ở đây không có xe ôm, Taxi thì gọi lâu mới tới, nên có thể thuê xe của khu Resort. 

khu-du-lich-bai-lu-08.jpg


Lời kết


Bãi lữ thích hợp cho những ai thích tắm biển, nghĩ dưỡng ở một không gian yên ả không xo bổ. Với những ai thích ồn ào nào nhiệt và thích trải nghiệm cảm giác “bụi” của nhà phượt thì chỉ mua vé tắm viển thôi. Còn ăn ở vui chơi thì về Của Lò hoặc vinh là tốt nhất.


Kinh nghiệm du lịch Sơn Trà

Đến Sơn Trà, du khách vừa có thể lên rừng, xuống biển khi tham gia một loạt các tour trên cạn như khám phá Sơn Trà, khám phá rừng già giữa lòng phố trẻ, tham quan Đà Nẵng – Sơn Trà bằng trực thăng, tuyến “Không gian Xanh”… và tham gia các tour dưới nước như câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô…

Kinh nghiệm du lịch Sơn Trà

Cách đến Sơn Trà


Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 10 km về phía Đông Bắc. Để tới Sơn Trà du khách có thể di chuyển theo nhiều cách, từ trung tâm thành phố men theo cung đường ven biển Nguyễn Tất Thành đến bán đảo qua cầu treo Thuận Phước – cây cầu treo dây võng lớn nhất nước và cũng là cây cầu đẹp nhất nối đôi bờ sông Hàn.

Ngoài ra, du khách cũng có thể dễ dàng đến với bán đảo Sơn Trà qua cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Tuyên Sơn, cầu sông Hàn hoặc đường thủy theo sông Hàn xuôi ra vịnh Đà Nẵng. Chỉ sau ít phút di chuyển, không gian xanh mát của núi rừng Sơn Trà đã kề bên sẽ khiến không ít người phải ngỡ ngàng, cảm giác như những bộn bề lo toan, náo nhiệt của phố thị đã được xua tan. 

Nhà nghỉ khách sạn tại Sơn Trà


Sơn Trà Resort & Spa: Điện thoại: 05113.920678 / Địa chỉ 1: Bãi Con – Bãi Nam, Phường Thọ Quang.  Là tổ hợp khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng Quốc tế 5 sao cao cấp lớn nhất tại Đà Nẵng với hơn 500 phòng. Tất cả các biệt thự đều có view hướng biển. Có khu thể thao, nhà thuyền du lịch biển, và liên hợp giải trí dưới nước (lặn, lướt ván, ca nô, mô tô nước). Khu nghỉ dưỡng đầy đủ dịch vụ, phù hợp với du khách an dưỡng dài ngày. Giá phòng từ 265 đến 315 USD

Golden Sea Hotel | Địa Chỉ: B26-29 Pham Van Dong, +011-84-511-3936888, -3936777, or -3936666 |Fax: +011-84-511-3936936 | Email: goldenseahotel at vnn.vn
Standard US$ 25 – US$ 30 Superior US$ 30 – US$ 35 Deluxe US$ 35 – US$ 40 Suite US$ 50 – US$ 60

Sea wonder Hotel Địa chỉ : G55-56 An Cư3, Mỹ Khê Beach, Sơn Trà, Đà nẵng; Điện thoại:     05113.506 143, 05113.945 222, 0983 238 256, E-mail: kiman22@gmail.com(Quản lý); E-mail: SeaWonderHotel@yahoo.com.vn(Sales); Website : http://www.SeaWonderHotel.com.vn . Giá phòng từ 480 – 780k tùy từng phòng và số người. Có căn hộ gia đình với đầy đủ tiện nghi giá cả từ 2.500 – 2.800k.

Khu du lịch Biển Đông, phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà. Tel: 05113924464, Fax: 05113920802. Mobile: 01273901939. phòng nghỉ từ 550-700k. Đặc biệt có dịch vụ cho thuê lều sinh hoạt dã ngoại (Tập trung vào cái này tý, bổ ý ích cho những ai có ý định đi bụi đây). Cụ thể : Gồm 25 lều các loại, với sức chứa từ 10 đến 40 người. Số lều này được xây dựng sát bờ biển, lều có trang bị chiếu cho khách sinh hoạt. Giá lều từ 500.000đ cho đến 2.000.000đ/ ngày tuỳ theo sức chứa.

Sau đây là danh sách và thông tin về một số khách sạn và nhà nghỉ để bạn tham khảo:


Khách sạn Trendy: Lô  BO2+O3 Trần Hưng Đạo, Q. Sơn Trà – TPĐN – 943888

VARNA: Lô Z5-7 Trần Hưng Đạo,  Q. Sơn Trà – TPĐN – 936999

BLUESNOW: Lô G, tổ 14 Phạm Văn Đồng, Q. Sơn Trà – TPĐN – 267459

DANANG RIVERSIDE: A30 Trần Hưng Đạo, Q. Sơn Trà – TPĐN – 946666

MIMOSA: – Z12 Bạch Đằng Đông, Q. Sơn Trà – TPĐN – 931901 – 934976

MỸ KHÊ 1: 241 Nguyễn Văn Thoại, Q. Sơn Trà – TPĐN – 836125 / 836662

TOURANE: Mỹ Khê, Phước Mỹ, Q. Sơn Trà – TPĐN – 932222 / 932666

SEA WONDER: Lô G55-56,An Cư 3, P.An Hải Bắc, Sơn Trà – TPĐN – 945222

JIMMY: Lô F18 – An Cư 3, P. An Hải Bắc,  Q.Sơn Trà – TPĐN – 945888
    
MỸ KHÊ 2: 233 Nguyễn Văn Thoại, Q. Sơn Trà – TPĐN – 941095 / 941096
   
Ý VÂN: Lô Z21 Bạch Đằng Đông, Q. Sơn Trà – TPĐN – 936155

OLINA: Lô F24 An Cư 3, P.An Hải Bắc, Q. Sơn Trà – TPĐN – 937477
    
HOÀNG LAN: 189 Nguyễn Văn Thoại, Q. Sơn Trà – TPĐN – 836377

ĐÔNG NAM Á: Lô 11,B4.4 đường Sơn Trà – Điện Ngọc – 503419

HOA BƯỞI: Z22 Trần Hưng Đạo, Q. Sơn Trà – TPĐN – 933870
    
HOÀNG THƯ: K3 Trần Hưng Đạo,P Nai Hiên Đông, Q. Sơn Trà – TPĐN – 917888
    
NICE: Lô 26 KDC Phước Mỹ, Q. Sơn Trà – TPĐN – 660423
    
PHƯỚC LỘC: Lô 19B2.1 Đường Strà – Điện Ngọc – 847609
    
SUN SEA: Tổ 13 Phước Mỹ, Q. Sơn Trà – TPĐN – 606608
   
THIÊN ÂN: Lô 32 An Cư II mở rộng, P. Phước Mỹ, Q. Sơn Trà – TPĐN – 942959
   
GOLDEN  WAVE: 159 Ngô Quyền, Q. Sơn Trà – TPĐN – 936422

Du lịch Bán đảo Sơn Trà


Đứng trên các điểm dừng chân trên núi Sơn Trà, tận hưởng không khí mát lành của biển và núi, phóng tầm mắt ra bốn phương trời người ta mới cảm giác mình thật nhỏ bé trước sự kì vĩ của đất trời Đà Nẵng.

Những đỉnh núi cao trập trùng lãng đãng mây phủ, từng dải rừng xanh mướt bao phủ những rặng núi cao uốn mình trải dài tới mép biển tạo nên một vùng sinh thái rộng lớn, làm tan biến cái gay gắt của miền duyên hải. Không phải ngẫu nhiên những khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp chọn Sơn Trà làm địa điểm đầu tư lý tưởng bởi ít có nơi nào rừng núi, biển trời lại hội tụ hài hòa đến vậy.

Ẩn hiện sau làn sương mờ phía Tây Nam là vịnh Đà Nẵng, gần hơn là con đường Nguyễn Tất Thành uốn lượn ven biển qua cầu treo Thuận Phước nối liền với tuyến đường Sơn Trà – Điện Ngọc chạy qua Ngũ Hành Sơn hướng đến Cửa Đại-Hội An. Ngay dưới chân núi quan cảnh thành phố Đà Nẵng hiện lên như một tấm bản đồ sống động đang vươn mình mạnh mẽ trở thành trung tâm kinh tế – xã hội của khu vực miền Trung và cả nước.   
 
Hàng năm, Sơn Trà không chỉ đón hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan các địa danh du lịch như chùa Linh Ứng, Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đồng Đình, đỉnh Bàn Cờ Tiên, đồi Vọng Cảnh… mà còn nghỉ dưỡng tại những khu du lịch biển, khu nghỉ dưỡng trên bán đảo.

goài những bãi biển được đầu tư xây dựng để khai thác du lịch, dưới chân núi Sơn Trà vẫn còn những dải bờ biển đẹp còn đậm vẻ hoang sơ như bãi Tiên Sa, bãi Nồm, bãi Xếp, bãi Con, bãi Trẹm với các bãi san hô ngầm tuyệt đẹp thích hợp với các hoạt động lặn biển khám phá, du thuyền vãn cảnh…

Đến Sơn Trà, du khách vừa có thể lên rừng, xuống biển khi tham gia một loạt các tour trên cạn như khám phá Sơn Trà, khám phá rừng già giữa lòng phố trẻ, tham quan Đà Nẵng – Sơn Trà bằng trực thăng, tuyến “Không gian Xanh”… và tham gia các tour dưới nước như câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô…

Giới thiệu một số địa điểm du lịch ở Sơn Trà


Bãi Tiên Sa với huyền thoại Tiên nữ giáng trần tắm, phải lòng với chàng trai chài lưới… nên ở lại với trần gian và từ đó có tên là bãi Tiên Sa;

Bãi Đá là bãi có nhiều tảng đá to chồng lên nhau.

Bãi Bụt, gồm có Bụt sâu và Bụt cạn, với huyền thoại bãi biển sóng êm hiền hoà như Phật và cũng là đất Phật, nên bãi mang từ ngữ ấy. Nay có chùa Linh ứng III và tượng Quán Thế Âm nguy nga đồ sộ nằm trên triền đồi bãi này.

Bãi Xếp là bãi có hai doi núi nhô ra, tưởng chừng như xếp lại;

Bãi Chẹ tức bãi có lối rẽ về làng của các bậc tiền bói khai khẩn lập làng Nam An từ thời Lê triều Khánh Đức thứ 3 (1651) đời vua Lê Thần Tông (theo sử liệu);

Bãi Rạn là bãi có nhiều đá ngầm nằm sâu dưới mặt nước biển;

Bãi Con là bãi nhỏ nằm giữa bãi Rạn và bãi Nam;

Bãi Nam, bãi hướng về chính hướng Nam, dân địa phương thường quen gọi là bãi Nờm hay bãi Nồm;

Bãi Đa, bãi này trước đây có cây đa khá lớn mọc ngay chính trên bãi, trông thật uy nghi;

Bãi Lở, gồm có bãi Lở cạn và bãi Lở sâu, cũng được gọi là bãi U, bởi bãi hay bị xói lở mỗi khi mưa lụt và cũng là bãi mọc toàn cây U, loại cây sắc mộc, mình xoắn nên hầu hết ghe thuyền thường dùng làm lô lái, lô mũi;

Bãi Bắc, bãi hướng về phía Đông Bắc, dân địa phương thường quen gọi bãi Bấc, bãi này có hai gành Đông và gành Tây, nơi từ khoảng tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, có rất nhiều rong biển màu xanh sẫm bám trên các tảng đá dọc theo hai gành. Dân địa phương gọi là “mứt”, một đặc sản khá ngon, ăn sống cũng được, nấu chín cùng với cá cơm mờm hay cá khoai ăn cũng khá thú vị.

Suối Đá Mài Suối chảy qua một con khe tục gọi là Khe Làng, khe dẫn nước từ đó chảy dọc qua làng Nam Thọ đến cuối làng Tân Thái, rồi đổ ra biển. Suối hiện nay không còn nữa, còn con khe làng thì còn dấu tích từng đoạn trũng chưa lấp);

Giếng Tiên
, tục gọi là Hang Giêng Giếng, gần đá Bàn Cờ. Tương truyền nơi đây Tiên ông thường xuống lấy nước để uống;

Hòn Ông Mụ, kể về sự tích của ông lão dân chài cùng với bà hái củi bằng mối tình chung thuỷ, sống chết bên nhau;

Mũi Súng, mõm núi vươn ra biển, trên mõm núi, nhằm bảo vệ cho vùng biển, các nhà quân sự xưa thường đặt súng lớn thần công hay đại bác tại đây;

Hang Dơi, hang có khá nhiều dơi và cũng là nơi thường có sóng to mùa Đông Bắc thổi đến

Gành Dang, là gành nằm ngang như cánh tay dang ra, từ Mũi Súng cho đến gành Đông bãi Bắc. Nơi đây, vào mùa hè thường có nhiều rong biển loại màu vàng, có tên là rau câu. Rau câu là đặc sản ăn sống cũng được, nấu chín cùng với đường, để nguội sẽ đông đặc lại, người địa phương gọi là “xoa xoa”, ăn khá ngon; đến ghềnh Bàng để tìm chỗ “lặn bụi” và có thể chén những món hải sản tươi sống do mình… “câu được” từ trong khoang thuyền của ngư dân.

Đá Chở vai, khối đá hình tượng giống miếng thịt heo chở vai;

Hòn Sụp, tảng đá khá lớn, nằm giữa bãi Đá và bãi Bụt, thường nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều xuống;

Hòn ông Tượng, tảng đá khá to, hình giống con voi;

Khu Ông, nơi quần thể lăng miếu thờ cá Ông;

Đá Coi biển, nơi gành Đông của bãi Bắc, có một tảng đá to, nằm độc lập, quang đãng chẳng khác nào đài quan sát. Ngư dân mỗi khi đến mùa bủa xăm đánh bắt cá cơm, khoảng từ tháng 10-11 âm lịch, người phụ trách coi biển, cứ mỗi buổi chiều đều leo lên tảng đá này ngồi để hướng dẫn cho ngư dân dưới thuyền bủa lưới mỗi khi phát hiện cá vào vũng Bắc.

Hải đăng, một ngọn nằm trên mỏm núi phía Tây, nhằm làm hiệu cho tàu bè lui tới vùng vịnh và hải cảng quốc tế Tiên Sa, là một trong những nhà đèn đẹp và lớn nhất Việt Nam, được người Pháp xây dựng từ năm 1905 và được xây dựng lại năm 1958.

Lăng miếu: Dọc triền núi và các bãi biển dọc chân núi Sơn Trà, có khá nhiều lăng miếu, trong số đó có những lăng miếu có niên đại từ 200 đến 400 năm. Nổi bật trong số đó có miếu ông Chài; miếu ông Cao tức miếu thờ thần Cao Cát Quảng độ Đại vương hay còn gọi Cao sơn Quảng độ Đại vương; miếu thờ nữ thần Bà Dàng, còn gọi là Dáng phi phu nhân; thờ thần Bạch Mã (thờ thần núi); lăng tiến sĩ thờ Hoàn giáp Nguyễn Phục; miếu thờ thần biển Đại Càn Thánh nương. Gọi là Đại Càn Quốc gia Nam hải Tứ vị Thánh nương Thượng đẳng thần. Đa số các bãi biển dọc theo chân núi Sơn Trà đều có miếu thờ cá Ông do ngư dân trong vùng xây dựng, được gọi là thần Nam Hải hay Nam Hải Ngọc Lân tôn thần, Nam Hải Ngọc Lân Trung đẳng thần, Đức ông Ngài hoặc Đức Ngư ông…

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng với nhiều loài cây bản địa, đặc biệt là cây chò đen, dầu lá bóng, chạy dài tới ven biển tạo nên những bãi biển thơ mộng.


Hoạt động vui chơi ở Sơn Trà



Đi dọc cung đường xuyên qua các triền núi phía Nam đỉnh Sơn Trà; và cây cầu Thuận Phước nối nhịp Tiên sa, con đường xuyên qua làng chài Thọ Quang tiếp nối vòng cung biển Sơn Trà – Điện Ngọc cũng là một trải nghiệm thú vị để bạn tha hồ ngắm nhìn núi đồi, biển xanh, ngắm nhìn cuộc sống của những người dân làm nghề biển.

Bán đảo Sơn Trà đã và đang được xây dựng một số khu du lịch với những bãi tắm thơ mộng. Bờ biển phía Bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểm, phía Nam bán đảo, biển êm dịu, an toàn

Tắm biển: Cái này là đương nhiên, biển Đà Nẵng được mệnh danh là một trong những biển đẹp nhất Việt Nam với bãi biển đẹp, nước biển trong xanh. Sơn Trà có nhiều cảnh đẹp, với hàng chục bãi biển nằm dọc theo chân núi xanh, sạch, đẹp, bãi nào cũng có dòng suối nước ngọt, mát, trong lành từ trong núi chảy ra biển.

Lặn biển xem san hô và cá lạ: Từ chân cầu tàu Thọ, đi tàu ra các bãi, bạn có thể thỏa sức ngắm những thảm san hô rực rỡ sắc màu. Thả neo dừng chân quanh hòn Sụp – vị trí nằm gần bãi biển Thọ Quang. Hòn Sụp nước không sâu, chỉ chừng 3 – 4 mét, và nhìn đến tận đáy, thấy rõ từng cây san hô to. Bãi Tranh là các rặng san hô mọc sát bờ, chỉ cần vài sải bơi là có thể thấy những đàn cá chủ yếu là họ cá thia, họ cá Bàng chài, họ cá Bướm, cá Thần tiên…

Bờ biển phía Bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểu, các trò chơi thể thao dưới nước như lướt ván, ca nô…

Đi bộ dạo quanh cảng cá, tìm hiểu cuộc sống của người ngư dân ven biển cũng sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị.

Ăn uống tại Sơn Trà


Ăn uống tại các nhà hàng giá cả khá phải chăng. Bạn sẽ được thưởng thức những món nướng than, xào giòn, hay rang muối ngon của cá, tôm, mực, sò, cua, ghẹ… Những nếu muốn “hoang dã” hơn thì bạn có thể tự mình đi câu, sau đó nhờ người dân quanh vùng chế biến hộ hoặc “câu” trực tiếp từ thuyền ngư dân. Ăn uống tại các bãi thì rẻ và tươi hơn nhưng phần nhiều chỉ phổ biến món nướng và luộc.


Du lịch Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn có địa thế đẹp, cảnh quan sơn thủy hữu tình bạn có thể tham gia tour du lịch đến đây hay tự túc du lịch bụi. Nơi đây còn có sức hút rất lớn đối với khách hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt Lễ hội “Quán Thế Âm” tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo thiện nam tín nữ và du khách gần xa về trẩy hội, tạo nên cảnh sinh hoạt đậm đà màu sắc cổ truyền quê hương.

Du lịch Ngũ Hành Sơn


Từ trung tâm Thành Phố Đà Nẵng, bạn có thể đến Ngũ Hành son bằng xe máy, taxi hoặc xe bus. với quãng đường 7km, bạn có thể chọn bất cứ phương tiện nào. Nên kết hợp tham quan Ngũ Hành sơn và Hội An luôn.

Đi bằng xe bus


Nếu đi bằng xe bus bạn có thể chọn xe buyt tuyến số 1 từ Đà Nẵng đi Hội An.Lộ trình đi như sau: Bến xe Trung tâm Thành phố Đà Nẵng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn – Trần Phú – Trưng Nữ Vương – Núi Thành – Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Bến xe Hội An.

Thời gian chờ giữa các chuyến là 20 phút.

Đi bằng xe máy


Từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An. Ngũ Hành Sơn nằm trên đường này. Từ đây đến Hội an tầm 30km

Đi bằng Taxi


Bạn có thể liên hệ với các hãng taxi sau tại Đà Nẵng

Taxi Sông Hàn Điện thoại: 0511.3.655.655
Hương Lúa Taxi Điện thoại: 0511.3.828.282
Mai Linh Taxi Điện thoại: 0511.3.525.252
Airport Taxi Điện thoại: 0511.3.825.555

Mùa du lịch Ngũ Hành Sơn


Bạn có thể đến Ngũ Hành Sơn bất kỳ màu nào trong năm. tuy nhiên mùa đẹp nhất vẫn là mùa hè, vì bạn có thể kết hợp với việc vui chơi ở các bãi biển gần đó

Tham quan du lịch Ngũ Hành Sơn


5 ngọn núi được đặt tên theo thuyết ngũ hành là Mộc Sơn, Thủy Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và Hỏa Sơn được “bao bọc” bởi rất nhiều huyền thoại khác nhau. Sắc thái tâm linh huyền bí cùng non nước hữu tình hiếm có cuốn hút nhiều bạn trẻ. Đến Ngũ Hành Sơn, du khách thường đến ngọn núi lớn Thủy Sơn. Rồi đến chùa Tam Thai hay chùa Linh Ứng, tiếp  tục  lần lượt  ghé vào các hang động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt… 

Chùa Tam Thai giống như “Sao Tam Thai” tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Khi đến Vọng Giang, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn thấy dòng sông Cẩm Lệ, dòng sông Hàn đẹp như tranh vẽ… Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phía nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc.

Hang động núi đá vôi Ngũ Hành Sơn không có nhiều thạch nhủ như Phong Nha ở Quảng Bình, nhưng lại có nhiều ngóc ngách khơi gợi trí tưởng tượng của du khách, được xem là Nam thiên danh thắng từ bao đời nay Ở động Quan Âm, nhiều thạch nhũ tạo ra những hình tượng Phật rất độc đáo, trong đó khối thạch nhũ tạo thành tượng Quán Thế âm Bồ tát rất hoàn hảo, đẹp hơn bất cứ pho tượng nào do thợ điêu khắc tạc nên. Trong động Quán Thế âm còn có bộ tam khí nhà Phật gồm chuông, trống, mõ bằng đá, đánh vào nghe vang âm.

Động Huyền Không là một trong những động lớn và đẹp nhất của ngọn Thủy Sơn và có thể nói rằng nếu ai đó đã từng đến Ngũ Hành Sơn mà chưa vào động Huyền Không thì coi như người đó chưa biết Ngũ Hành Sơn.

Trong đó, huyền bí nhất là động Âm Phủ thuộc ngọn Thủy Sơn. Trong dân gian, âm phủ là nơi để trừng phạt những người gây ra nhiều tội lỗi. Muốn vào động, khách phải qua cầu Nại Hà. Đây là nơi có nhiều thú dữ, rắn độc mà khi người hiền thì thong dong bước qua, còn người dữ thì luôn gặp trắc trở, có khi phải làm mồi cho thú dữ… Là hang động tự nhiên nhưng có điều lạ là động này có nhiều ngóc ngách đi sâu xuống lòng đất làm người ta liên tưởng đến các cửa ngục của đường xuống âm phủ. Vì thế, du khách đi vào đây sẽ thấy những cảnh giới của cõi âm, như: Đài Linh Anh, điện Phán Quy, điện Minh Vương, ngục A Tỳ, suối Giải Oan…

Đặc biệt, trong động này có một khu tái hiện lại tích xưa trong triết lý nhà Phật về đại hiếu tử Mục Kiền Liên. Ông là nhà sư tu luyện đắc quả nhưng chưa đủ sức để cứu mẹ siêu thoát vì bà lúc sinh thời đã gây nhiều tội lỗi. Vì vậy, ông nguyện trở lại trần gian tu hết kiếp này đến kiếp khác và độ người mẹ tội nghiệp của mình. Cuối cùng, ông tu luyện đã đủ phước để xuống tận địa ngục cứu mẹ. Vì thế, hàng năm có mùa Vu Lan báo hiếu để nhắc nhở người đời về lòng hiếu thảo qua tấm gương của đại hiếu tử Mục Kiền Liên. Và còn rất nhiều cảnh giới địa ngục dù là nhân tạo nhưng cũng đủ làm du khách phải suy nghĩ về cách sống của mình… Một điều gây thú vị cho khách là ngoài những ngóc ngách của cửa địa ngục, động Âm Phủ lại có một hướng đi lên, được gọi là đường lên thiên đàng. Khác với những lối đi tối om và rùng rợn, đường lên trời là một lối đi qua những bậc thang sáng choang ánh mặt trời. “Đỉnh trời” quay mặt về hướng Đông, nhìn ra biển mênh mông bát ngát.

Đặc Biệt khi du khách tới  Vọng Giang đài trên ngọn Thủy Sơn, có thể nhìn con sông Trường Giang chảy xanh biếc trong hoàng hôn, hoặc đứng trên Vọng Hải đài dõi nhìn bãi cát cắt dọc theo chân sóng, phóng tầm mắt bao quát phong cảnh với mây bay gió thoảng, những làn sóng nhẹ xô đuổi vào bờ cát trắng. Chiều xuống, người người tấp nập ra tắm biển, hóng gió, từng tốp ngư dân nhẫn nại đẩy thuyền thúng ngoài khơi…, lòng người như đã giao cảm được với đất trời , bỏ quên sau lưng bao chuyện thế gian.

Đến với Ngũ Hành Sơn, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian của những lễ hội, của phong cảnh hữu tình, của làng nghề nhộn nhịp…, mà còn có được một kỳ nghỉ dưỡng lý tưởng bên bãi biển Non Nước. Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân hấp dẫn đối với khách du lịch mỗi khi đến với miền Trung trên hành trình khám phá các di sản thế giới.

Ngũ Hành Sơn làm cho du khách như rũ sạch bụi trần, thoát vòng tục lụy đi vào chốn bồng lai tiên cảnh. Bên cạnh, những giá trị văn hóa tâm linh đã góp phần làm nên sự kỳ ảo và hấp dẫn mà một khi đã đến bạn sẽ không thể nào quên.

Các bãi tắm gần Ngũ Hành Sơn



Bãi tắm Non Nước trải dài 5 km như một vòng cung, cát trắng mịn, độ dốc thoai thoải, nước trong xanh, đầy nắng và lộng gió. Môi trường nơi đây thật trong lành, nhiệt độ lý tưởng, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, là điều kiện để du khách đến nghỉ dưỡng quanh năm.
bai bien non nuoc ngu hanh son, dia diem du lich da nang

Sandy Beach Resort tọa lạc trên 16 ha dọc theo bãi biển Non Nước, giống một chuỗi những biệt thự đơn lập, hài hòa trong tổng thể không gian biển thoáng mát, thanh tĩnh được mở ra từ mọi góc độ cùng tiện nghi hiện đại. Các nhà hàng, khach sạn và bar với phong cách bài trí mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên.

Sandy Beach Resort có nhiều hoạt động vui chơi trên biển thú vị như câu cá, mô tô nước, lướt sóng… Bạn có thể ngâm mình trong làn nước biển trong xanh, mát rượi hoặc đùa giỡn với những con sóng trắng mải miết xô vào bờ, khoan khoái hít căng lồng ngực không khí trong lành.

Dọc bãi biển, phía trên nền cát trắng là rừng phi lao nhiều năm tuổi xanh tốt, râm mát, vi vu gió thổi. Đây là nơi nghỉ ngơi, cắm trại, dã ngoại lý tưởng. Sau những lần thám hiểm và vui chơi, bạn có thể thư giãn bằng các liệu pháp xông hơi, jacuzzi và sauna. Khi màn đêm buông xuống, trăng lên, bạn có thể thả mình trên những chiếc ghế dài êm ái ven biển, lắng nghe tiếng sóng biển du dương và tận hưởng không gian huyền ảo.

Nét đặc trưng của biển Non Nước là với các tố chất có được từ độ sóng, khí hậu, thời tiết, độ mặn… nên rất phù hợp với các loại hình thể thao trên biển, nhất là môn trượt sóng (surfing). Năm 1993, tại đây đã diễn ra cuộc thi trượt sóng quốc tế với sự tham gia của gần 40 vận động viên đến từ nhiều nước trên thế giới.

Ăn uống khi đi Ngũ Hành Sơn


Bãi biển Non Nước còn có nhiều đặc sản biển tươi ngon như mực, tôm, cua, ốc… để bạn thưởng thức; có các loài rong tảo quý hiếm như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao.

Chân Gà Nướng : 55 Nguyễn văn Thoại, bạn có thể lang thang đi ăn hải sản tươi sống ở đường Trần Quang Diệu.

Đặc sản gà đèo leo, đặc sản ram bắp, hay ăn bún riêu cua, và mỳ quảng phương…

Liệu bạn đã thưởng thức được hết mọi hương vị của món ăn mang tên mỳ Quảng chưa? Bổ sung thêm tô mỳ Quảng Ngũ Hành Sơn nếu bạn một lần ghé đây nhé.

Xe khách Sài Gòn đi Đà Nẵng

Quãng đường từ Sài Gòn đi Đà Nẵng khoảng 977km, bạn sẽ mất khoảng 22 đến 23 tiếng để đến được nơi này.

Vào các dịp lễ tết nếu không được vé xe đi Đàn Nẵng các bạn có thể mua vé xe từ Sài Gòn đi  Huế, Quãng Trị, Quảng Bình Hà Tĩnh Nghệ An…Tốt nhất các bạn nên đặt vé sớm khoảng vài tuần để đảm bảo có chỗ ngồi tốt.

Hầu hết các xe đi Đà Nẵng đều xuất bến ở Bến Xe Miền Đông 292 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, Quận Bình Thạnh, điện thoại: (08) 899 1607. Các bạn có thể ra mua vé trực tiếp ở đây hoặc liên hệ trực tiếp các nhà xe.
Xe khách Sài Gòn đi Đà Nẵng

Xe Phương Trang Sài Gòn đi Đà Nẵng

Xe khởi hành tại Bến Xe Miền Đông vào 11h30, 16h30 và 18h30, tại bến xe Đà Nẵng là 10h15, 13h30, 18h30.

Tai Đà Nẵng có xe trung chuyển đưa đón miễn phí trong phạm vi 10km. Xe Phương Trang đi Đà Nẵng là loại xe giường nằm, 40 chỗ.

Xe dừng chân 30 phút ở Trạm Dừng Phương Trang Phan Thiết, cây xăng Châu Pháp, quán Bàu Giang/ Song Hân/ Vỹ Lâm

Giá vé cho ngày thường khoảng 380.000VND.

Liên hệ đặt vé:

Sài Gòn: 265 Đề Thám – Phường Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – TP HCM – Việt Nam – Tel: 08 5116862 – 0904 047623

Đà Nẵng: 366 Điện Biên Phủ. ĐT: (0511) 2488468 – (0511) 2488479.

Nhận xét: Theo đánh giá của mình, Xe Phương Trang là xe đi Đà Nẵng chất lượng tốt nhất. Các bạn nên ưu tiên chọn hang xe này.

Xe Thuận Thảo đi Đà Nẵng

Xe Thuận Thảo khởi hành từ Sài Gòn 17h40, 11h00,16h30, tại Đà Nẵng là 11h00, 16h00, 17h30. Đây là loại xe giường nằm cao cấp 40 chỗ. Giá khoảng 440.000 bao gồm cả một xuất ăn. Xe ghế ngồi giá khoảng 360.000

Điện thoại phòng vé tại Tp Hồ Chí Minh:  08. 3 5112 957 – 3.511.1442

Điện thoại phòng vé tại Tp Đà Nẵng:  0511.3 767677 – 3.767777

Đường dây nóng: 0913 419 580

Xe Mai Linh Sài Gòn đi Đà Nẵng

Xe Mai Linh đi Đà Nẵng xuất bến tại bến xe Miền Đông vào 12h,14h, 17h30, 19h. Co hai loại xe là giường nằm và ghế nằm. giá vé giường nằm là 400.000 và ghế nằm là 360.000

Liên hệ đặt vé: 400A Lê Hồng Phong, Quận 10, Tp.HCM , Tel: 38323888 – 39292929

Xe Khách Ba Nga

Xuất bến ở Sài Gòn 16h và Đà Nẵng là 11h. Liên hệ đặt vé: 08 38428590 – 08 22475439 – 0907 217011

Xe Phi Hiệp

Xuất bến ở Sài Gòn  vào 9h15-14h-16h. Xe giường nằm cao cấp. giá vé 400.000
Liện hệ: 08 22163936  – 0905 100744 – 0511 3661660

Xe Hải Vân chạy tuyến Sài Gòn Đà Nẵng

Xuất bến: 6h30, 17h. Xe ghế ngồi giá vé 200.000

Địa chỉ: 37/3 Lô C2 Điện Biên Phủ, phường, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Liên hệ: 0511 3 649 375 – 0168 8823557 – 0918 180436

Xe khách Cửu Long  chạy tuyến Sài Gòn Đà Nẵng

Xuất bến từ 6h40 – 17h. Xe gồm nhiều hạng vé giá từ 300.000 – 440.000

Địa chỉ: 482 Hòa Hảo, phường 5, quận 10, TPHCM

Tel: 08 38 575 723

Xe khách Trung Nam

Xuất bến 5h40 – 10h. Xe gồm 4 hạng vé từ 300.000 – 420.000
•  77/25 Quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM
•  Tel: 38993631

Xe Sáu Tình

iện thoại: 0511 3655090 – 0905 258475 – 0913 432268

Xe Mi Mi

0511 2474478 – 0510 3891324

Xe Trường Long

Điện thoại : 0905 866333 – 0983 159329

Huỳnh Thanh Tùng

Chơi tết ở Đà Nẵng

(Cadn.com.vn) – Theo dự báo của ngành Du lịch Đà Nẵng, với thời gian nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, khách du lịch đến thành phố sông Hàn sẽ tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2013. Các DN lữ hành, hệ thống nhà hàng, khách sạn và các điểm tham quan đang gấp rút chuẩn bị và đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để đón các thượng khách đến ăn Tết và xông đất Đà Nẵng.

Chơi tết ở Đà Nẵng

Tour Tết đa dạng

Đúng ngày Mồng 1 Tết, Đà Nẵng sẽ đón những vị khách quốc tế đầu tiên xông đất Sân bay Đà Nẵng trên đường bay Singapore – Đà Nẵng của hãng hàng không Silk Air. Một ngày sau đó, tại Cảng Tiên Sa, hàng trăm du khách nước ngoài cũng đến TP trên một chuyến tàu hạng sang. Năm nay, các đơn vị lữ hành đã chuẩn bị chương trình tour phong phú, đa dạng để mừng tuổi du khách những cảm giác mới lạ, đặc sắc.

Theo Cty Vitours, với nhiều di sản nổi tiếng, các tour đến miền Trung như “Du xuân phố biển”, “Du xuân miền Trung”, “Hành trình di sản”, “Thiên đường miền Trung” đưa du khách trải nghiệm bằng sự kết nối giữa các địa danh trong một khoảng thời gian hợp lý để vừa tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa vừa có cảm giác chơi Tết.

Đơn vị sẽ tổ chức chương trình tour khuyến mãi giảm giá đi tham quan du xuân tại Đà Nẵng, Hội An, Động Phong Nha – Quảng Bình. Trong khi đó, theo dự báo, các tour nước ngoài sẽ được lựa chọn nhiều là Tết Lào Vientinane – Hoa trắng tháp vàng”, Tết Campuchia, tiếp đó là các điểm đến phù hợp với tour Tết như Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia. Cty Danatour tổ chức chương trình tour khuyến mãi giảm giá đi tham quan du xuân tại Đà Nẵng, Hội An, động Phong Nha – Quảng Bình. Với tổng giá trị giải thưởng 300 triệu đồng dành cho du khách.

Chi nhánh Saigontourist thực hiện chương trình khuyến mãi “Du lịch Tết cùng Saigontourist”, “Vui Xuân Giáp Ngọ – Trăm triệu trúng to” và các tour nước ngoài khởi hành từ Đà Nẵng đi các nước Singapore, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải). Chi nhánh Vietravel đã xây dựng các chương trình tour Tết, bao gồm hệ thống sản phẩm đa dạng và chuyên nghiệp được chia thành 5 dòng tour với các chủ đề khác nhau. Theo đánh giá của các Cty lữ hành, mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng lượng khách Tết năm nay dự kiến đạt 25.118 lượt (tăng 8,01% so với cùng kỳ 2013).

Trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014, thành phố dự kiến đón 8 chuyến tàu biển của các hãng tàu Germini, Costa Victoria, Volendam… cập Cảng Tiên Sa do đơn vị Chi nhánh Saigontourist, VPĐD Destination Asia Việt Nam khai thác. Trong 9 ngày Tết, dự kiến du lịch đường biển sẽ đưa khoảng 10.230 lượt khách đến tham quan Đà Nẵng, tăng gấp rưỡi so với Tết Quý Tỵ. Cũng trong thời gian này, với 4 đường bay trực tiếp thường kỳ và 12 đường bay trực tiếp thuê chuyến, thành phố dự kiến đón 74 chuyến bay đưa 8.390 lượt khách quốc tế đến Đà Nẵng, tăng 62,6% so với thời điểm này năm ngoái.

Các hoạt động giải trí

* 19-1 ĐẾN 19-2: Tổ chức triển lãm giới thiệu các tài liệu văn bản mới liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa tại Bảo tàng Đà Nẵng, 24-Trần Phú.

* 22 ĐẾN 30-1: Chợ hoa Tết Giáp Ngọ tại Quảng trường 29-3.

* 30-1: Chương trình nghệ thuật Mừng Đảng, đón Xuân 2014 tổ chức tại Bờ Đông chân cầu Sông Hàn, truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng. Bắn pháo hoa đêm giao thừa tại 4 cụm, hai bên bờ sông Hàn.

* MỒNG 4 ĐẾN MỒNG 5 TẾT: Cuộc thi Tài năng nghệ thuật và Tiếng hát mãi xanh tại Trung tâm Văn hóa.

* TỐI MỒNG 6 TẾT: Chương trình nghệ thuật quần chúng mừng Đảng đón Xuân tại Hè phố đường Bạch Đằng.

* Biểu diễn nghệ thuật tại Cung  thể thao Tiên Sơn.

* TỪ MỒNG 6 TẾT ĐẾN 21 THÁNG GIÊNG: Xiếc Việt Nam tại Trung tâm Văn hóa.

* 29-1 ĐẾN 7-2 (29 tháng Chạp đến mồng 8 tháng Giêng): Hội Hoa Xuân tại Công viên 29-3.

* 20-1 ĐẾN 14-2 (20 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng): Triển lãm Mỹ thuật thành phố tại 78-Lê Duẩn.

* TỐI MỒNG 9 TẾT: Chương trình Âm nhạc đường phố tại 144 – Bạch Đằng.

* NGÀY 9 VÀ 10 THÁNG GIÊNG: Ca nhạc Phương Tường tại Nhà hát Trưng Vương.

Ngoài ra, các sở, ban, ngành sẽ tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân các địa phương vùng ven và các cuộc thi TDTT, văn hóa văn nghệ cấp quận, huyện.

Khách sạn – Tết Việt cho du khách

Theo khảo sát của chúng tôi, trước Tết 10 ngày, hệ thống khách sạn đã chuẩn bị các hoạt động phục vụ khách, trang trí, chào đón năm mới với các chương trình ẩm thực cổ truyền, buffet Âu – Á, biểu diễn nghệ thuật, trò chơi, cuộc thi vũ điệu, đếm ngược đến thời khắc giao thừa, tặng quà, lì xì… cho du khách nhân dịp năm mới. Khách sạn Crowne Plaza tổ chức chương trình ẩm thực tiệc buffet từ 19 giờ đến 21 giờ tại nhà hàng Fresh trong thời gian từ 30-1 đến 9-2. Khách sạn Furama tổ chức chương trình Chợ Quê xưa và tiệc tự chọn ngày Tết trong các đêm 24, 25, 26-1 (nhằm 24, 25, 26 tháng Chạp).

Tiệc Tết tự chọn Giáp Ngọ tiếp đó vào 3 ngày 31-1 đến 2-2 (mồng 1 đến mồng 3 Tết) thực khách sẽ được giới thiệu các món ngon cổ truyền của Việt Nam. Với lợi thế đắc địa, khách sạn Green Plaza sẽ tổ chức cho khách xem bắn pháo hoa đêm giao thừa. Trong khi đó, khách sạn Saigontourane sẽ tổ chức đón giao thừa cùng với khách lưu trú, trong các buffet sáng khách sạn bố trí thêm những món ăn cổ truyền như dưa món, bánh chưng, bánh tét.

Khách sạn Novotel sẽ mang đến cho du khách các gói khuyến mãi Tết 2 ngày, tổ chức cho khách đón Tết Giáp Ngọ 2014 với các hoạt động Buffet hải sản, ẩm thực truyền thống Việt Nam, đặc sản từ các nước láng giềng Đông Nam Á, ẩm thực Âu Á, ẩm thực Pháp, ẩm thực Mỹ La-tinh, ẩm thực Ý, Địa Trung Hải. Ngoài việc được thư giãn cùng ban nhạc với những âm thanh mộc làm ấm mùa đông, khách lưu trú cũng sẽ được hòa mình vào chương trình đếm ngược đến thời khắc giao thừa trong quang cảnh thành phố rực rỡ, thưởng thức cà-phê sáng cùng những màn múa lân ấn tượng, biểu diễn ảo thuật, âm nhạc, thi đánh cờ…

Công Khanh

Du lịch Quảng Trị 1 ngày

Từ cầu Hiền Lương đến địa đạo Vĩnh Mốc rồi nghĩa trang Trường Sơn, trên khắp mảnh đất Quảng Trị đều lưu dấu những người đã ngã xuống vì tổ quốc hôm nay.

Du lịch Quảng Trị 1 ngày
Với chiều dài 671 km từ Hà Nội, mất một đêm ngủ ngon trên ôtô là sáng hôm sau đã có mặt tại Đông Hà, đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Trị. Từ đây ngược trở lại quốc lộ 1 để đến với cầu Hiền Lương và địa đạo Vĩnh Mốc, mở đầu một ngày khám phá vùng đất anh hùng.

Trong những năm kháng chiến ác liệt nhất, cây cầu chia cắt hai miền đất nước ở vĩ tuyến 17 này đã chứng kiến một thời kì lịch sử oai hùng. Một cây cầu mới đã được dựng đi qua sông Bến Hải dành cho việc lưu thông xe qua lại trên quốc lộ 1A, cây cầu cũ nằm sát gần đó được bảo tồn như một di tích.

Từ Cầu Hiền Lương rẽ vào địa đạo Vĩnh Mốc cách đó chừng 20 km. Khu địa đạo nằm dưới bóng mát của những vòm tre. Khác với địa đạo Củ Chi tại Tây Ninh dùng cho công tác chiến đấu với các hầm thấp và nhỏ hơn, địa đạo Vĩnh Mốc với những hốc nhỏ dành cho một gia đình từ 2 đến 4 người, trạm xá, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng họp…cùng hệ thống không khí và nước uống.

Địa đạo được đào từ năm 1965 đến 1967 gồm 3 tầng, có bậc thang lên xuống lượn xoắn ốc, dốc thoai thoải để hầm dễ dàng thoát nước. Khi đông nhất có khoảng 1.200 người từng sống dưới những cơn mưa bom đã trút không thương tiếc xuống mảnh đất này.

Từ Vĩnh Mốc, chạy dọc sát bờ biển 6 km đến với cửa Tùng, bãi biển đẹp từng được người Pháp khai thác làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển và giải trí. Sau bữa trưa ngon lành với hải sản tươi như tôm hùm, mực và cá thu, theo sát đường ven biển rất đẹp để tiếp tục cuộc hành trình với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nằm tại huyện Gio Linh.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi an nghỉ của hơn 10.000 chiến sỹ đã ngã xuống vì tổ quốc. Khu mộ có danh, khu khuyết danh, những người con của miền Bắc vượt rừng, băng sông mở đường, giờ khi đất nước hòa bình, họ được đưa về đây, đoàn tụ cùng đồng chí, đồng đội. Không gian lặng yên, những người đến viếng lặng lẽ thắp nhang trên mộ.

Theo đường 9 huyền thoại đoạn từ nghĩa trang Trường Sơn sẽ đến với khu căn cứ địa Khe Sanh, cách Đông Hà hơn 60 km. Khu căn cứ với sân bay dã chiến, nhà trưng bày, giao thông hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai, đường băng, máy bay, pháo, xe tăng và nhiều hạng mục hạ tầng khác. Tất cả giờ đã rỉ sét và không còn nguyên vẹn, nhưng những chứng tích của nó để lại vẫn là vết đau trong da thịt mỗi gia đình có mất mát vì chiến tranh.

Du lịch Huế từ A đến Z dịp Festival

Huế – miền đất kinh kỳ cổ kính và duyên dáng với những đền đài; lăng tẩm uy nghiêm, với non xanh nước biếc hữu tình, với những cô gái duyên dáng; nụ cười bẽn lẽ trong chiếc áo dài thướt tha, hay với những điệu hò ngọt ngào đến xao xuyến,… Tất cả đã làm nên một xứ Huế diụ dàng và xinh đẹp, và nét đẹp ấy dường như đã đủ sức níu giữ những du khách gần xa.

Du lịch Huế từ A đến Z dịp Festival
Được tổ chức và sẽ diễn ra từ ngày 12 – 20/4/2014 với chủ đề “Di sản văn hóa hội nhập và phát triển”, Festival Huế năm nay chính là dịp giúp bạn vừa có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ, vừa được khám phá những nét văn hóa được thù nơi đây.

Phương tiện di chuyển để đến Huế

Để đến Huế, bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau, tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế của bạn:

Máy bay: các hãng Hàng Không như: Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar đã đưa vào khai thác và hoạt động chặng bay từ TP.HCM và Hà Nội đến Huế hàng ngày, với giá khoảng từ 800 nghìn/chiều.

Xe khách: từ Hà Nôi hoặc TP.HCM, bạn có thể chọn cho mình phương tiện di chuyển là xe khách để đến với Huế. Có rất nhiều hãng xe uy tín và chất lượng như Hoàng Long, Thuận Thảo, Phượng Hoàng,… bạn có thể chọn cho mình một hãng xe mà bạn cảm thấy phù hợp nhất.

Tàu hỏa: nếu bạn không muốn di chuyển bằng máy bay hoặc xe khách, bạn có thể lựa chọn phương tiện để đi đến Huế đó là Tàu hỏa. Ngoài chất lượng dịch vụ được đảm bảo, di chuyển bằng tàu hỏa sẽ giúp bạn có cơ hội ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp khác nhau trên đường đi.
Di chuyển trong nội thành Huế: bạn có thể yên tâm và không phải lo lắng gì trong việc di chuyển khi đi du lịch Huế. Tại Huế, bạn có thể thuê xe máy hoặc xích lô để du lịch, khám phá, chiêm ngưỡng  vẻ đẹp của Huế.

festivalhue-2014-01.jpg

Chơi ở Huế dịp Festival

 Festival Huế 2014 sẽ có những hoạt động chính như:

–    Chương trình nghệ thuật khai mạc (tiết mục nhảy Flashmob) lúc 20h ngày 12/4 tại Quảng trường Ngọ Môn.
–    Đêm Hoàng Cung vào các tối 15 và 19/4 tại Đại Nội (có dạ nhạc tiệc)
–    Lễ hội Áo dài: 20h ngày 14 và 17 trên sân khấu đặt trước Quảng trường Ngọ Môn
–    Chương trình sân khấu hóa tôn vinh Ca Huế: 20h ngày 16/4 tại Nghinh Lương Đình
–    Chương trình “Đêm Phương Đông” 13, 15, 16 và 18/4 tại sân Điện Thái Hòa – Đại Nội
–    Lễ hội đường phố “Di sản và sắc màu văn hóa” của các nước khu vực Đông Á – Mỹ La Tinh vào các buổi chiều trong thời gian tổ chức festival tại các tuyến phố chính của trung tâm TP. Huế.
–    Chương trình nghệ thuật bế mạc: 20h ngày 20/4 tại Quảng trường Ngọ Môn
Ngoài ra còn có các lễ hội  cộng đồng khác như: Lễ hội “Hương xưa làng cổ” – Phước Tích, Phong Điền (14 -16/4); “Chợ quê ngày hội” – Cầu ngói Thanh Toàn Hương Thủy (13 -16/4),… và nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng đặc sắc và phong phú khác.

Tham quan du lịch Huế

Đại Nội: nàm bên trong kinh thành Huế, là địa điểm thu hút khá đông du khách gần xa đến thăm, Đại Nội Huế – công trình kiến trúc, vẫn còn giữ được nét uy nghi của triều đình phong kiến, mặc dù đã trải qua hơn 100 năm lịch sử.

Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
: nằm trong điện Long An – ngôi điện đẹp nhất của triều Nguyễn, nơi trưng bày các bộ sưu tập đồ dùng cổ; áo mão… của vua chúa triều Nguyễn.

Lăng Tự Đức: một công trình kiến trúc cầu kỳ,là nơi chôn chất vua Tự Đức. Được xây trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Xuân Thủy, TP.Huế), với phong cảnh sơn thủy hữu tình, không gian yên bình và thơ mộng.

Chùa Thiên Mụ: tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính, cùng với không gian vô cùng thanh tĩnh, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và tịnh tâm cho những du khách đến nghỉ chân và viếng thăm nơi đây.

chua-thien-mu.jpg
Chùa Thiên Mụ

Núi Ngự Bình: là món quà tặng thứ 2 được tạo hóa tạo nên, cung với dòng sông Hương thơ mộng; êm đềm; ngày ngày chào đón vô số du khách ghé thăm.  Núi Ngự Bình – ngọn núi xinh đẹp hình thang, cao 105 m, tại đây bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ thành phố Huế xinh đẹp và mộng mơ từ trên cao.

Đồi Vọng Cảnh: là ngọn đồi cao 43m ở phía Tây Nam thành phố Huế, chân đồi tiếp giáp với bờ sông Hương. Đưng trên Đồi Vọng Cảnh, bạn sẽ có được một cái nhìn bao quát và rộng lớn với những cảnh đẹp tuyệt vời, và khu lăng tẩm các vị vua nhà Nguyễn….

Sông Hương: không chỉ mang vẻ đẹp hoàn mỹ, mà nó còn là dòng sông huyền thoại ẩn chứa nhiều điều thú vị về mảnh đất Cố Đô ngàn năm văn hiến, sông Hương – nơi dòng chảy của những hồn thơ đi vào lòng người. Xuôi dòng sông Hương, tận hưởng chút không khí yên tĩnh và trong lành, ngắm những tia nắng vàng trải dài trên mặt nước xanh biết,… để rồi ta lại đắm say và xao lòng trước vẻ đẹp rất thơ mộng nơi đây.

song-huong-hong-hon.jpg

Và còn nhiều, rất nhiều những danh lam thắng cảnh khác của Cố Đô Huế đang chờ đón bạn. Hãy một lần đến với xứ Huế mộng mơ để hòa mình vào những trang lịch sử linh thiên của vùng đất Cố Đô, để chiêm nghiệm về tình người hay tình đất nơi đây.

Ăn gì ở Huế?

Ngoài sự đa dạng về danh thắng hay cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, xứ Huế thơ mộng ấy cũng rất phong phú trong nền văn hóa ẩm thực, mang hương vị đặc trưng riêng mà bạn khó có thể tìm thấy được ở nơi khác:

Các loại bánh: bánh bèo, bánh lọc “Mụ Đỏ”, bánh khoái, bánh nậm, bánh ướt,…

Địa chỉ tham khảo:
–    Quán Lạc Thiện : 6 Đinh Tiên Hoàng
–    Quán Lạc Thạnh, Hồng Mai: nội thành Huế
–    Quán Tranh bèo nậm lọc: đường Chi Lăng
–    Bánh bèo nậm lọc bà Đỏ: 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm
–    Bánh bèo Bà Cư: 47 Nguyễn Huệ
–    Bánh bèo nậm lọc Mợ: đường Điện Biên Phủ

Các loại bún: bún riêu cua, bún chả cá, bún mắm nêm, bún thịt nướng,…

Địa chỉ tham khảo: 

–    Bún bò Huế: 14 Lý Thường Kiệt
–    Bún bà Tuyết: 37 Nguyễn Công Trứ
–    Bún bà Tâm: 43 Nguyễn Công Trứ
–    Bún Hiền: 29 Bà Triệu

Các loại chè:

–    Chè Cung Đình Huế: 31 Nguyễn Huệ
–    Chè Sao: 60 Phan Chu Trinh
–    Chè Hẻm: 17 Hùng Vương
–    Yaourt: 68 Nguyễn Huệ

Các loại ốc:

–    Ốc Minh Nghĩa: 253 Phan Bội Châu
–    Ốc Trường An: đường Trường An

Cơm hến:

–    Cơm hến và chè bắp Cồn Hến: Cồn Hến, Vĩ Dạ
–    Cơm Hến Huế: đường Huỳnh Thúc Kháng
–    Năm châu hội quán: 4 Kim Long, và 3 Vạn Xuân

Nghỉ ngơi tại Huế

Bạn có thể đến các khu vực đường Lê Lợi, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Nguyễ Tri Phương, Hùng Vương,… đây là những tuyến phố trung tâm, rất dễ dàng và thuận lợi để bạn có thể tìm được một nơi nghỉ ngơi phù hợp vơi sở thích của bạn.

Mua sắm đồ lưu niệm và đặc sản:

Ở Huế có rất nhiều của hàng bán đồ lưu niệm truyền thống như: nón Huế, các vật dụng, tượng bằng đồng, các đồ chạm trổ bằng gỗ, tranh thêu…

Địa chỉ tham khảo: 

–    Cửa hàng Huế: 7 Hùng Vương
–    Cửa hàng Đức Thành: 82 Phan Đăng Lưu
–    Mỹ nghệ Phúc Lộc: 38 Lê Lợi
–    Sơn mài Đông Ba: 4 Trần Hưng Đạo
–    Hướng Dương: 59 Phan Đăng Lưu

Đặc sản ở Huế nổi tiếng nhất là nem, chả, tôm chua, mè xững, hạt sen, bánh phu thê, …. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những đặc sản này ở các chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự, Tây Lộc,…

May áo dài

Với mong muốn không chỉ được đến thăm xứ Huế mộng mơ, mà còn mong được sở hữu chiếc áo dài xứ Huế dịu dàng, có rất đông du khách khi đến du lịch Huế để được may những chiếc áo dài xinh xắn. Ở Huế, việc may áo dài thường rất nhanh, chỉ trong một ngày là chiếc áo dài của bạn có thể may xong, vì vậy bạn hãy yên tâm là minhg không phải chờ đợi quá lâu để sở hữu chiếu áo dài đáng yêu của mình nhé.

Địa điểm may áo dài tham khảo:

–    Áo dài Minh Tân : 57 Nguyễn Sinh Cung
–    Nhà may Đức Tân: 156 Mai Thúc Loan
–    Nhà may Thẩm: 42 Trần Nguyên Hãn
–    Áo dài Huế Bích Thủy: 35 Bến Nghé

Chúc bạn có một chuyến du lịch Huế dịp Festival suôn sẽ và hoàn hảo!

Những trải nghiệm bạn nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, và có ít nhất 5 điều tuyệt vời mà du khách nên dành sự quan tâm khi đặt chân tới điểm du lịch thú vị này.

Những trải nghiệm bạn nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng

Đi cáp treo Bà Nà

Nếu bạn sợ độ cao, bạn sẽ gần như được giải thoát bản thân ra khỏi nỗi sợ hãi đó nhờ quang cảnh hung vĩ xung quanh khi nhìn từ phía bên trong khoang cáp treo. Cảnh quan tại đây quả thực đẹp như một bức tranh vẽ, và hệ thống cáp treo này cũng chính là một trong những hệ thống cáp treo dài nhất thế giới.

Cáp treo sẽ đưa bạn tới hai trạm chuyển khác nhau. Trạm chuyển đầu tiên, bạn có thể tới thăm ngôi chùa trên núi gần đó và ở trạm chuyển tiếp theo, một công viên đang trong quá trình hoàn thiện.

Tầm nhìn bao quát trải khắp thành phố Đà Nẵng, đỉnh núi Bà Nà và rất nhiều thác nước uốn lượn xung quanh, đó là tất cả những gì tuyệt vời nhất mà chuyến đi mang lại. Với giá cho mỗi chuyến tham quan khoảng 35 USD (tương đương 700.000 đồng), chắc chắn Bà Nà sẽ là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng.

Tới thăm chùa Pháp Lâm

Sau khi cải tạo, ngôi chùa này đã dần trở nên nổi tiếng với bức tượng phật bằng vàng khổng lồ trong khuôn viên ngôi chùa cùng ba bức tượng lớn khác được đặt phía ngoài. Sự sắp xếp này đã tạo cho nơi đây một cảnh quan lung linh đến chói lòa. Vào lúc sáng sớm hay khi chiều tà, đây là thời điểm lý tưởng nhất để tận hưởng không gian tĩnh lặng của ngôi chùa.

Thuê xe máy hoặc xe đạp dạo quanh thành phố

Đà Nẵng với lợi thế về địa hình, được xem như một cảng biển để tàu thuyền thuận tiện cập bến. Thành phố nằm nép mình giữa Hà Nội và TP HCM giúp cho việc đi tới các tỉnh thành lân cận từ Đà Nẵng trở nên dễ dàng hơn.

Bạn có thể tự lái xe về hướng Bắc để tới Hội An và qua đêm tại một thị trấn nhỏ với mức chi phí hợp lý, sau đó chạy xe về Huế – thành phố cố đô với những ngôi nhà xinh xắn cùng lối kiến trúc mang dáng dấp lịch sử cổ kính. Cũng trên hành trình này, bạn có thể tự tìm kiếm một vài khung cảnh đặc trưng, mới lạ suốt dọc hành trình bằng việc dừng chân tại vài ngôi làng nhỏ, nơi bạn có thể lần đầu tiên được chạm tay vào văn hóa nghệ thuật dân gian thực sự của người Việt.

Tham quan chùa Phổ Đà (Đà Nẵng)

Được sáng lập và xây dựng bởi hòa thượng Thích Tôn Thắng vào năm 1927 và được khôi phục một vài lần tới tận năm 1983, ngôi chùa này là điểm đến không thể bỏ qua tại Đà Nẵng.

Kiến trúc ngôi chùa được xếp vào hàng tuyệt vời, và nó còn được tôn thêm bởi chiếc hồ lớn hình bầu dục ở phía trước, chưa kể bức tượng đá trắng Quan Âm (nữ thần của thánh thiện và tình thương) cao hơn 3 mét. Bên cạnh đó là đài tưởng niệm vô cùng ấn tượng, được dựng lên ở vị trí quan trọng này trong ít nhất 30 năm, với mục đích răn dạy các tăng ni phật tử và cũng chính là nơi để nghiên cứu những giá trị, kiến thức cốt lõi Phật giáo.

 Trải nghiệm núi Ngũ Hành Sơn

Để có một chuyến tham quan thực sự đặc biệt, hãy dành ra trọn vẹn một ngày để thưởng ngoạn và khám phá núi Ngũ Hành Sơn – ngọn núi đá vôi được đặt tên theo năm nguyên tố của đất trời.

Với một số lượng lớn các hang động và đường hầm kết nối với nhau bởi tự nhiên, bạn không thể không thích thú và tò mò trong việc khám phá tất cả ngõ ngách của ngọn núi này. Ngoài ra, việc nghỉ lại qua đêm tại những khách sạn trong khu vực cũng sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm nhận vô cùng thú vị.

Long (Depplus.vn/MASK) 

Những trải nghiệm bạn nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng

 

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, và có ít nhất 5 điều tuyệt vời mà du khách nên dành sự quan tâm khi đặt chân tới điểm du lịch thú vị này.

Những trải nghiệm bạn nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng

 

Đi cáp treo Bà Nà

Nếu bạn sợ độ cao, bạn sẽ gần như được giải thoát bản thân ra khỏi nỗi sợ hãi đó nhờ quang cảnh hung vĩ xung quanh khi nhìn từ phía bên trong khoang cáp treo. Cảnh quan tại đây quả thực đẹp như một bức tranh vẽ, và hệ thống cáp treo này cũng chính là một trong những hệ thống cáp treo dài nhất thế giới.

Cáp treo sẽ đưa bạn tới hai trạm chuyển khác nhau. Trạm chuyển đầu tiên, bạn có thể tới thăm ngôi chùa trên núi gần đó và ở trạm chuyển tiếp theo, một công viên đang trong quá trình hoàn thiện.

Tầm nhìn bao quát trải khắp thành phố Đà Nẵng, đỉnh núi Bà Nà và rất nhiều thác nước uốn lượn xung quanh, đó là tất cả những gì tuyệt vời nhất mà chuyến đi mang lại. Với giá cho mỗi chuyến tham quan khoảng 35 USD (tương đương 700.000 đồng), chắc chắn Bà Nà sẽ là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng.

Tới thăm chùa Pháp Lâm

Sau khi cải tạo, ngôi chùa này đã dần trở nên nổi tiếng với bức tượng phật bằng vàng khổng lồ trong khuôn viên ngôi chùa cùng ba bức tượng lớn khác được đặt phía ngoài. Sự sắp xếp này đã tạo cho nơi đây một cảnh quan lung linh đến chói lòa. Vào lúc sáng sớm hay khi chiều tà, đây là thời điểm lý tưởng nhất để tận hưởng không gian tĩnh lặng của ngôi chùa.

Thuê xe máy hoặc xe đạp dạo quanh thành phố

Đà Nẵng với lợi thế về địa hình, được xem như một cảng biển để tàu thuyền thuận tiện cập bến. Thành phố nằm nép mình giữa Hà Nội và TP HCM giúp cho việc đi tới các tỉnh thành lân cận từ Đà Nẵng trở nên dễ dàng hơn.

Bạn có thể tự lái xe về hướng Bắc để tới Hội An và qua đêm tại một thị trấn nhỏ với mức chi phí hợp lý, sau đó chạy xe về Huế – thành phố cố đô với những ngôi nhà xinh xắn cùng lối kiến trúc mang dáng dấp lịch sử cổ kính. Cũng trên hành trình này, bạn có thể tự tìm kiếm một vài khung cảnh đặc trưng, mới lạ suốt dọc hành trình bằng việc dừng chân tại vài ngôi làng nhỏ, nơi bạn có thể lần đầu tiên được chạm tay vào văn hóa nghệ thuật dân gian thực sự của người Việt.

Tham quan chùa Phổ Đà (Đà Nẵng)

Được sáng lập và xây dựng bởi hòa thượng Thích Tôn Thắng vào năm 1927 và được khôi phục một vài lần tới tận năm 1983, ngôi chùa này là điểm đến không thể bỏ qua tại Đà Nẵng.

Kiến trúc ngôi chùa được xếp vào hàng tuyệt vời, và nó còn được tôn thêm bởi chiếc hồ lớn hình bầu dục ở phía trước, chưa kể bức tượng đá trắng Quan Âm (nữ thần của thánh thiện và tình thương) cao hơn 3 mét. Bên cạnh đó là đài tưởng niệm vô cùng ấn tượng, được dựng lên ở vị trí quan trọng này trong ít nhất 30 năm, với mục đích răn dạy các tăng ni phật tử và cũng chính là nơi để nghiên cứu những giá trị, kiến thức cốt lõi Phật giáo.

 Trải nghiệm núi Ngũ Hành Sơn

Để có một chuyến tham quan thực sự đặc biệt, hãy dành ra trọn vẹn một ngày để thưởng ngoạn và khám phá núi Ngũ Hành Sơn – ngọn núi đá vôi được đặt tên theo năm nguyên tố của đất trời.

Với một số lượng lớn các hang động và đường hầm kết nối với nhau bởi tự nhiên, bạn không thể không thích thú và tò mò trong việc khám phá tất cả ngõ ngách của ngọn núi này. Ngoài ra, việc nghỉ lại qua đêm tại những khách sạn trong khu vực cũng sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm nhận vô cùng thú vị.

Long (Depplus.vn/MASK)