Bình Nhưỡng Du Ký – Khâu chuẩn bị

Đến với Bắc Hàn nói chung và Bình Nhưỡng nói riêng chắc hẳn là đam mê của người yêu thích du lịch mà không cần hỏi rõ lý do, nhưng phần lớn đều có chung câu hỏi: “Làm sao để đi?”. Có những đường chính ngạch như đi công tác, xin visa từ Sứ quán vv… nhưng chúng tôi không làm như vậy mà tìm kiếm sự trợ giúp của các công ty du lịch. Vì quan hệ hữu hảo và đường biên giới tự nhiên thuận lợi giữa Trung Quốc và Triều Tiên mà phần lớn các tour vào Bắc Hàn đều thông qua agency của Trung Quốc. Thông tin du lịch các bạn có thể tham khảo từ rất nhiều nguồn trên mạng và qua sách báo, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những agency mà chúng tôi trao đổi thông tin trong thời gian trước khi đi.

1. Các agency ở Trung Quốc nhận làm tour đi Bắc Hàn:

– Lớn nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến Koryo Group, trụ sở tại Bắc Kinh, là agency có hơn 20 năm kinh nghiệm làm tour Triều Tiên. Trang web của họ cũng đầy đủ, kỹ lưỡng, và cực kỳ chi tiết, thích hợp cho tất cả khách du lịch VN cũng như quốc tế muốn tìm hiểu thông tin trước khi đi. Lịch trình khoa học và hướng dẫn đến tận răng là điểm mạnh của Koryo. Còn điểm kém hấp dẫn nhất của Koryo là giá cả! thường từ 800EUR trở lên cho tour 2 đêm và có thể nhảy đến 2000EUR nếu đi trên 1 tuần, và phải có đặt cọc trước kèm theo thanh toán đầy đủ trước ngày lên đường.

– Explore North Korea có văn phòng tại Dandong (thành phố biên giới Trung-Triều) nên giá cả có phần mềm hơn Koryo (khoảng 6000RMB cho tour 4 ngày đi thăm Bình Nhưỡng). Tương tự Koryo, agency này yêu cầu thanh toán tiền đầy đủ trước khi tour bắt đầu. Sabrina, người phụ trách của agency này rất dễ thương và sẵn sàng giảm giá 10% tiền tour nếu bạn có thể đóng góp 10 cuốn sách tiếng Anh hay cho trẻ em Bắc Hàn.

– Agency mà chúng tôi chọn là DDCTS cũng có trụ sở ở Dandong, giá tour khá mềm và không yêu cầu đặt cọc trước  Toàn bộ tiền tour sau khi chúng tôi thỏa thuận (đã gồm tips cho guides phía Bắc Hàn) là: 3900RMB/người, vé xem Arirang (chỉ có các dịp tháng 8 đến 10 hàng năm) tính riêng (giá 800 RMB/người) và chỉ thanh toán tại biên giới ngay khi khách đã nhận visa Bắc Hàn! Qua cả trăm mail ngược xuôi, chúng tôi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cho chuyến đi vì website của DDCTS mục tiếng Anh chỉ ở mức giản lược chứ không được đầy đủ như Koryo hay ExploreNK. Bù lại thái độ làm việc nghiêm túc, nhanh nhậy, và đặc biệt việc chỉ nhận tiền sau khi khách đã có visa lên tàu của DDCTS được chúng tôi đánh giá cao và quả đã không thất vọng ^^

2. Cách thức vào ra Bắc Hàn:

Sau khi liên hệ với agency, khách sẽ cần cung cấp bản photo của passport, ảnh, thông tin về địa chỉ nhà/cơ quan, số điện thoại và email liên lạc; muộn nhất là 8 ngày trước khi khởi hảnh. Vé tàu vào ra Bắc Hàn sẽ do agency đảm nhiệm mua, còn nếu du khách muốn bay vào/ra Bình Nhưỡng thì có thể tự mua vé và cung cấp thông tin cho agency để họ lo visa riêng. Visa Bắc Hàn không đóng vào hộ chiếu mà cấp riêng trên 1 tờ giấy sẽ được thu lại khi ra khỏi nước họ, nên du khách có thể “yên tâm” (mặc dù chúng tôi rất tiếc là không được đóng 1 dấu nào của Bắc Triều Tiên vào passport). Hình ảnh cụ thể sẽ được cung cấp thêm khi viết đến bài ngày 1  Còn bạn lo lắng vì có visa Mỹ, Nhật, Nam Hàn trong passport? bạn có thể thoải mái vì hải quan Bắc Hàn thậm chí không giở đến trang thứ 2 của passport ra để kiểm tra!

Lộ trình quen thuộc của các tour đường bộ là: đi tàu từ Dandong (Trung Quốc) đến ga Tân Nghĩa Châu (Sinuiju) của Bắc Hàn rồi chuyển qua tàu riêng của Bắc Hàn để tiếp tục đi đến Bình Nhưỡng. Còn đường hàng không sẽ bay trực tiếp Bắc Kinh hay Thẩm Dương (Shenyang), Trung Quốc vào sân bay Bình Nhưỡng bằng Air Koryo.

3. Để đến được Dandong thì có vô số cách, có thể đi tàu hoặc bay nội địa từ các thành phố khác đến, chúng tôi thì chọn lộ trình bay HCM/HN – Thượng Hải – Thẩm Dương, rồi đi xe bus (3 tiếng – 300km) từ Thẩm Dương đến Đan Đông. Đây cũng là kinh nghiệm xương máu cho chúng tôi rằng không nên chọn chuyến bay quá gần vì thời tiết mùa thu thay đổi thất thường dễ ảnh hưởng đến lịch bay.

Sau khi nhóm từ HN đã sang đến Đan Đông an toàn nhanh chóng, nhóm đi từ Sài Gòn phải đổi lịch bay 3 lần vì siêu bão Muifa đổ bộ vào Trung Quốc gần như cùng thời điểm đoàn xuất phát khiến các chuyến bay liên tục trễ và vé mới phải mua sát giờ bay tại sân bay Thượng Hải. Khởi đầu sóng gió này được đền đáp bằng chuyến đi thanh bình và thời tiết Bắc Hàn trong mát suốt mấy ngày đoàn ở Bình Nhưỡng, chỉ mưa lại khi chúng tôi lên tàu về Đan Đông ^^

4. Nên và không nên mang gì vào Bắc Hàn?

– Qua trao đổi với agency và các nguồn thông tin trên mạng, du khách được mang máy ảnh, mp3, kindle, sách báo văn hóa phẩm không có nội dung chính trị và không mang tính tuyên truyền vào Bắc Hàn. Máy quay phim và điện thoại không được mang vào, còn máy tính và iPad sẽ bị kiểm tra kỹ lưỡng và thường được khuyến cáo không nên mang theo; thực ra mang có mang theo thì chắc bạn cũng không có nhu cầu sử dụng  Các ống kính tele trên 100mm cũng sẽ bị giữ lại ở cửa khẩu (và trả lại khi du khách ra) nếu hải quan Bắc Hàn thấy ống kính quá dài. Còn nếu ống kính của bạn có kích thước vật lý ngắn (kiểu Tamron 70-300mm) thì có thể trót lọt. Thực chất quá trình kiểm tra hải quan diễn ra trên tàu và mang tính tự giác nhiều hơn chứ không hề có khám kỹ hành lý hay chạy qua máy soi 

– Đoàn chúng tôi có 10 người, mang theo 13 máy ảnh đủ loại, lens từ 12mm đến 300mm, vài chục thẻ nhớ, 5 iPad (3 iPad trong đó ‘gửi’ hải quan BH giữ ở biên giới)

– Nhưng quan trọng nhất cần có, theo Lonely Planet Korea (2010), là a sense of humor and an open mind

===

Vậy là mọi việc đã xong, hò hẹn với agency, chúng tôi gói ghém đồ đạc, mang theo máy ảnh và tư trang, thuốc men cùng kẹo bánh, thuốc lá, xà phòng làm quà cho các bạn Bắc Hàn rồi hồ hởi lên đường!

Kinh nghiệm đổi tiền Nhân dân tệ khi du lịch Trung Quốc

 

Với những khách du lịch mới đi Trung Quốc lần đầu có thể gặp không ít bỡ ngỡ, nhất là về chuyện đổi tiền

Kinh nghiệm đổi tiền Nhân dân tệ khi du lịch Trung Quốc

Ngày càng nhiều người Việt có nhu cầu du lịch Trung Quốc bởi sức hấp dẫn khó cưỡng lại từ những danh thắng nổi tiếng cũng như chi phí hàng hóa thấp mà chất lượng lại không đến nỗi nào. Dẫu vậy, với những khách du lịch mới đi lần đầu thì gặp không ít bỡ ngỡ, nhất là về chuyện đổi tiền lẻ vì không đổi thì khó mua đồ mà đổi thì không biết thế nào.

Mang tiền như thế nào cho có lợi?

Chỉ nên đổi một lượng tiền mặt đủ để bạn mua sắm những thứ đơn giản và trả phí hành chính, tham quan (nếu bạn không đi theo đoàn). Còn lại nên dùng thẻ để vừa nhẹ nhàng, tránh thất thoát lại tiện dụng. Trung Quốc có rất nhiều cột rút tiền để bạn tiện dụng dọc đường.

Đổi tiền ở đâu?

– Phố Hà Trung: nơi đổi tiền đông vui tấp nập nhất Hà Nội, tỉ lệ chênh lệch của các nhà không khác nhau là mấy, luôn hơn của ngân hàng một chút, phù hợp với những ai có nhu cầu đổi lượng tiền không quá lớn để mua sắm cho tiện. Luôn có tiền lẻ để đổi, tiện cho bạn chi tiêu mua sắm, nhưng dĩ nhiên cũng không tránh khỏi tiền giả trà trộn.
– Hàng đổi tiền số 1 phố Trần Phú: hàng này đổi tiền có uy tín, cập nhật giá cả nhanh hơn bên Hà Trung.
– Hiệu vàng Phú Vân – giữa phố Lương Ngọc Quyến : trung tâm đổi tiền có tiếng từ thời Pháp, giá cả ổn, thu ngân dễ thương.

Nhận biết Nhân Dân tệ thật – giả?

– Tốt nhất là lấy tiền mới, khi chao nghiêng ra ánh sáng các hình chìm hiện rõ, nét
– Tờ tiền không bị nhòe hình. Tiền thật dùng lâu cũng không tránh khỏi ẩm ướt nhưng các nét in rất thanh và mảnh, chứ không dầy và nhòe như tiền gi.
– Nên sờ nhẹ vào cổ áo của Mao Trạch Đông, phải cảm thấy ráp nhẹ tay, cảm giác ráp đều là tiền thật.

Theo Vzone

 

 

Kinh nghiệm du lịch Quảng Châu

 

Quảng Châu là một thành phố rộng lớn ở phía Nam của Trung Quốc. Đây là trung tâm mua sắm của Châu Á và thế giới. Đến đây bạn có thể đi mua sắm thỏa thích tại các khu chợ trung tâm mua sắm lớn với đa dạng các mặt hàng khác nhau. Cách đi lại dễ dàng nhất đến Quảng Châu là đi xe khách giường nằm. Đi xe khách tuyến Hà Nội Lạng Sơn, sau đó bắt xe giường nằm đi Quảng Châu.

Kinh nghiệm du lịch Quảng Châu

Du lịch Quảng Châu phải chuẩn bị những gì

Visa Trung Quốc

Bạn cần phải làm được Visa khi đi du lịch nước ngoài. Với các nước Đông Nam Á thì điều này là không cần thiết, nhưng khi đi du lịch các nước khác không có chế độ miễn Visa bạn phải làm Visa. Bạn có thể đăng ký làm Visa tại các công ty du lịch trên phố cổ. Mình biết một chỗ làm Visa Trung Quốc giá 65$/tháng, nếu bạn cần thì cứ liên hệ mình.

Đổi tiền Tệ ở đâu

Bạn cần đổi tiền Tệ khi đi du lịch Trung Quốc, bên đó họ không chấp nhận các loại tiền khác ngoài Nhân Dân Tệ. Các loại thẻ Visa hay Master card cũng có thể sử dụng tuy nhiên không phải chỗ nào cũng chấp nhận. Nhanh nhất là qua Hà Trung đổi, rất nhanh và thuận lợi, bao nhiêu cũng có.

Mua Sim Trung Quốc

Bạn có thể mua Sim khi qua cửa khẩu, dùng Sim này liên hệ với bạn bè người thân khi đi lạc. thường Sim mua ở cửa khẩu là Sim Bằng Tường, cũng có thể mua Sim ở Quảng Châu.

Bản đồ du lịch Quảng Châu download tại đây

Khi nào đi du lịch Quảng Châu?

Nên đến Quảng Châu vào cuối xuân, đầu mùa hè, khoảng từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5. Lúc đó, thời tiết ẩm ướt không còn nửa, nhưng gió mát và ấm áp tràn về. Cuối tháng 10 cũng là thời điểm thích hợp, tuy có hơi khô.

Tuy nhiên, tháng 6, 7 và 8 là thời gian tệ nhất trong năm, khí hậu nóng bức và rất khô. Đa số dân cư chỉ đóng cửa ở trong nhà.

Đến, đi lại bằng gì?

Đến

Xe bus: Quảng Châu có nhiều trạm xe bus đường dài, chạy đến nhiều nơi ở Quảng Đông, phía Nam Phúc Kiến, phía Đông Quảng Tây và những vùng đất ở xa hơn. Có 3 trạm xe lửa tiện lợi cùng với trạm xe lửa chính. Xe bus đến nhiều địa điểm khác khởi hành đa số từ trạm xe bus đường dài như Phật Sơn (45 phút), Quế Lâm (13 tiếng), Hải Khẩu (16 tiếng), Nam Ninh (15 tiếng), Sán Đầu (6 tiếng), Triệu Khánh (1 tiếng rưỡi) và Trung Sơn (2 tiếng). Nếu các khu trạm xe lửa quá hỗn loạn đối với bạn hãy đến Ga hành khách Hải Chu, sạch sẽ, trật tự nằm ở phía Nam quận Hải Chu. Bạn sẽ tìm thấy xe bus đi cùng hướng trên, cùng với xe bus đến Thanh Viễn, Mai Châu, Vĩnh Định và Phúc Châu ở Phúc Kiến.

Xe lửa

Trạm xe lửa chính Quảng Châu được sử dụng cho những địa điểm ngắn như Triệu Khánh, lúc nào cũng đông đúc và hỗn loạn. Trạm xe lửa phía Đông Quảng Châu để phục vụ các chuyến tàu lửa khoảng cách xa, có hiệu quả hơn.

Tàu 

Quảng Châu là cảng quan trọng của bờ biển phía Nam Trung Quốc nhưng đa số dịch vụ phà và thuyền gỗ đều tạm ngưng sử dụng, vì giao thông đường bộ phát triển quá mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số dịch vụ này trong những khu vực đông đúc ở Quảng Châu, đến và đi Hong Kong hay Hải Nam.

Hàng không

Tập đoàn Hàng không quốc gia Trung Quốc (CNAC) đại diện bởi China Southern Airlines có 6 chuyến bay mỗi ngày đến Hong Kong. Còn có một số chuyến bay sang Thượng Hải và Bắc Kinh, thuế sân bay quốc nội là 50 Nhân dân tệ. China Southern Airlines phục vụ các chuyến bay quốc tế đến Amsterdam, Bangkok, Ho Chi Minh City, Jakarta, Kuala Lumpur, Los Angeles, Melbourne, Osaka, Paris, Penang, Singapore and Sydney, thuế là 80 Nhân dân tệ.

Đi lại

Xe bus: Quảng Châu có hệ thống xe bus rộng rãi. Tuy nhiên xe bus thường rất đông và chậm.
Xe điện: Quảng Châu cũng có hệ thống xe điện nối liền các thành phố trong tỉnh Quảng Đông. Xe điện chạy từ 6h30 sáng đến trước 11h tối.
Taxi: Taxi khá nhiều trên đường phố Quảng Châu nhưng cũng khó gọi, đặc biệt là vào giờ cao điểm, tầm 8 -9h sáng và buổi trưa hay giờ ăn tối.
Xe đạp: Thuê xe đạp trên đảo Sa Diện, nên hỏi khách sạn để biết thêm chi tiết.

Xe giường nằm đi Quảng Châu

Từ Hà Nội có rất nhiều xe khách đi Lạng Sơn, Móng Cái, sau đó đi tiếp xe giường nằm đi Quảng Châu. Tuy nhiên cách nhanh và dễ nhất là bắt xe giường nằm từ Cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn. Bạn nên bắt xe đi thằng đến cửa khẩu, làm thủ tục rồi qua đó bắt xe. Lưu ý giờ làm thủ tục xuất nhập cảnh bên Trung Quốc là trước 5h chiều (tức 4h việt nam).

Một số nhà xe đi cửa khẩu Hữu Nghị

Nhà xe Hoa Thêm (Đặt chỗ: 0913.213.506 – 0983.365.838)
Nhà xe Tuấn Kiên Long (Đặt chỗ: 0914.007.234)
Nhà xe Việt Trung

Khi làm thủ tực qua cửa khẩu xong, bạn đi bộ đến bến xe bên Trung Quốc và mua vé xe giường nằm tại đó. Xe xuất phát lúc 7h hoặc 7h30, sáng hôm sau đến Quảng Châu lúc 7h sáng. Giá 2 chiều là khoảng 1.505.000 VND (4/2013). Xe sẽ đưa bạn đến bến xe Việt Tú Quảng Châu (Yeuxiu South Bus Station).

Nếu các bạn không đi xe Giường nằm ngay ở Cửa Khẩu thì có thể đi các Nhà Xe ở Bằng Tường, họ đều có xe ra đón bạn miễn phí vào Bằng Tường. Các bạn nên mua vé khứ hồi vì khi về sẽ được bố trí chỗ tốt. Khi mình đặt chỗ, hẹn ngày giờ đi các chủ xe sẽ cho xe ra cửa khẩu đón đưa về bến xe tại Bằng Tường. Liên hệ: (nhà xe đều nói được tiếng Việt)
– Ông Nông: 008613077780888 (quay từ Việt nam)
Nếu liên hệ từ Quảng Châu gặp ông Trương 13286864415
– Số thứ 2: liên hệ đặt chỗ 0086 13878865626 (quay từ Việt nam)
– Số thứ 3: 0086-135-27681092 (Đi Từ Quảng Châu về)
– Số thứ 4: 0086-139-781-20198 (Đi Từ Bằng Tường)

Nhà nghỉ khách sạn tại Quảng Châu

Bạn nên ở các khu nhà gần bến xe cho tiện đi lại, xung quanh đây cũng có một quán ăn Việt khá ngon, phục vụ toàn người Việt Nam cả. Một số khách sạn nên ở, giá giao động từ 168 – 200 tệ.

  • Jianghuan Hotel
  • Yindu hotel
  • GuangZhuo Dzheng hotel
  • Dashadao Hotel – HighSun Plaza

Nhà hàng quán ăn tại Quảng Châu

Cũng tùy địa điểm lưu trú của bạn mà có nhiều quán ăn khác nhau. Xung quanh các khách sạn trên đều có rất nhiều quán ăn khác nhau. Nhân viên phục vụ thường là không nói được tiếng Anh. Một số nhà hàng có Hình Ảnh bạn có thể chỉ để chọn món. Các trung tâm mua sắm đều có quán ăn và đồ ăn vỉa hè. Rất thuận lợi cho bạn lựa chọn. Đồ ăn Trung Quốc thường nhiều Dầu Mỡ, toàn ăn kiểu như trộn nước Thịt với Cơm vậy.

Đi lại tại Quảng Châu

Trong trung tâm Quảng Châu không có xe máy lưu thông. Vì vậy phương tiện di chuyển chính là Taxi, xe điện ngầm, xe Bus. Nếu bạn đến lần đầu thì chỉ có đi taxi thôi. Muốn đi đâu thì cứ đưa Card hoặc địa chỉ để lái xe đưa đi. Nếu họ không hiểu thì tìm xe khác. Nếu bạn có hướng dẫn thì bạn nên bảo họ cho đi tầu điện ngầm, rất nhanh và rẻ.

Các điểm mua sắm tại Quảng Châu

Tại Quảng Châu, mỗi loại hàng hoá đều có một chợ riêng, chỉ chuyên kinh doanh một loại hàng hoá. Một số chợ chính tại Quảng Châu

– Chợ bán buôn quần áo: Chợ Bạc Mả (tiếng Việt là Bạch Mã), Chợ Sớm hay Chợ Sáng (Hay còn gọi là chợ 13), chợ này chỉ mở đến 12h trưa là đóng cửa.
– Chợ đồ chơi, đồ lưu niệm: One Link International Plaza, địa chỉ 39 đường Jiefang nan Lu.
– Chợ máy tính, linh kiện máy tính: chợ điện tử Thiên Hô, nằm trên đường Tianhe Lu và đường Shipai XiLu.
– Highsun Binbin Plaza: được xây dựng vào năm 1959 và được tổ chức các Hội chợ Canton giữa năm 1959 và 1972. Tòa nhà bây giờ là một trung tâm với 300 cửa hàng thời trang, quần áo, nhà hàng, hoa giả, làm vườn. Địa chỉ Số 1 đường Qiyi Lu.
– Taikang Wholesale Market: nơi đây là một trong những nơi bán buôn cho rất nhiều khách hàng châu Á và châu Phi. Phụ kiện như bông tai, dây chuyền, dây đai, thắt lưng, ví, vòng chìa khóa, khăn quấn đầu, túi… Địa chỉ: Số 111, đường Taikang Lu.
– Chợ đồ da nằm trên đường Jiefang Beilu và đường Ziyuangang Lu, các trung tâm như Guihualou Leather Mall or YiSen Leather Building.
– Trendy Wholesale Market: Bán đồ lót, đồ ngủ, quần áo bơi lội, mỹ phẩm, đồng hồ… Địa chỉ: Đường Beijing Nan Lu.
– Chợ giầy dép: tên là Metropolis Shoes City nằm đối diện chợ đồ chơi One Link International Plaza, nằm trên đường Jiefang nan Lu, góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu.
– Chợ hoa giả, đồ trang trí Yijing Yuan: Trước kia là nơi bán đồ chơi… Hiện nay đây là nơi tốt nhất để mua quà tặng và đồ trang trí cho lễ hội Halloween, Giáng sinh, và Lễ hội mùa xuân. Địa chỉ: Số 85, Đường Yide Dong Lu.
–  Chợ điện thoại: tên là Photography electronics city, nằm trên đường Luyin Lu.
– Chợ điện thoại cũ Shengxian Dashatou Second-hand Market. Địa chỉ: 2 Lvyin Road, Yuexiu, Guangzhou, Guangdong.
– Chợ đồ len: nằm trên đường Dezheng nan Lu, gần khách sạn Đức Chính cách khoảng 500m, từ khách sạn Đức Chính rẽ phải theo đường Dezheng nan Lu sẽ gặp chợ bên phía bên phải của đường.

Các điểm thăm quan tại Quảng Châu

– Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn: Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là “Quốc phụ Trung Hoa”. Nhà Tưởng Niệm nằm ở trung tâm thành phố đối diện với tòa nhà của ủy ban Nhân Dân.

– Du thuyền trên sông Châu Giang

– CiTic Plaza: là một nhà chọc trời cao 80 tầng ở Thiên Hà Khu thuộc Quảng Châu. Đây là công trình kiến trúc cao 391m tính cả độ cao của hai chóp nhọn ăngten trên nóc. Hoàn thành vào năm 1997, đây là công trình kiến trúc bằng bê tông cao nhất thế giới. Hiện nay nó là tòa nhà chọc trời cao thứ 8 trên thế giới và là tòa nhà cao thứ 4 Trung Quốc.

– Công Viên Việt Tú (Yuexiu Park): Là Công viên lớn nhất thành phố với những thảm thực vật phong phú, những hồ nước thơ mộng, và đặc biệt là pho tượng Ngũ Dương được xây dựng năm 1926, làm bằng những khối đá hoa cương do dân chúng đóng góp. Cạnh công viên có lầu 5 tầng cao nhất thời đó – biểu tượng văn hóa của Quảng Châu. Địa chỉ: 988 Jiefang Beilu, Guangzhou.

– Hoàng Hoa Cương: Đây là Khu mộ liệt sỹ nằm trong khu vườn hoa và cây cảnh quanh năm xanh tươi được đan màu một cách tài tình.Nơi đây có mộ liệt sỹ Phạm Hồng Thái, người đã đặt bom định giết viên toàn quyền Đông Dương khi ông ta tới thăm Quảng Châu. Di hài của Phạm Hồng Thái khi mới hy sinh được mai táng ở chân núi Bạch Vân. Sau này được đưa về cải táng lại ở gần Hoàng Hoa Cương (trước cách mạng). Năm 1960, nhà nước Trung Quốc bốc mộ ông đưa về tập trung tại Công viên Hoàng Hoa Cương.

– Vườn Bảo Mặc – Vườn Bao Công: Là một trong những danh thắng nổi tiếng nhất ở Phiên Ngung, cách Quảng Châu không xa. Vườn được xây dựng từ cuối đời nhà Thanh và những năm đầu tiên của chế độ Cộng hòa Trung Hoa. Ngày nay vườn Bảo Mặc là một tổng thể kiến trúc và cảnh quan đa dạng và phong phú trong một khu du lịch sinh thái kết hợp được đầy đủ và hài hòa các yếu tố kiến trúc, vườn cảnh, đồi, hồ nước và cầu đá. Nơi đây được đánh giá là danh thắng bậc nhất của Thành phố Quảng Châu.

Phố đi bộ Beijing Lu: đây là phố đi bộ nổi tiếng Quảng Châu và cũng là một trung tâm mua sắm, hàng hoá đắt nhưng cũng có nhiều cửa hàng bán quần áo, túi da, ví da rẻ đến không tưởng tượng nổi. Phố này ngày cũng như đêm đều rất đông đúc.

Phiên dịch tại Quảng Châu

Giá phiên dịch thường là 250-300 tệ/ngày.

Lưu ý khác

Du khách cần mang theo quần áo gọn nhẹ. Đặc biệt, không nên đi giày cao gót vì phải đi bộ nhiều.
Du khách cần mang theo những thuốc đặc trị và thuốc thông thường vì tại Quảng Châu rất khó tìm thấy một cửa hàng thuốc tây và chi phí khám bệnh rất cao.

Nếu du khách không quen ăn món Tàu hay hạn chế dầu mỡ cần chuẩn bị một ít đồ ăn riêng như dăm bông, mì gói để phòng bị. Khi ăn buffet (tự chọn), du khách xếp thành từng hàng và đi lấy thức ăn theo chiều kim đồng hồ. Luôn giữ trật tự, nói khẽ, không nên lấy quá nhiều thức ăn. Không nên bỏ thức ăn xuống dưới chân bàn.

Rất ít người Quảng Châu biết tiếng Anh. Vì vậy, du khách nên học vài câu tiếng Trung thông dụng như chào hỏi, hỏi giá, con số, vài địa danh cần thiết…

Tại Quảng Châu, mỗi loại hàng hóa đều có một chợ riêng, chỉ chuyên kinh doanh một loại hàng hóa, như: Chợ Bạch Mã chuyên bán quần áo, chợ đồ len nằm trên đường Dezheng nan Lu, chợ đồ da nằm trên đường Jiefang Beilu và Ziyuangang Lu, chợ giày dép Metropolis Shoes City đối diện chợ  đồ chơi One Link International Plaza nằm trên đường Jiefang nan Lu, đồ lưu niệm nằm trên đường Yide Lu, chợ điện tử Thiên Hô nằm trên đường Tianhe Lu và đường Shipai Xilu, chợ điện thoại Photography Electronics City, phố đi bộ Bắc Kinh Lộ chuyên buôn bán những hàng hóa sang trọng và đắt tiền…

Khi đón taxi ở Quảng Châu, cần phải thực hiện chiến thuật “cướp chỗ”. Xe vừa dừng, khách cũ đang trả tiền trên xe, các bạn cứ mở cửa vào trong, nếu không sẽ có người khác nhảy lên chiếm xe ngay tại chỗ. Bởi ở thành phố này, khách đi taxi ở các chợ rất nhiều mà xe thì không đủ nên nếu không “cướp chỗ”, các bạn đợi ở đó cả tiếng đồng hồ cũng không đón được xe.

Tổng hợp

 

 

Kinh nghiệm du lịch Nam Ninh

Nam Ninh, khu vực tự trị của tỉnh Quảng Tây. Nơi đây không chỉ là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của miền Tây Nam, Trung Quốc. Biên giới này kết nối với nhiều thành phố lớn, như Quảng Châu, Hồng Kông, Macau, những thành du lịch nổi tiếng của Đông Nam Á. Chính vị trí địa lý thuân lợi này đã làm cho Nam Ninh trở thành một trung tâm thương mại và truyền thông của Trung Quốc.

Kinh nghiệm du lịch Nam Ninh

Vùng đất xinh đẹp này là nơi chung sống hài hòa của hơn 30 nhóm dân tộc thiểu số; Zhuang là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Quốc, thì hơn 90% đã sống ở Quãng Tây; lịch sử và văn hóa của họ đã làm cho Nam Ninh trở nên rực rỡ, làm say mê biết bao du khách.

Khi nào đến du lịch Nam Ninh

Nam Ninh nằm ở vị trí phía giáp Nam Bắc, thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, nắng mưa thuận hoà, hiếm khi có tuyết, khí hậu ôn hoà, mùa hè dài mùa đông ngắn, nhiệt độ bình quân năm là 21.6 độ C. Mùa đông lúc lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ khoảng 12.8 độ C, mùa hè nóng nhất là tháng 7,8, nhiệt độ bình quân là 28.2 độ C. Lượng mưa bình quân năm là 1304.2 mm, độ ẩm bình quân là 79%, khí hậu chủ yếu là nóng ẩm. Có thể nói thông thường mùa hè ẩm ướt, mùa đông hanh khô, mùa khô ẩm rõ ràng. Mùa hè dài hơn mùa đông, thời gian nóng tương đối dài. Mùa xuân thu khí hậu ôn hoà, mùa mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè.

Với điều kiện khí hậu ưu việt, khiến cho cây cối Nam Ninh bốn mùa xanh tốt, hoa nở như bông, sản vật phong phú. Cho nên, bạn sẽ không bao giờ thất vọng khi đến Nam Ninh bất kỳ thời gian nào trong năm.

Cách đến Nam Ninh

Nam Ninh, nằm gần biên giới Việt Trung chỉ cần đi qua Nam Ninh là du khách có thể được thưởng thức phong thổ và tình người của một đất nước Trung Quốc. Nam Ninh được Du khách đánh giá là “Nơi có mùa đông không khô héo, hoa không phải mùa xuân cũng nở rộ.

Khách sạn ở Nam Ninh

Khách sạn: Bạn nên lấy Card có tên của khách sạn bằng tiếng Trung Quốc. Nhận khóa phòng và phiếu ăn sáng, đi đâu gửi lại khóa cho lễ tân. Khi nhận phòng, nên kiểm tra phòng, có điều gì chưa biết hoặc thắc mắc phải hỏi hướng dẫn ngay.

Đồ uống trong phòng giá tiền cao nên bạn nên mua ở ngoài và nhớ mang theo bàn chải và thuốc đánh răng.

Quần áo bẩn bạn nên thuê khách sạn giặt giá 1USD/ áo hoặc quần

Các bạn tham khảo thông tin các khách sạn tại đây: http://www.chinahotels.org/vn/Nanning/

Một số khách sạn ở Nam Ninh

 

STT TÊN KHÁCH SẠN XẾP HẠNG ĐỊA CHỈ
1 Wanxing Hotel (Beining Street) 3 Sao No.42-1 Beining Street, Xingning District, 530012 Nanning
2 JJ Inns – Nanning International Exhibition Center 3 sao Building A, Oriental Mansion, Zhongdingwanxiang, No.141 Minzu Avenue, 530000 Nanning
3 Xianggui International Hotel – Nanning 3 sao No 76 Binhu Lake, Qingxiu District, Nanning, 530022 Trung Quốc
4 Jingtong Hotel Minzhu Road – Nanning 3 sao Minzhu Road 16, Nanning, Trung Quốc
5 Mingyuan Xindu Hotel 3 sao 38 Xin Min Road, Nanning, 530012 Trung Quốc
6 Nanning Zelin Hotel 3 sao No.66, Baoai Road (Baoai Lu), Nanning, 530021 Trung Quốc
7 Hengsheng Hotel 3 sao No.17, Zhonghua Road, Xingning District, Nanning, 530001 Trung Quốc
8 Jin Fu Ying Hotel – Nanning 3 sao 18 Xian Hu Avenue, Nanning, 530222 Trung Quốc
9 Nanning Wuzhou International Hotel 3 sao Wuyiqi Road 7, Jiangnan District, Nanning, Nanning, 530031 Trung Quốc
10 Nanning Yongzhou Hotel 4 sao No.18 Minzhu Road, 530012 Nanning
11 Nanning Guoyu Hotel 4 sao 48 North Luban Road, 530000 Nanning
12 Dibai 7 Star Hotel 4 sao No.127, Minzu Avenue, Nanning, 530011 Trung Quốc
13 Nanning Marriott Hotel 4 sao 131 Min Zu Boulevard,Qing Xiu District, Nanning, 530028 Trung Quốc
14 Yongjiang Hotel 4 sao No. 1 Linjiang Road, Nanning, 530012 Trung Quốc
15 Nanning Winwin Hotel 4 sao 223 Xingguang Avenue, Nanning, 530031 Trung Quốc
16 Universal International Hotel – Nanning 4 sao 7 Wuyi East Road, Nanning, 530031 Trung Quốc
17 New Cozy Harbour Hotel 4 sao No 1219 Yinhai Avenue, Liangqing District, Nanning, 530001 Trung Quốc
18 Nanning Kaiyuan Hotel 4 sao No.5 Gaoxin Avenue, Nanning, 530300 Trung Quốc
19 Nan Ning Hotel Guangx 5 sao No.38 Minsheng Road, 530012 Nanning

Giao thông vận tải ở Nam Ninh

Đường sông, đường biển (cách cảng Phòng Thành 172km, cảng Bắc Hải 204km, cảng Khâm Châu 104km) và đường biên giới (đường biên giới với cửa khẩu Hữu Nghị 175km) địa phận thuận tiện, có đường hàng không phát triển, đường sắt, đường bộ, đường thủy thiết lập thành mạng lưới giao thông vận tải.

Hàng Không: Sân bay quốc tế Ngô Khư Nam Ninh là sân bay cấp 4D quốc gia, từ năm 2006 có hơn 3.1 vạn lượt bay. Cho đến nay đã khai thông hơn 67 đường bay trong nước và quốc tế như đường bay đi Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hồng Kông, Băng Cốc, Hà Nội v.v…

Đường sắt: Đường sắt Nam Ninh có các tuyến đường đi thẳng đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An, Thành Đô, Côn Minh, Trịnh Châu, Nam Xương, Trương Gia Giới v.v…, có tuyến đường sắt sang Đông Đăng Việt Nam.

Đường bộ: Mật độ đường quốc gia, đường tỉnh, đường cao tốc đan xen dày đặc tạo thành mạng lưới đường bộ thuận lợi nhanh chóng, có thể thông suốt đến các thành phố của cả nước, của thành phố, huyện của Quảng Tây. Đường cao tốc dài nhất Trung Quốc Quế Lâm- Bắc Hải lấy thủ phủ Nam Ninh làm tiết điểm quan trọng; Đường cao tốc qua biển gần nhất khu Tây Nam là đường cao tốc từ Nam Ninh đến Hà Trì liên kết với Quý Châu, Tứ Xuyên; Đường cao tốc Nam Hữu là con đường từ Nam Ninh đến cửa khẩu Hữu Nghị biên giới Việt Nam, còn được gọi là “cửa Nam Quốc đệ nhất lộ”, là con đường quốc tế dẫn đến Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, còn có đường cao tốc Nam Ninh- Quảng Châu đang được xây dựng.

Đường Thủy: Cảng Nam Ninh được coi là cảng đầu mối vận chuyển tuyến Tây Giang với các cảng sông trong nước, là bộ phận quan trọng thông đạo từ Tây Nam ra biển, chịu trách nhiệm tập trung và phân tán hàng hóa, xuất khẩu mậu dịch, vận chuyển hàng hóa đường sắt Nam Côn từ Nam Ninh ra các khu vực xung quanh. Đường thủy có thể đi thẳng đến Long Châu, Bạch Sắc, Cảng Quý, Ngô Châu, Quảng Châu, Hồng Kông, Ma Cao. Tuyến đường chủ yếu có tuyến Ung Ngô, tuyến Ung Tuệ, Ung Bạch, Nam Ninh Hồng Kông(Ma Cao).


Đi lại trong Nam Ninh

Trong nội thành Nam Ninh có nhiều tuyến xe buýt. Chuyến xe sớm nhất là 6 giờ 15 phút và chuyến muộn nhất là 23 giờ. Tại các bến xe buýt đều có ghi rõ tuyến đường, các điểm dừng và giá vé. Xe buýt chạy trong nội thành đều không có người bán vé, khách phải chuẩn bị tiền lẻ và bỏ vào một cái thùng được thiết kế ở phía cửa trước của xe, giá thống nhất là 1,2 nhân dân tệ/lượt. Các xe chạy ra ngoại thành có 2 loại là xe to và xe nhỏ.

Đi taxi ở Nam Ninh rất tiện, gọi là xe đến ngay. Phần lớn xe taxi ở Nam Ninh sơn màu đỏ. Nếu là xe bình thường thì có giá khởi điểm là 6 nhân dân tệ, mỗi km cộng thêm 1,2 nhân dân tệ; các loại xe sang trọng thì giá khởi điểm là 7 nhân dân tệ, mỗi km cộng thêm giá là 1,6 nhân dân tệ. Trên taxi đều có in số điện thoại để hành khách có thể khiếu nại nếu cần.

Tham quan du lịch Nam Ninh

Quãng trường ngũ tượng

Tượng 5 chú voi nằm trên quảng trường Kim Hồ và “đài phun nước Ngũ Tượng” bao quanh đã kể lại cho du khách câu chuyện về văn hóa lịch sử của Nam Ninh một cách khác biệt, thể hiện được sự quyến rũ của thành phố màu xanh. Nam Ninh từ xa xưa được gọi là Tượng Thành, có không ít các truyền thuyết về voi, trong đó nổi tiếng nhất là truyền thuyết về đỉnh Ngũ Tượng, linh cảm thiết kế tượng 5 chú voi trên quảng trường Kim Hồ xuất phát từ truyền thuyết này trong dân gian. Tương truyền, vào thời chiến quốc, Tần Thủy Hoàng vì muốn khống chế nạn lũ lụt ở phía nam, đã cử 5 chú voi quý từ Lĩnh Nam xuống để chặn nước lũ từ trên núi đổ xuống, mong dân chúng bình an. 5 chú voi đến Nam Ninh thì dừng chân không chịu tiến, Tần Thùy Hoàng dùng tay vỗ vảo mông chúng, nhưng chúng vẫn không nhúc nhích, ông vô cùng tức giận, giật mình tỉnh dậy mới biết là đang mơ. Sau khi tỉnh mộng, Tần Thủy Hoàng bán tín bán nghi cử người xuống phía nam tìm hiểu, quả nhiên nơi đây có thêm 5 ngọn núi hình voi, từ đó trở đi, nạn lũ lụt ở Nam Ninh bớt hẳn, đỉnh Ngũ Tượng liền trở thành hình tượng may mắn bào vệ Nam Ninh trong lòng dân chúng.

Mùa xuân Ung Giang

Khu du lịch bên sông với trung tâm là 2 bờ nam bắc cầu 1 sông Ung Giang – Nam Ninh, rồi đi về phía thượng lưu và hạ lưu hơn 10 dặm. Sông Ung Giang – con sông như bà mẹ của Nam Ninh, đi qua thành phố như một dải ngọc, là một “dải lụa xanh” mà trời phú cho Nam Ninh. Quảng trường 2 bên bờ sông với những bức tượng điêu khắc tinh tế, những tác phẩm nho nhỏ bằng đèn trang trí, những cây đèn đường độc đáo và đài phun nước theo nhạc hùng tráng khiến du khách vừa ngạc nhiên vừa vui sướng. Cảnh quan chủ yếu có vườn hoa dọc đê, quảng trường Dân Sinh, đình Đông Vĩnh, Tây Cảnh viên, sân khấu dưới nước, sân khấu nhỏ, sân khấu ca hát bên sông, Tâm Tịnh viên và các kiến trúc bên sông.

Đại thế giới hào hoa Nam Ninh

Công trình xây dựng trọng điểm “136” của thành phố Nam Ninh, nằm tại trị trấn Sông Kiều huyện Vũ Minh thành phố Nam Ninh. Là khu vườn lâm nghiệp thí điểm cỡ lớn có hoạt động thăm quan nông nghiệp, khu nuôi trồng và kinh doanh giống cây giống hoa, nuôi dưỡng động vật, triển lãm cây cảnh, khoa học thường thức, hội nghị, nghỉ ngơi. Diện tích 6763 mẫu, là loại địa hình điển hình của Karst, chia làm 5 khu vực: khu vực vườn ươm giống cây trồng, khu vực vườn trồng hoa, khu nuôi động vật kinh tế, khu trung tâm trưng bày vườn rừng, khu du lịch sinh thái có chủ đề.

Đại thế giới hương quê

Khu vực đại thế giới hương quê chiếm diện tích hơn 1000 mẫu, là một làng du lịch sinh thái cỡ lớn mang đậm hương sắc đồng quê, vừa có thể nghỉ ngơi thư giãn, vừa có thể tổ chức hội nghị, lớp đào tạo ngắn ngày, lại còn có thể giáo dục về nông nghiệp. Trong làng du lịch có nhà khách, biệt thự và các loại phòng họp cũng như nhà tập luyện bóng chuyền, cầu lông, bể bơi, khu nướng đồ ăn, căn cứ dã chiến. Trong làng còn có rạp chiếu phim trên xe hơi nhất thế giới với khái niệm thư giãn mới, hơn 200 mẫu đất đến nay đã trở thành cơ sở trồng nho Nhật có diện tích lớn nhất khu vực Quế Nam.

Đại lộ Dân Tộc

Tổng chiều dài đại lộ Dân Tộc là 12km, chiều rộng 100m, đi qua đỉnh Phượng Lĩnh, vào khu Lãng Đông, xuyên qua quảng trường Kim Hồ, là hành lang màu xanh nổi tiếng của Quảng Tây. Trên đại lộ trồng tới hơn 50.000 cây xanh, khiến đường đi rợp bóng cây, trở thành đại lộ sinh thái có tiếng ở Trung Quốc. Đại lộ Dân Tộc Nam Ninh là con đường dài nhất, rộng nhất và đẹp nhất của Quảng Tây, được mệnh danh “Quảng Tây đệ nhất đại lộ”. Dọc đường có những kiến trúc tôn nghiêm, hùng vĩ như Quảng trường dân ca, đại lễ đường nhân dân Quảng Tây – kiến trúc có tính tiêu biểu của thành phố màu xanh, Cung dân tộc Quảng Tây … Đèn đường đan xen, người trên đường như mắc cửi.

Quãng trường dân ca Nam Ninh

Là công trình trọng điểm của thành phố Nam Ninh, do Cty GMP Đức liên kết với Viện nghiên cứu thiết kế tổng hợp xây dựng Quảng Tây thiết kế, ngoại hình trông như một chiếc “Đĩa bay” đang hạ cánh. Tổng diện tích (cả khu hồ nước) khoảng 229.000m2, trong đó có hồ nhân tạo rộng hơn 50.000m2, quảng trường bậc thang diện tích hơn 40.000m2 có thể chứa 35.000 khán giả, và dải cây xanh che mát. Công trình giai đoạn 1 chủ yếu bao gồm xây dựng bờ hồ nhân tạo, công trình tổng thể quảng trường dân ca, công trình chiếu sáng cảnh quan

Khu thắng cảnh gia hòa

Khu thắng cảnh cấp 4A quốc gia, nằm trong khuôn viên Gia Hòa Thành trên đại lộ Nam Ngô phía đông bắc thành phố Nam Ninh, chiếm diện tích 4 triệu m2. Suối nước nóng Gia Hòa Thành là trung tâm thư giãn suối nước nóng tổng hợp phong cách 6 nước thuộc Châu Âu và Đông Nam Á, là một trong các khu nghỉ mát tổng hợp có suối nước nóng cỡ lớn trên toàn quốc. Các khu nghỉ mát chủ yếu gồm: khu phong cảnh suối nước nóng, hành lang thương mại trên bờ suối, vườn cây ăn quả, công viên nghỉ ngơi và thể dục thể thao. Thiết kế quy hoạch trong khu du lịch độc đáo, vửa thể hiện được cái đặc sắc của từng khu vực, vừa làm cho cái đẹp tổng thể được hài hòa, bày ra trước mắt ta một bức tranh đẹp tuyệt trần đi sâu vào tiềm thức.

Ngoài ra còn một số điểm đến nổi tiếng

Đại lễ đường nhân dân Quảng Tây, quãng trường Dân Sinh, suối nước nóng Cửu Khúc Loan, vườn thí điểm KHKT trong nông nghiệp hiện đại Quảng Tây, công viên Su Sơn Nam Ninh, khu thắng cảnh Lão Hổ Lĩnh, khu bảo tồn tự nhiên Long Cương_Long Châu_Nam Ninh_Quãng Tây, công viên rừng Thạch Môn_Nam Ninh, công viên Long Nham_Lê Đường_Tân Dương, công viên rừng quốc gia sông Lương Thượng, khu du lịch trấn cổ Dương Mỹ, khu danh thắng Thanh Tú Sơn, khu thiên nhiên quốc gia núi Minh Sơn,…

Ăn uống ở Nam Ninh

Thức ăn ở Nam Ninh nói chung nhiều dầu mỡ, hay chiên xào ko có hấp luộc, ngọt ngọt. Nếu sợ ko ăn được thì bạn nên mang theo muối vừng hay ruốc từ nhà.

Đường Trung Sơn là phố ẩm thực nổi tiếng ở Nam Ninh, hội tụ các món ăn nhẹ đủ phong cách, ẩm thực bản xứ và nước ngoài. Từ những năm 1970 đến nay, các món ăn mới ở đây lại ngày một tăng lên về số lượng cũng như chất lượng.

Mua sắm khi đi du lịch Nam Ninh

Dù gặp món hàng nào mình rất ưng ý cũng nên hỏi nơi sản xuất, tác dụng, cách sử dụng, đặc biệt phải trả giá quyết liệt. Các người bán hàng ở đây rất giỏi nắm bắt tâm lý khách hàng và “thét” giá rất cao. Bạn phải mặc cả, xem kỹ tránh nhầm lẫn hàng giả, trả tiền phải cẩn thận, nên mang theo máy tính nhỏ đi mua hàng.

Quà lưu niệm ở Nam Ninh nổi tiếng gồm có tú cầu, gấm Choang, đồ điêu khắc sừng, ngọc trai, trống đồng, đồ gốm sứ… Nam Ninh còn là nơi hội tụ của các loại hoa quả của vùng nhiệt đới như chuối, nhãn, xoài, dứa, bưởi, thanh long…

23 con phố đặc sắc của Nam Ninh.

1.Phố ẩm thực Trung Sơn

2.Phố sản phẩm IT Tinh Hồ

3.Phố thời trang hàng hiệu Thất Tinh

4.Phố chăn ga gối đệm Bắc Hồ

5.Phố cá giống Đình Giang

6.Phố đèn Nhân Dân

7.Phố điện thoại di động Đông Cát và Cộng Hòa

8.Phố quán ăn nhà nông Thanh Sơn

9.Phố đồ nướng chợ đêm Nam Quốc

10.Phố vải vóc Nam Thiết

11.Phố xe máy Công Viên

12.Phố linh kiện ô tô và xe đạp điện Trung Hoa    13.Phố bán buôn thuốc bắc Trung Nghêu

14.Phố vui chơi giải trí Đào Nguyên

15.Phố cháo Viên Hồ

16.Phố ăn đêm Kiến Chính

17.Phố bán buôn đồ dùng hàng ngày Hoa Tây, Hoa Đông

18.Phố bảng biển quảng cáo, khắc chữ Hưng Ninh

19.Phố ăn uống, nghi ngơi Cát Thôn

20.Phố ô tô An Cát và đại lộ Bạch Sa

21.Phố nhôm, thép Tây Quan

22.Phố hải sản Phúc Kiến

Thanh tùng tổng hợp

 

Kinh nghiệm du lịch Bắc Kinh

Bắc Kinh là thủ đô của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc và là thành phố lớn thứ nhì của nước này về dân số, sau Thượng Hải. Bắc Kinh được xem như trung tâm chính trị, văn hoá và giáo dục của Trung Quốc, trong khi Hồng Kông và Thượng Hải vượt trội trong lĩnh vực kinh tế.

Kinh nghiệm du lịch Bắc Kinh
Bắc Kinh có nghĩa là “Kinh đô phía Bắc”, phù hợp với truyền thống chung của Đông Á khi kinh đô được dứt khoát đặt tên như chính nó. Các thành phố có kiểu tên tương tự là Nam Kinh , Tokyo( Đông Kinh ; cũng như Kyoto ) và Kinh Thành.

Sau khi nhà Thanh bị lật đổ và Trung Hoa Dân Quốc được thành lập năm 1911, Bắc Kinh vẫn là trung tâm chính trị của Trung Quốc cho đến năm 1911. Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu đã dời thủ đô đến Nam Kinh và đổi tên Bắc Kinh thành Bắc Bình. Trong Đệ nhị thế chiến, thành phố đã bị quân Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1937 đến 1945 nhưng không bị phá hoại nhiều. Sau khi phe cộng sản của Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, thành phố được đổi tên thành Bắc Kinh và được chọn làm thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập.

Năm 2001, Ủy ban Olympic Quốc tế đã chọn Bắc Kinh làm nơi tổ chức Thế vận hội mùa Hè 2008.

Nên du lịch Bắc Kinh khi nào

Mùa thu là lựa chọn tốt nhất để đến đây, thời tiết ôn hòa, ít du khách trong thành phố. Người bản xứ miêu tả về mùa này bằng câu “thiên cao, khí hòa” – trời cao, khí hậu ôn hòa mát mẻ. Mùa xuân không mấy thuận tiện, không có nhiều du khách nhưng nhiều gió bụi. Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 có thể xem là mùa cao điểm, khách sạn nào cũng nâng giá và Vạn lý trường thành gần như không chịu nổi sức nặng của vô số du khách. Mùa đông cực kỳ ngược lại nhưng nếu bạn chịu được nhiệt độ lạnh thì khá tuyệt, Bắc Kinh giống của riêng bạn và nhiều khách sạn đưa ra chế độ giảm giá. Vào dịp Tết từ tháng 1 đến tháng 2 và mùa nghỉ lễ dài như Lễ Lao động 1-5, Ngày quốc khánh 1-10 lúc nào cũng đông đúc.

Cách đến Bắc Kinh

Bắc Kinh có đường hàng không kết nối với hầu hết các thành phố lớn trên thế giới và nhiều du khách sử dụng chuyến bay thẳng Bắc Kinh – Hồng Kông bằng hãng CAAC hay Dragonair. Quảng Châu và Thâm Quyến đều gần Hồng Kông và có chuyến bay nội địa thẳng đến Bắc Kinh. Xe lửa kết nối từ Bắc Kinh đến Nga, Mông Cổ, Bắc Hàn, Hồng Kông và Việt Nam. Không có xe buýt quốc tế tại Bắc Kinh.

Các hãng hàng không bay từ Việt Nam đến Trung Quốc

  •     China Southern
  •     Vietnam Airlines
  •     Shanghai Airlines
  •     China Eastern
  •     Air China

Xe lửa

Xe lửa quốc tế từ Moscow, Pyongyan và Ulaan Baatar đến và đi từ Nhà ga xe lửa Bắc Kinh, xe lửa đến Hồng Kông và Việt Nam khởi hành từ Nhà ga xe lửa Tây Bắc Kinh.

Đi lại xung quanh Bắc Kinh

Xe điện ngầm


Hệ thống xe điện ngầm
 là lựa chọn tốt nhất để đi xung quanh Bắc Kinh. Nên đi xe buýt dài, lớn, còn những loại xe buýt khác cần tránh. Xe điện ngầm có thể chạy với vận tốc 70km/h – nhanh hơn so với xe buýt chậm chạp. Nhưng dù sạch sẽ và dễ sử dụng, xe điện ngầm cũng đã khá cũ kỹ.

Xe taxi

Xe taxi ở Bắc Kinh rất nhanh: không khó tìm được taxi, nhưng cần hiểu tiếng Anh của người Trung Quốc, giá 4km khoảng 10 Nhân dân tệ.

Nếu bạn không biết tiếng Trung Quốc, nên đem theo bản đồ hay viết nơi cần đến bằng tiếng Trung Quốc. Nên giữ sổ điện thoại bên mình.

Xe đạp

Như nhiều nơi ở Trung Quốc, Bắc Kinh thích hợp đi xe đạp. Đi xe đạp đem lại cảm giác dân bản xứ, có thể tham quan đây đó tiện lợi. Khách sạn, nhất là các khách sạn bình dân thường cho thuê xe đạp với giá rẻ, ở ngoài cũng có nhiều cửa hiệu cho thuê xe buýt xung quanh khách sạn và những địa danh du lịch.

Xe buýt

Nếu bạn chỉ cần đón xe buýt đi vòng quanh thành phố, nên cẩn thận giữ gìn tài sản, có khoảng 140 xe buýt và tuyến đường xe khiến đường đi khá lộn xộn, bạn không thể ngắm cảnh qua cửa sổ.

Tham quan du lịch ở Bắc Kinh

Nên đến đây khi cổng mở vào 8h30 sáng nếu bạn muốn yên tĩnh dạo giữa khoảng sân rộng lớn. Đây là địa điểm đánh giá đúng đắn nhất sự lớn mạnh của Vương triều Trung Hoa trong thời gian đỉnh cao quyền lực dưới hai triều đại Minh và Thanh. Dù thành phố biến chuyển thế nào, Tử Cấm Thành vẫn còn giữ nguyên như cũ. Nơi đây có một vài quán cà phê và cửa hàng lưu niệm, giá không mấy cao so với những nơi đón du khách khách. Hiện hay chỉ có khoảng 2/5 của nơi này mở cửa, bạn có thể thuê tour hướng dẫn bằng âm thanh giải thích ý nghĩa của các ngôi đền tại đây với nhiều thứ tiếng khác nhau.

Thiên An Môn

Nó được đặt tên theo Thiên An Môn, cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều người xem nơi đây là nơi tượng trưng trung tâm của Trung Quốc. Ở ngoài Trung Quốc, quảng trường này được nhiều người biết đến qua một cuộc biểu tình trong năm 1989. là một quảng trường rất lớn tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong năm 1949 nó được nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía bắc là Thiên An Môn và phía nam là Tiền Môn. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại hội đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có cây, nhưng trong quảng trường thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi.

Thiên Đàng

Thiên Đàn hay Đàn thờ Trời là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Xuanwu. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời – nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Quần thể được xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học

  • Viên Khâu Đàm , bệ thờ chính. Đây là đài rỗng hình tròn, gồm ba tầng bằng đá hoa cương có lan can, nơi hoàng đế làm lễ tế trời.
  • Hoàng Khung Vũ, là một điện nhỏ một tầng hình tròn, nằm ở phía Bắc Viên Khâu, là nơi đặt các bài vị tế trời vào những ngày không phải dịp tế lễ. Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường cao 6 m quây thành hình tròn có đường kính 32.5 m, đây là bức tường hồi âm nổi tiếng mà đứng một đầu tường có thể nghe rõ tiếng nói ở đầu tường bên kia.
  • Điện Kỳ Niên, tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, được xây trên ba tầng của đài đá hoa cương, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa màng tươi tốt.
  • Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử – con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này được xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa.

Ngày Đông chí hàng năm, hoàng đế và toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn, mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay; tại đó hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cho mùa màng bội thu. Nghi lễ phải được hoàn tất một cách hoàn hảo; người ta tin rằng chỉ một sơ xuất nhỏ nhất cũng có thể là một điềm xấu cho toàn bộ quốc gia trong năm tới.

Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn ở phía đông, Địa Đàn ở phía bắc, và Nguyệt Đàn ở phía tây.

Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Di Hòa Viên

Di Hoà Viên là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hoà Viên (nghĩa đen là “vườn nuôi dưỡng sự ôn hoà”) đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.

Sở thú và Công viên thủy sinh Bắc Kinh

Sở thú chăm sóc động vật không mấy ấn tượng nhưng công viên thủy sinh là một trong những công viên lớn nhất thế giới, rất ấn tượng. Công viên xây dựng trên vùng đất hoa viên xưa, có hồ, chuồng động vật, nhà hát và những tòa nhà cổ xinh đẹp. Xô Viết phục hưng Nhà triển lãm Bắc Kinh nằm gần đó và mở nhà hàng Nga – nhà hàng Moscow.

Công viên Bắc Hải

Là công viên hoàng gia của nhà Thanh tại Bắc Kinh. Đây là hòn đảo lớn, có ngôi chùa màu trắng xây dựng từ thế kỷ 17. Tòa nhà khổng lồ nằm ở hướng Tây bên ngoài là tòa nhà của chính phủ, ở hướng Bắc có những khu vườn khá đẹp.

Ung Hòa Cung, còn gọi là Chùa Lama

Nơi đây đóng cửa lúc 4h chiều, chùa xây dựng bởi Hoàng đế Trung Hoa và có nhiều nhà sư Tây Tạng, Mông Cổ sống ở đây để truyền đạo, hiện nay vẫn còn nhiều nhà sư sống tại đây. Ngôi chùa nổi tiếng với tượng Phật cao 18 mét làm bằng gỗ. Du khách không được phép chụp ảnh tượng Phật trong chùa.

Hoàng thái tử ngự hoa viên

Mở cửa từ 8h sáng đến 5h chiều mỗi ngày trong tháng 8. Sau tháng 8 mở cửa từ 9h sáng đến 4h chiều. Hoa viên thu hút du khách Trung Hoa đến tìm hiểu về cuộc sống của Hoàng tử trong triều đại nhà Thanh.

Công sứ môn

Nằm phía Tây Thiên An Môn, từng nổi tiếng trong cuộc chiến bài xích Cơ Đốc, hiện nay được chính phủ giám sát nhưng vẫn có thể tham quan từ bên ngoài. Gần đó có một tiệm bánh nổi tiếng với bánh mì và bánh phô mai.

Hương Sơn

Nằm ở Tây Bắc của Bắc Kinh, một nơi thích hợp cắm trại vào cuối tuần. Trước đây là ngự hoa viên của nhà Thanh, ngày nay, có thể nói Hương Sơn là điểm du lịch thoải mái ở ngoại ô Bắc Kinh.

Vườn Bách thảo Bắc Kinh

Ngay Tây môn của Hương Sơn. Hoa viên màu xanh và đầy hoa cỏ nằm giữa thành phố ồn ào khói bụi. Thầy Johnston, thầy của cựu hoàng Phổ Nghi có nhà nghỉ trong khu Hpa viên Anh đào.

Hồ Đông: Khu phố cổ Bắc Kinh với kiến trúc xưa cũ. Đa số nhà cửa trong khu vực này đều xây dựng theo phong cách cổ điển

Bảo tàng Không quân Trung Quốc

Nơi nhất định phải đến nếu bạn yêu thích hàng không. Bảo tàng nằm cách khu phố Changping tại Bắc Kinh khoảng 50km. Bảo tàng có hơn 200 vật trưng bày, đa số là hàng hiếm.

Olympic Bắc Kinh

Bảo tàng quốc gia Trung Quốc: Nằm phía Đông quảng trường Thiên An Môn. Hiện đang đóng cửa để tu sửa từ năm 2007 đến tận 2010.

Đại Sơn Tử Nghệ Thuật Khu: Là một phân xưởng năm 798. Một khu phố đầy các khu trưng bày nghệ thuật Trung Hoa.

Vạn Lý Trường Thành

Là công trình phòng thủ quân sự chiến lược nổi tiếng vào bậc nhất của thế giới. Trường thành có tổng chiều dài khoảng 6.700km (riêng đoạn trường thành ở Bắc Kinh có chiều dài khoảng 629km). Tường thành cao khoảng 7-8 m và rộng trung bình khoảng 5-6 m, được khởi công xây dựng từ khoảng thời nhà Chu, kế tiếp là các thời kỳ Xuân Thu (770 – 476 TCN), Chiến quốc (476 – 221 TCN), bởi nhiều nước như Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy… về sau nữa là nhà Tần, Hán, Kim và Minh. hững nơi nổi tiếng và được bảo tồn khá nguyên vẹn ở Vạn Lý Trường Thành có thể kể đến là Bát Đạt Lĩnh, Cư Dung Quan, Thủy Quan, Mộ Điền Dụ… Bát Đạt Lĩnh (BaDaLing) cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 60 km về phía tây bắc, có chiều dài khoảng 3741m, chiều cao trung bình khoảng 7m. Đoạn trường thành có độ cao tối đa vào khoảng 800m so với mực nước biển, được xây dựng lại vào thời nhà Minh, là nơi được nhiều du khách viếng thăm nhiều nhất.

Lưu ý khi đ du lịch Bắc Kinh

Du khách nên sử dụng giày thể thao để tránh đau chân do phải đi bộ nhiều. Phụ nữ không nên mang giày cao gót. Ở Bắc Kinh ít có hướng dẫn viên rành tiếng Việt và các điểm tham quan ít bán sách hướng dẫn hay tài liệu bằng tiếng Anh. Nếu có điều kiện, du khách nên tìm hiểu tư liệu về địa phương mình sẽ tới khi còn ở Việt Nam.

Tại các điểm du lịch như Cố Cung, chùa, đền tưởng niệm… việc giữ gìn vệ sinh được quản lý chặt chẽ. Nếu khách khạc nhổ, bỏ rác xuống đường, tiểu tiện không đúng nơi quy định sẽ bị phạt rất nặng. Bắc Kinh là thành phố đầu tiên ở Trung Quốc cấm hút thuốc tại tất cả các nơi công cộng. Ngoài ra, trong giao tiếp, du khách nên tránh nói chuyện hay đề cập đến các vấn đề “nhạy cảm” liên quan đến chính trị, những vấn đề về biên giới, lịch sử chiến tranh. Người Bắc Kinh rất thích bạn hỏi về nền văn hóa của họ.

Khách cần đổi nhân dân tệ trước khi đến Bắc Kinh. Nếu không, bạn phải photo sẵn hộ chiếu để đổi tiền ở các ngân hàng thương mại hay ngoài quốc doanh. Vì việc mua sắm bằng tiền USD ở Bắc Kinh không phổ biến, trừ những nơi chuyên bán hàng cho khách du lịch.

Tại Bắc Kinh, du khách có thể tìm thấy bất kỳ thứ hàng hóa, đặc sản nào của Trung Quốc. Tuy nhiên, nói đến Bắc Kinh phải nói đến đồ đồng Cảnh Thái Lam, ngọc, sản phẩm điêu khắc sơn mài. Ngoài ra, các loại đồ chơi, đồ thủ công mỹ nghệ, mặt nạ… cũng là những sản phẩm truyền thống. Cảnh Thái Lam là loại bình được chế tác từ đồng với công nghệ rất độc đáo có từ đời vua Cảnh Thái (nhà Minh). Những chiếc bình với hoa văn độc đáo có đặc điểm là không phai. Ngọc ở Bắc Kinh nổi tiếng về chất lượng cũng như sự đa dạng. Quý nhất là ngọc Phỉ Thúy. Nếu muốn mua ngọc, bạn nên đi cùng hướng dẫn viên để tránh nhầm lẫn. Nếu không, bạn cũng có thể mua tại cửa hàng Kim Tứ Vị gần Vạn Lý Trường Thành. Tuy nhiên, giá tại đây khá đắt.

Sau đây là một số địa điểm ở Bắc Kinh bạn có thể đến mua sắm: Phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh, nơi tập trung các hàng thời trang cao cấp, giá khá đắt; Siêu thị Nhã Tú, Nguyệt Tú, Tú Thủy chuyên bán đồ thứ cấp giá bình dân; phố Liu Li Chang chuyên bán đồ cổ, đồ thủ công mỹ nghệ…

Kinh nghiệm du lịch Hàng Châu Trung Quốc

Hàng Châu nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang, là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang. Cách Thượng Hải 180km về phía Tây Bắc, Hàng Châu được biết đến như là một trong những thành phố nổi tiếng và thịnh vượng nhất Trung Quốc. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cộng thêm sự phát triển của du lịch, những năm gần đây, lượng khách quốc tế đổ về Hàng Châu ngày càng nhiều.

Kinh nghiệm du lịch Hàng Châu Trung Quốc
Là một thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc từ khoảng 1000 năm trở lại đây, Hàng Châu được biết đến nhiều với phong cảnh thiên nhiên đẹp, trong đó có Tây Hồ. Nơi đây có lụa tơ tằm, trà xanh nổi tiếng ở Trung quốc, nơi đây cũng có nghề dâu tằm tơ rất phát triển và cũng là nơi gắn liền với con đường tơ lụa nổi tiếng.

Người Trung Quốc có câu: “Trên có thiên đàng, dưới có Tô Hàng”, ám chỉ vẻ đẹp tuyệt đỉnh của vùng Tô Châu và Hàng Châu.

Nên du lịch Hàng Châu khi nào

Thiên nhiên hào phóng ban tặng cho vùng đất này như một thiên đường của hạ giới, đặc biệt ở vùng tỉnh lỵ Zhejiang, biến nơi đây thành nơi tập trung nhiều du khách. Hàng Châu được ca ngợi vì bản sắc văn hóa pha trộn giữa hiện đại và truyền thống cùng với vẻ đẹp nên thơ mà thiên nhiên đem lại.

Du khách đến Hàng Châu nhiều nhất là vào tháng 3 đến tháng 4. Thời điểm mùa xuân ở Hàng Châu đã thu hút nhiều khách du lịch nhất. Tuy nhiên, thành phố này cũng thu hút du khách suốt cả năm, là thành phố Du lịch xếp hàng đầu tại Trung Quốc. Khí hậu gió mùa cận nhiệt đới ở Hàng Châu khiến nơi này thuận lợi và thích hợp tham quan trong suốt cả 4 mùa.

Giữa tháng 8 đến đầu tháng 10 âm lịch hằng năm đi chơi Hàng Châu còn có lễ hội ngắm thủy triều đỏ ở sông Tiền Đường. Hình dạng nút thắt cổ chai khác thường của vịnh Hàng Châu làm cho thủy triều dễ tràn lên nhưng rất khó rút. Khi thủy triều lên, cột sóng có thể cao gần 9 mét, ầm ầm như sấm sét hoặc giống như có hàng ngàn con ngựa đang chạy. Hiện tượng thiên nhiên lạ lùng độc đáo này thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới.

Cách đến Hàng Châu

Bằng máy bay

Sân bay quốc tế Tiêu Sơn Hàng Châu nhìn chung vẫn phục vụ các chuyến bay trong nước là đa số. Có những chuyến bay thường xuyên đến Bắc Kinh và Hồng Kông, nhưng sân bay nội địa Hồng Kiều ở Thượng Hải hay sân bay quốc tế Pudong và kết nối bằng xe buýt hay xe lửa cũng là lựa chọn tốt. Có thể có những chuyến bay quốc tế. Những thành phố quốc tế có chuyến bay đến Hàng Châu là Kuala Lumpur, Tokyo, Osaka, Bangkok, Seoul, và Singapore. Tuy nhiên chuyến bay đến Bangkok hiện không hoạt động.

Xe buýt

Tất cả 4 trạm xe buýt đều nằm bên ngoài trung tâm thành phố. Trạm xe buýt ở Moganshan Lu có xe buýt đến Nangjing, Wukang và nhiều địa điểm khác tại Jiangsu. Trạm xe buýt phía Đông tiện nghi nhất, có nhiều chuyến xe buýt cao cấp đến Thượng Hải, Ô Trấn, Thiệu Hưng, Ningbo. Xe buýt công cộng giá rẻ nhưng chậm. Xe buýt đến Thiên Thai Sơn và Hải Ninh cũng đi từ đây. Trạm xe buýt phía Nam đến Ôn Châu.

Xe lửa

Xe lửa từ trạm xe lửa chính của Hàng Châu đi phía Nam đến Hạ Môn và Ôn Châu, đi hướng Đông đến Thiệu Hưng và Ningbo. Đa số xe lửa đến hướng Bắc phải đi qua Thượn Hải, nhưng có chuyến xe lửa thẳng đến Bắc Kinh từ Hàng Châu. Có 5 chuyến xe lửa tốc hành chạy từ Hàng Châu đến Thượng Hải hằng ngày, một số chuyến chạy tiếp đến Tô Châu. Đặt vé nằm hơi khó ở trạm xe buýt Hàng Châu, nhất là chuyến Bắc Kinh. Đa số khách sạn nhận đặt phòng thu tiền phí.

Đi bằng tàu

Bạn có thể đến Tô Châu bằng tàu qua Kênh đào lớn từ Hàng Châu. Chỉ có một chuyến tàu mỗi ngày đi vào lúc 5h30 chiều.

Đi lại xung quanh

Bằng tàu

Đi bằng tàu là cách hay nhất để tận hưởng cảnh đẹp Tây Hồ. Du thuyền khởi hành ở bãi phía Đông, băng qua Tây Hồ đến đảo. Nếu muốn đi riêng thì có thể chọn thuê theo giờ. Có tour đêm để ngắm cảnh lãng mạn dưới bầu trời sao trên hồ. Có thể thuê tàu tự chèo nhưng hơi bất tiện.

Giá thuê 1 chiếc tàu để du ngoạn Tây Hồ vào khoảng 80 – 90NDT. Mức giá này được ghi ngay trên tàu, vì vậy, đừng nên chọn những tàu không đề rõ giá cả.

Xe buýt và xe điện

Hàng Châu có hệ thống xe buýt sạch sẽ, tiện nghi dễ dàng đi lại xung quanh. Buýt K7 rất tiện lợi, kết nối các trạm xe lửa chính đến phía Đông của hồ. Buýt K56 đi từ trạm phía Đông đến Yan’an Lu và buýt 15 và K15 nối kết với trạm xe buýt đường dài phía Bắc.

Xe taxi

Taxi ở Hàng Châu khá rẻ và thân thiện chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể chọn taxi làm phương tiện di chuyển. Để dễ dàng trong việc trao đổi với tài xế taxi, trước khi đến Hàng Châu bạn nên nhờ người biết tiếng Hoa viết những địa chỉ mà bạn muốn đến lên giấy. Ngoài ra, khi đón taxi ở Hàng Châu, bạn phải kiên nhẫn xếp hàng chứ không nên chen ngang. Nếu không, những người xung quanh chắc chắn sẽ phàn nàn.

Xe đạp

Thuê xe ở khách sạn Mingtown Youth và các cửa hàng ở khu vực gần hồ. Hãy kiểm tra kỹ xe đạp trước lúc khởi hành.

Tàu hỏa

Có 2 ga tàu lửa ở Hàng Châu, ga mới gọi là New Train Station và ga cũ gọi là East Train Station. Nếu muốn di chuyển đến Thượng Hải, bạn có thể mua vé tàu tại ga mới.

Khách sạn tại Hàng Châu

Bạn có thể đặt phòng qua hệ thống khách sạn HomeInn (trang web hiển thị tiếng Trung Quốc) hoặc agoda.vn… Giá phòng rẻ và bạn thể chia tiền phòng với bạn đồng hành để giảm bớt chi phí.

Đừng nghĩ rằng khách sạn 4 sao thực sự có tiêu chuẩn 4 sao. 

Ví dụ điển hình là ở một số khách sạn 4 sao không hề có tiếp tân biết sử dụng tiếng Anh. Điều này sẽ gây khó khăn cho bạn nếu bạn không thể giao tiếp bằng tiếng Hoa. Trong khi đó, giá phòng tại khách sạn 5 sao lại vô cùng dễ chịu. Vì thế, nếu không muốn mạo hiểm, bạn nên đặt phòng tại khách sạn 5 sao.

Đổi tiền

Giống như đa số thành phố khác ở Trung Quốc (trừ Bắc Kinh và Thượng Hải), việc đổi ngoại tệ ở Hàng Châu là một vấn đề lớn. Thủ tục đổi tiền ở các ngân hàng khá lằng nhằng, do đó, bạn nên đổi sẵn ít nhất 100 – 200 USD tại sân bay.

Tham quan khi đi du lịch Hàng Châu

Tây Hồ

Là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm về phía tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, thuộc miền đông Trung Quốc. Chiều dài lớn nhất theo hướng bắc-nam là 3,3 km còn chiều rộng lớn nhất theo hướng đông-tây là 2,8 km. Diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km², trong đó phần diện tích chứa nước khoảng 5,66 km². Tên gọi “Tây Hồ” cũng được sử dụng cho một số hồ khác ở Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Nhật Bản với hồ Saiko, Việt Nam với Hồ Tây. Theo thống kê của Lonely Planet, có 800 hồ ở Trung Quốc với tên gọi này. Tuy nhiên, Tây Hồ ở Hàng Châu nổi tiếng nhất do đó tên gọi này thường chỉ áp dụng cho hồ này.

Tam đàm ấn nguyệt

Xây dựng vào đầu những năm 1600, là hòn đảo lớn nhất trên hồ. Khi mặt trăng tròn, nến trong chùa thắp lên, ánh sáng như ánh trăng chiếu xuống hồ.

Hồ Tâm Đình

Xây dựng năm 1552, là hòn đảo cổ nhất Hàng Châu.

Nguyễn Đôn Hoàn Bích

Một gò đất được hình thành từ đất đào dưới hồ sau khi nạo hồ khoảng 200 năm trước. Không chỉ là mô đất bùn, vào đêm mùa hè, các hoạt động giải trí được tổ chức ở đây.

Công viên Hubin

Công viên có nhiều số, dọc theo đường Hubin đến Hồ Tây. Thiết kế tương đối mới như Đường ngầm Hồ Tây xây dựng vào đầu năm 2004, các công viên này thích hợp ngồi nghỉ ngơi, ăn kem, đọc báo, có thể thuê thuyền đạp vịt trên hồ.

Đường đi bộ Su

Dài gần 3km, con đường đi bộ này xây dựng từ năm 1189, trồng nhiều cây liễu và đào. Đây là con đường đi bộ Bắc-Nam kéo dài từ Shangri La ở đường Beishan đến đường Nanshan.

Đường đi bộ Bai

Bắt đầu từ cực Đông đường Beishan, con đường này dẫn đến Độc Sơn và nối liều khoảng cách giữa đường Hubin và Shangri La..

Độc Sơn và công viên Trung Sơn

Ở đây có nhà hàng Loud Wai Lou, đây là hòn đảo tự nhiên duy nhất trên hồ. Ít nhất đã có 3 hoàng đế xây biệt cung tại đây.

Đường đi bộ Yang

Con đường dài hơn 3km, thẳng về phía Tây từ đường đi bộ Su. Nó bắt đầu từ giao lộ Beisahan và đường Shuguang về phía Nam – Bắc.

Khu lăng mộ Hoàng gia

5 vua của triều Ngô Việt được chôn ở đây.

Quảng trường Ngô Sơn

Quảng trường Ngô Sơn và Đồi Ngô Sơn là trung tâm chính ở Hàng Châu. Cảnh nhìn từ trên đỉnh đồi rất tuyệt trong ngày quang đãng, có xe cáp tham quan đồi đằng sau chùa. Chùa được trùng tu hiện đại, có thang máy và trà gia ngoài trời ở đỉnh núi.

Tháp Lục Hòa

Nằm trên khu vực sông Tiền Đường, đi cáp 15 phút từ hồ, con đường đi rất đẹp, qua nhiều đường ngầm và ruộng trà.

Linh Ẩn Tự

Đây là ngôi chùa rất nổi tiếng ở Hàng Châu, nằm giữa 1 khu rừng rất đẹp và tựa lưng vào núi. Chánh điện có 3 tầng mái, cứ nghĩ ngôi chùa có 3 tầng, nhưng không, bên trong là 1 không gian rộng lớn duy nhất, tọa trên chánh điện là bức tượng Thích Ca bằng gỗ nguyên khối đầu chạm mái chùa. Xung quanh cơ man nào là tượng Phật bằng gỗ sơn son thếp vàng đủ các hình dáng.

Khách vào chùa phải đi bằng cổng sau. Chuyện kể ngày xưa có lần vua Càn Long đến thăm chùa và ở lại vài ngày. 1 đêm đi chơi về khuya, cổng chính đã đóng, vua phải vào bằng cổng sau. Càn Long khi đó giận mà phán rằng, Vua đã đi cổng sau thì dân cũng phải vào chùa bằng cổng sau. Từ ngày đó, cổng chính không bao giờ mở nữa.

Chùa Lôi Phong

Nằm phía Đông Nam của bờ hồ, ngôi chùa gốc xây dựng năm 977, tất cả những gì còn lại chỉ là nền gạch đổ nát. Ngôi chùa mới đặt xa hơn, có thang máy, thang cuốn, xây dựng năm 2000. Tuy nhiên, phong cảnh nhìn thành phố rất đẹp, khí hậu thoải mái.

Chùa Bảo Thích và những ngôi chùa xung quanh đồi ở phía Bắc bờ hồ. Bạn không thể leo lên chùa, nhưng cảnh đẹp nhìn từ đồi Baoshi và vùng phụ cận rất đẹp

Ngọc Hoàng Sơn Công viên

Một trong những nơi nhất định phải đến tại Hàng Châu dù vị trí hơi xa trung tâm. Ngôi chùa chính nằm trên đỉnh đồi hiện đang trùng tu nhưng vẫn có thể quan sát cảnh quan cực đẹp của hồ bên dưới. Không gian tại đây yên tĩnh, thích hợp leo núi

Long Đỉnh Trà Viên và nhiều trà viên khác nằm ở phía Tây. Nên đến vào mua thu hoạch, từ tuần đầu tiên của tháng 3 đến cuối tháng 5, mọi người đều ra đồng hái trà, bạn cũng có thể mua trà chất lượng tuyệt hảo.

Thực vật viên

Vườn Bách thảo Hàng Châu không gian đẹp với vô số loại cỏ cây quý hiếm

Công viên quốc gia đầm Xixi

Mở cửa từ tháng 5.2005, công viên này tọa lạc ngay phía Tây của thành phố, qua trạm xe buýt phía Tây một chút.

Hổ Bào Mộng Tuyền

Một thác nước ngoạn mục, cũng là địa danh lịch sử. Khu vực này có lối đi lát gỗ, thác nước, rừng tre, trà gia, công trình lịch sử và con suối rất đẹp.

Mua sắm

Theo hướng nam bắc của đường Diên An và hướng đông tây của đường Giải Phóng là 2 khu vực mua sắm phồn hoa nhất Hàng Châu . Các trung tâm thương mại nổi tiếng có : Tòa nhà cao ốc Hàng Châu (số 1 quảng trường Võ Lâm ) ,Giải Bách Hàng Châu (số 211 đường Giả Phóng ), tập đoàn Bách Đại (số 546 đường Diên An ) và Bách hóa Ngân Thái ( số 530 đường Diên An)..v…v. Tại Hàng Châu có rất nhiiều đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống và thổ đặc sản đã từng nổi tiếng gần xa . Bạn có thể đến cửa hàng tổng hợp ở trấn Cảnh Đức trên đường Diên An , hay cửa hàng di vật trên đường Hoàn Thành tây ,các cửa hàng bán thổ đặc sản trên phố Hồ Tân ,trung tâm bán đồ thủ công mỹ nghệ du lịch trên phố Quang Phục , chợ đêm trên đường Ngô Sơn..v..v..,đến những nơi này bạn có thể sẽ có được những “ thu hoạch” ngoài mong đợi.

Ăn uống

Đến Trung Quốc mà không nói đến chuyện ăn uống thì quả là một thiếu sót. Hẳn bạn đã từng nghe câu nói “Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây”? TGVH online khuyên bạn nên thử những món ăn ở Hàng Châu, vì thức ăn ở đây được nêm nếm theo khẩu vị miền Nam (Quảng Châu), rất hợp với người Việt. Ngoài những món như há cảo, mì sợi, đậu hũ hoa (tào phớ mặn), bạn nên thử món đậu hũ thối. Món ăn này có mùi… thum thủm, như muốn thử thách lòng can đảm của người ăn vậy. Nhưng vào một ngày lạnh ngắt, ăn một miếng đậu hũ thối chiên giòn rụm, chấm với tương và sa tế cay lại là một cái thú mà chỉ khi đếnTrung Quốc, bạn mới có dịp trải nghiệm.

Thủ tục làm Visa du lịch Trung Quốc

Visa du lịch Trung Quốc là loại thị thực nhập cảnh có thời hạn lưu trú ngắn hạn. Thời hạn visa du lịch Trung Quốc có thời hạn không quá 30 ngày, ký hiệu visa du lịch của Trung Quốc là L.

Thủ tục xin visa du lịch đi Trung Quốc ở đâu và cơ quan nào cấp visa tại Việt Nam?

Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam làm thủ tục xin visa đi du lịch Trung Quốc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tại các cơ quan như sau:

– Nơi làm trực tiếp: Xin visa du lịch tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hoặc làm visa du lịch tại lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM

– Làm gián tiếp: Người làm visa du lịch tới Trung Quốc ủy quyền cho văn phòng visa thị thực Asimic tại Hà Nội hoặc tại TP HCM

Hồ sơ xin visa du lịch Trung Quốc bao gồm:

– Tờ khai xin cấp visa Trung Quốc theo mẫu quy định của Đại sứ quán.

– Bản gốc hộ chiếu (Còn thời hạn tối thiểu 6 tháng)

– 02 Ảnh 4cmx6cm. Ảnh chụp nền trắng, mặt nhìn thẳng

– Bản copy CMND

– Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu (Nếu xin visa cho trẻ em đi du lịch cùng).

Thông tin thêm

Các điểm tham quan du lịch ở Hàng Châu rất nhiều, nhưng nếu thời gian có hạn, bạn nên chọn đến những điểm chính để tiết kiệm chi phí đi lại và vé vào cổng.

Giá cả ăn uống và các dịch vụ du lịch ở đây tương đối rẻ. Một bữa ăn giá khoảng từ 10 nhân dân tệ, giá vé xe buýt là 2 nhân dân tệ, giá vé xe điện ngầm từ 4 nhân dân tệ.

Một số điểm tham quan miễn phí: Tây Hồ, núi Cô Sơn, phố cổ Hefangjie… Vào 17h mỗi ngày, ở Tây Hồ còn có chương trình nhạc nước miễn phí rất hoành tráng. Bạn đừng bỏ qua nhé!

Kinh nghiệm du lịch bụi Thẩm Quyến bằng đường bộ

Trong những năm gần đây, tour đi Quảng Châu-Thâm Quyến-Nam Ninh đang rất được du khách Việt chú ý vì hàng hóa đa dạng, cao cấp hay thường dân đều có đủ mà giá cả lại khá mềm, thức ăn Trung Quốc rất ngon, độc đáo mà ăn thoải mái không sợ thủng ví… Nếu bạn đang có ý định thử tour này thì một vài kinh nghiệm của những người đã đi trước mà chúng tôi muốn chia sẻ, biết đâu lại có ích.

Kinh nghiệm du lịch bụi Thẩm Quyến bằng đường bộ

Đi lại

Bạn đi qua biên giới bằng cửa khẩu nào thì khi quay về phải bằng chính cửa khẩu ấy. Giá làm giấy thông hành từ 500.000 – 600.000 VND (tùy vào độ quen biết của bạn, có thể còn thấp hơn) . Không ít người tự đi theo dạng “ta ba-lô” khi sang Trung Quốc bằng cửa khẩu Móng Cái, lúc về muốn nhanh đi bằng cửa khẩu Lạng Sơn bị Hải quan từ chối, phải ngậm ngùi lặn lội gần 1000km quay về cửa khẩu Móng Cái. Thật mất thời gian và gây ức chế tâm lý biết bao !

Hãy nhớ đúng cửa khẩu mà mình đi lúc đầu !

Tất cả các xe xuất phát từ Bằng Tường (Lạng Sơn) hay Đông Hưng(Móng Cái) đến Quảng Châu đều đỗ ở Bến xe Việt Tú Nam. Từ bến xe, bạn rẽ phải đi đến hết đường rồi nhìn phía tay trái sẽ thấy khách sạn Đức Chính. Tầng 5 của khách sạn này có 1 chị tên Dung-là người Việt- làm chủ. Vì là đồng hương nên khi thuê phòng bạn sẽ được ưu đãi với giá 130 tệ/phòng 2 giường đôi ; 150 tệ/ 3 giường đôi, rẻ hơn rất nhiều so với các khách sạn khác ( thường tầm trên 180 tệ/ phòng 2 giường đôi ). Khi liên hệ với chị Dung còn có thể được giúp đỡ rất nhiều về việc chuyển những thứ đổ lỉnh kỉnh mà bạn vung tay mua ở Trung Quốc rồi không biết làm thế nào mà mang về nhà nổi.

Giá vé ô tô đi từ Quảng Châu- Thâm Quyến là 60 tệ. Đừng để các lơ xe bắt chẹt bạn.

Tham quan

Nếu bạn không đi theo đoàn thì Thẩm Quyến có 2 nơi rất nên đi xem là:

Công viên Trung Hoa Cẩm Tú – có buổi biểu diễn rất hoành tráng gồm gần 1000 diễn viên tái hiện lại lịch sử Trung Quốc, diễn rất nhiệt tình và cực ấn tượng.

Những biểu buổi diễn rất công phu, hoành tráng rất đáng xem

Công viên Cửa sổ Thế giới – nơi tập trung các mô hình thu nhỏ của danh lam thắng cảnh trên toàn thế giới, giống thực đến từng chi tiết.

Chùa Một Cột “Mini” – Made in China

Ngoài ra còn có thể đi Công viên Sinh vật biển, các trung tâm triển lãm lớn…

Nếu bạn đi theo đoàn đông người sẽ được giảm giá vé.

Đi lại

Tiện lợi nhất để thăm Thẩm Quyến là sử dụng Tàu điện ngầm. Nếu đi thăm Công viên Trung Hoa Cẩm Tú thì xuống bến gần cuối còn Công viên Cửa sổ thế giới thì xuống bến cuối luôn. Giá vé: 5 tệ/người/chuyến.

Vì sự an toàn của bản thân, gia đình (đặc biệt khi có con nhỏ), đừng nên nghe lời dụ dỗ đi đường biên về Việt Nam cho rẻ bởi có thể là bẫy của những kẻ buôn người qua biên giới.

Mua sắm

Ngoại trừ các siêu thị trung tâm lớn bề thế, tất cả các nhãn hàng hiệu được bán ở nơi khác như Levi’s, Nike, Adidas, Converse, Puma… Chanel No5, Lolita Lampicka, 212, BLV Absolute… đều là hàng “siêu nhái” – tức là đẹp lung linh, thậm chí còn thật hơn đồ thật, nhưng chất liệu thì giả thậm tệ. Đừng vì quá ham rẻ mà tự cắm đôi tai lừa cho mình bởi đảm bảo là bạn sẽ mất tiền oan.

Mong rằng, một vài kinh nghiệm nhỏ của những người đi trước sẽ giúp bạn tự tin hơn trong chuyến đi của mình.

Kinh nghiệm du lịch Tô Châu Trung Quốc

Tô Châu là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng thuộc Trung Quốc. Thành phố này đặc biệt nổi tiếng vì những khu vườn. Một số vườn cây cảnh cổ điển đã được UNESCO xếp loại là di sản thế giới. Dân số: 6,06 triệu người (trong đó dân số nội thị 2,2 triệu), diện tích: 8.488 km². GDP trên đầu người của thành phố này là ¥66.826 (khoảng US$7.649) vào năm 2005, đứng hàng thứ năm trong số 659 thành phố Trung Quốc.

Kinh nghiệm du lịch Tô Châu Trung Quốc

Cách đến Tô Châu

Xe buýt

Tô Châu có ba trạm xe buýt đường dài. Trạm chính nằm ở cuối cửa ngõ phía Bắc Renmin Lu, gần trạm xe lửa, trạm thứ hai ở cuối đường phía Nam Renmin Lu. Cả hai kết nối với những địa điểm chính trong khu vực, như Thượng Hải (1h30 phút), Hàng Châu (3 tiếng), Vô Tích (30 phút), Nam Kinh (2h30 phút) và Chu Trang (1h30 phút)

Trạm xe lửa thứ ba, trạm xe lửa đường dài Ngô Huyện, nằm xa hơn phía Nam của Renmin Lu một chút, cũng kết nối tương tự với những chuyến xe buýt khác, giá rẻ hơn, nhưng ít tuyến hơn 2 trạm trên.

Du lịch bằng xe buýt trên xa lộ Nam Kinh – Thượng Hải cũng bằng thời gian đi xe lửa, nhưng nhìn chung giá vé cao hơn một chút.

Xe lửa

Tô Châu nằm trên tuyến xe lửa Nam Kinh – Thượng Hải. Chuyến xe lửa nhanh nhất đến Thượng Hải mất khoảng 45 phút, nhiều chuyến mất khoảng 1h. Cũng có tuyến xe lửa đến Vô Tích (30 phút) và Nam Kinh (2h30 phút). CITS sẽ nhận đặt chỗ có giường nằm, tốn khoảng 30 Nhân dân tệ phí dịch vụ, hay bạn có thể đặt vé ở tầng hai trung tâm bán vé Lianhe.

Nếu bạn muốn đi tour một ngày từ Thượng Hải đến Tô Châu, xe lửa khởi hành từ Thượng Hải mỗi buổi sáng lúc 7h55 phút, đến lúc 8h42 phút và 9h15 phút. Xe lửa tốc hành khởi hành mỗi buổi chiều tại Thượng Hải lúc 5h10’ và 6h00, mất khoảng 1h thì đến. Xe lửa tốc hành ban đêm chạy giữa Bắc Kinh và Thượng Hải mất khoảng 11h30’, khởi hành tại mỗi thành phố lúc 7h30’ sáng.

Đường thủy

Tàu chở khách ban đêm chạy giữa Đại Vận Hà đến Hàng Châu và rất nhiều du khách thích đi chuyến này. Tàu khởi hành hàng ngày lúc 7h30’ sáng và đến khoảng sáng hôm sau lúc 7h. Bạn có thể đặt vé ở các bến tàu cuối lộ Nam đường Renmin hay trung tâm vé Lianhe. Vé cabin 4 người khoảng 47Tệ đến 88 Tệ/người. Vé cabin 2 người khoảng 78 – 130 tệ/ người.

Hàng không

Tô Châu không có sân bay, nhưng hãng Hàng không China Estern Airlines có thể giúp bạn đặt chuyến bay ra khỏi Thượng Hải. Vé máy bay quốc tế, bạn có thể đến CITS cạnh khách sạn Lexiang. Xe buýt khởi hành thường xuyên ở sân bay Hồng Kiều, Thượng Hải, giá vé 45 Tệ.

Đi lại xung quanh

Xe buýt: Tô Châu có 1 số loại xe buýt dành cho du lịch rất tiện lợi, có thể ngắm cảnh, giá khoảng 2 Tệ. Những chuyến xe này đi ngang qua trạm xe lửa. Xe bus đi xung quanh khu vực phía Tây và Đông thành phố giá khoảng 5 Tệ. Xe bus du lịch đến Hổ Khâu và tháp Hổ Khâu, Shiquan Jie. Xe buýt B1 và Y4 chạy hết đường Renmin. Xe buýt Y3 và Y4 cũng chạy ngang qua Hàn Sơn.

Taxi: Ở Tô Châu có nhiều taxi. Phí bắt đầu từ 10 tệ, tài xế đều có đồng hồ tính cước. Xe taxi chở du khách đều đón khách ở các điểm du lịch, có thể trả giá trước khi đi.

Du lịch Tô Châu

Khu đại học Tô Châu: Đón xe bus số 8 từ trạm xe lửa, đi dọc theo phía bắc đường Renmin đến cuối tuyến, xuống xe đi khoảng 300 – 400 mét về hướng Đông. Ở đây có nhiều nhà hàng nhỏ nằm ở hướng Tây trên đường Shizi, những nhà hàng này rất vệ sinh và bảo đảm sức khỏe.

Bình Giang Lộ: Một con đường đi bộ cổ điển rất đẹp với nhiều cửa hàng theo phong cách truyền thống. Bảo tàng Côn khúc và Bảo tàng School & the Pintang Museum nằm trên đường này, miễn phí vào cửa, có thể dùng trà. Nhà hát Côn khúc biểu diễn từ 1h30’ ngày chủ nhật, có thể vừa thưởng thức buổi diễn vừa uống trà.

Pháo hoa ở Tô Châu

Đường Baita: Nơi đây chưa phải là khu thu hút du khách, chỉ là con đường chưa được phát triển. Nằm ở cuối ngõ Đông của đường Baita, có nhiều cây cối. Khu vực phía Tây còn giữ nguyên những cửa hàng truyền thống như trước kia.

Hổ Khâu và Hổ Khâu tự: xây dựng từ thời Tống, năm 959 – 961. Đây là ngôi tháp đá cao 48 mét, 7 tầng và 8 góc cạnh và là ngôi tháp duy nhất theo phong cách này còn lại cho đến nay. Nó còn được gọi là Tháp nghiêng vì nghiêng về phía Bắc 3.5 độ. Hổ Khâu nằm dưới tháp là nơi yên nghỉ của Hạp Lư, vua nhà Ngô có công xây dựng Tô Châu. Ngọn đồi thống trị toàn khu vực phụ cận, với nhiều hoa viên và tòa nhà cổ. Hai khu hoa viên nổi tiếng là Thanh Sơn Ngự viên (Yongcui Shanzhuang) và Chuyết Chính viên. Hổ Khâu cũng là nơi sinh thành của kiến trúc sư I.M.Pei.

Phố cổ

Chuyết Chính viên: tương truyền phải mất cả thuyền bạc và mất 6 năm mới xây dựng khu viên lâm này. Tour tham quan toàn khu hoa viên mỗi 5 – 10’ có một chuyến. Kèm theo tour là chuyến tham quan tượng điêu khắc gỗ, tàu đi quanh khu kênh đào trong lâm viên. Nếu không, bạn có thể tự đi tham quan.

Lưu Viên : một trong những hoa viên lớn và cổ xưa nhất Tô Châu, được UNESCO phong tặng danh hiệu Di sản văn hóa Thế giới năm 1997.

Võng Sư Viên:
 xây năm 1174 (đời Tống) tại Tô Châu, Trung Quốc, là công trình kiến trúc tiêu biểu cho thể loại nhà vườn (tức là nhà kết hợp hoa viên). Võng sư trong Hán ngữ là người chài lưới (ngư phủ). Tên hoa viên gợi nhớ nhân vật ngư phủ đã từng gặp gỡ thi nhân Khuất Nguyên (khoảng 340-278 TCN), nghĩa là chủ nhân có tâm sự ngao ngán tình đời, muốn tiêu dao, vui thú điền viên như một ngư phủ. Thế kỷ 18, Võng Sư Viên được trùng tu như là nơi hưu trí của một vị quan. Võng Sư Viên gồm ba khu vực: phía đông là nhà nghỉ ngơi, phía tây là vườn hoa nhỏ với thư phòng của chủ nhân, và phần chính yếu là vườn lớn với nhiều loại kỳ hoa dị thảo.

Hoàn Tú Sơn Trang: Là khu vườn có thác nước và kiến trúc đá đẹp nhất tại Tô Châu.

Sư Tử Lâm: Một trong 4 lâm viên đẹp nhất Tô Châu, Sư Tử Lâm được xây dựng vào cuối thời Nguyên do nhà sư Thiên Như dựng lên để tưởng nhớ về một sư thầy của ông có tên là Trung Phong. Sở dĩ vườn có tên là Sư Tử Lâm vì ở chỗ nào ta cũng gặp những tảng đá, những hòn núi giống như những con sư tử.

Thương Lãng Đình: một trong những khu vườn nổi tiếng nhất ở Tô Châu.

Thoái Tư Viên: Nằm ở trung tâm Giang tô, cách Tô Châu 30km.

Những tiểu lâm viên cổ điển: Những lâm viên theo kiểu xưa rộng lớn là nơi thư giãn tuyệt vời cho du khách. Nhiều người thường tụ tập đến đây dùng trà và trò chuyện, những khu tiểu lâm viên này như một phần cuộc sống văn hóa của người xưa vậy.

Hàn Sơn Tự: xây từ thời Nam Triều vào thế kỷ thứ Vl – Hàn San tự có lối kiến trúc khá độc đáo gồm nhiều điện như Đại Hùng Bảo điện, hoặc Tàng Kinh các, hay Phong Giang Lâu và lầu Chuông…Càng đi sâu vào Hàn Han tự càng cảm thấy mình đang chiêm ngưỡng một danh lam thắng cảnh thu nhỏ lại nơi Cửa Phật trang nghiêm. Theo tương truyền một nhà sư đời Đường có tên là Hàn Sơn từng trụ trì ở ngôi chùa này – lúc ấy chưa có tên chính thức cho mãi đế khi ngài viên tịch người đặt là Hàn San tự..

Núi Linh Nham: trên núi có đền Sùng Bảo – ca ngợi công đức của Tây Thi. Là địa danh nổi tiếng, ghi dấu chuyện tình giữa Ngô vương Phù Sai và mỹ nhân Tây Thi của Trung Hoa cổ.

Bảo tàng Tơ lụa: Bảo tàng về tơ lụa Tô Châu và con đường tơ lụa huyền thoại.

Lưu ý khác

Khi đến Tô Châu, nếu bạn muốn mua sắm đặc sản hay vải vóc, nên hỏi sự giúp đỡ của dân bản xứ. Ở đa số các khách sạn đều có trợ lý du lịch người bản xứ, nếu là du khách thường bị nâng giá

Kinh nghiệm du lịch Ma Cao

Ma Cao là một vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích mặt đất tổng cộng chỉ khoảng 21 km² nằm ở vùng duyên hải phía Đông – Nam Trung Hoa Đại lục, được bao bọc bởi tỉnh Quảng Đông của CHND Trung Hoa và biển nam Trung Hoa ở phía Nam. Vùng lãnh thổ Ma Cao có 3 khu vực chính là bán đảo Áo Môn, đảo Taipa và đảo Co-lo-an.Kinh nghiệm du lịch Ma Cao

Macao là vùng lãnh thổ có ngành du lịch rất phát triển. Với đặc điểm nổi bật là nơi có nền văn hoá Đông – Tây pha trộn nhau đã làm cho Ma Cao trở thành nơi vừa rất kín và cũng vừa rất mở (Casino và sex show). Vì phần lớn dân cư của Macao là người Hoa và được người Bồ Đào Nha tiếp quản và truyền bá văn hoá phương Tây từ rất lâu nên mới có sự pha trộn trên.

Như một cô gái phương Đông trầm mặc trong bộ âu phục hiện đại, Macau hấp dẫn du khách bởi tính cách e ấp mà vẫn rất gợi tình. Năm 2006, Macao đón trên 7 trịêu du khách nước ngoài. Nếu tính luôn cả du khách đến từ Trung Hoa đại lục và Hongkong thì con số này là trên 16 triệu người – một con số khổng lồ so với diện tích và dân số của Macao. Trước hết du lịch Macao phát triển mạnh là do chính quyền quản lý trước đây của Macao là Bồ Đào Nha đã mở cửa thông thoáng theo phong cách Phương Tây và sau này là CHND Trung Hoa cũng dành quy chế đặc biệt để cho Macao phát triển theo. Quần thể các sòng bạc đồ sộ và sang trọng mang dáng dấp Phương Tây và Trung Hoa của Macao đã minh chứng cho điều đó. Đây cũng là nơi mà du khách có lý do ghé thăm nhiều nhất. Bên cạnh khách du lịch với mục đích “đỏ đen” ở các casino, Macao còn hấp dẫn du khách về mặt lịch sử, nghỉ dưỡng và mua sắm.

Nên du lịch Ma Cao vào thời điểm nào?

Nhiệt độ trung bình tại Macau dao động từ 16 đến 25 độ C. Từ tháng Năm đến tháng Chín, trời nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa, bão. Khi đi du lịch trong những tháng này, bạn nên mang theo những bộ quần áo bằng vải, nhẹ và gọn nhưng chớ quên một chiếc áo khoác vì trời hay trở lạnh lúc về đêm.

Tham quan du lịch Ma Cao

Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc) là vùng đất xinh đẹp với dân số khoảng 440.000 người. Macao từ lâu đã nổi tiếng với những địa điểm du lịch hấp dẫn cũng như những sòng bạc thâu đêm hay các khu ăn chơi khét tiếng.

Nói đến Macau người ta nghĩ ngay đến chốn “Đi dễ khó về”. Macau nổi tiếng khắp thế giới về lĩnh vực kinh doanh các sòng bạc. Đến đây, du khách bị cuốn hút bởi những trò chơi, giải trí nơi thiên đường trên mặt đất. Với 20 sòng bạc lớn, Macau được mệnh danh là “Las Vegas của châu Á’.

Chính vì hấp lực đó, Macao nổi danh như là Las Vegas của châu Á với những sòng bạc đồ sộ và sang trọng mang dáng dấp phương Tây và Trung Hoa. Những Sociedade de Jogos de Macau, Sands Macao, MGM Macao, Lisboa, Venetian Macao… đã trở thành những cái tên mà bất cứ du khách nào đến Macao, cũng phải một lần tìm đến. Hoặc có thể ra về với vẻ mặt phấn chấn hả hê của người thắng bạc, hoặc bùi ngùi của người thua cháy túi. Nhưng ở những nơi đó sự mê hoặc của cờ bạc, những ước mơ của con người với trò đỏ đen được thể hiện hết mình. Người ta tìm đến những sòng bạc ở Macao vì khám phá, tò mò, thử vận may cũng có, giải trí cũng có hay thậm chí là… rửa tiền cũng có nốt.

Không chỉ là nơi để cho người ta tìm kiếm vận may, những sòng bài ở Macao còn là điểm đến du lịch hấp dẫn, bởi chính sự sôi động suốt ngày êm và phong cách kiến trúc. Sự hoành tráng được thể hiện qua dòng người nườm nượp vào ra, của những chiếc xe hơi sang trọng, của những dãy máy đánh bạc chạy dài, những bàn đánh bài huyên náo, những làn khói thuốc lá mờ ảo. Cho dù bạn có “dị ứng” với những trò đỏ đen, nhưng đã đến Macao mà không một lần vào sòng bạc thì có lẽ bạn không nên đến Macao làm gì.

Nơi có nhiều du khách châu Á viếng thăm nhất là Genting, giờ có đủ từ sân khấu biểu diễn nhạc kịch xiếc hàng đêm, khu giải trí hàng trăm trò chơi ngoài trời, trong nhà, công viên nước, khu vui chơi cảm giác mạnh, khu thể thao, trung tâm mua sắm, hệ thống 4 khách sạn từ 3-5 sao, hệ thống nhà hàng – nghĩa là đủ các dịch vụ để cả gia đình có thể đến nghỉ dưỡng vài ngày vẫn không chán.

Đến Macao, bất kỳ du khách nào cũng không thể bỏ qua nhà thờ St. Paul, nằm ở phía tây núi Đại pháo đài của bán đảo Macao. Nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ XVII và sự độc đáo của nhà thờ này chính là sự kết hợp của nhiều trường phái kiến trúc. Nhà thờ này được xây dựng vào năm 1602, là một phần kiến trúc của trường đại học Jesuit College of St. Paul’s, nơi được xem là trường đại học Tây phương đầu tiên ở vùng Viễn ông, nơi những linh mục truyền giáo như Matteo Ricci và Adam Schall theo học tiếng Trung Hoa trước khi sang Bắc Kinh làm việc cho triều đình nhà Minh với vai trò là nhà thiên văn học và nhà toán học. Khởi thủy, nhà thờ được xây dựng bằng gỗ, bên trong được thiết kế và trang hoàng rất đẹp, còn mặt tiền được xây bằng đá hoa cương theo phong cách kiến trúc Pale của Hy Lạp cổ đại. Năm 1835 lửa phát cháy từ nhà bếp, rồi lan sang trường đại học và thiêu rụi nhà thờ gỗ. Mặt tiền nhà thờ nhờ xây bằng đá nên không bị cháy, vết tích còn lại của nhà thờ hiện nay là bốn cột và tường bằng đá chạm tượng ức Mẹ và các thánh, các thiên thần và quỷ sứ, cũng như cảnh vườn địa đàng, cảnh Chúa chịu nạn, hình rồng Trung Hoa, bông cúc Nhật Bản và tàu thuyền Bồ ào Nha

Mặt tiền được các giáo dân Nhật Bản và nghệ nhân địa phương hoàn tất dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư người Ý Carlo Spinola. Nhà thờ được xây dựng bằng đá hoa cương theo phong cách kiến trúc Pale của Hy Lạp cổ đại. Phía trước gồm 5 tầng, trên các bức tường ở mỗi tầng đều có đắp tượng, hai bên phải và trái đều có các cột trụ.

Quảng trường Senado với những dãy nhà cổ kính, pháo đài Bồ Đào Nha với những khẩu đại pháo uy nghi từ thế kỷ XVII… đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2005.

Địa danh thứ hai là chùa Ma Các nằm trên phố Ma Các ở phía nam bán đảo Macao, xây dựng vào năm Minh Hồng trị. Chùa Ma Các có tên là cung Thiên Kỷ, ngôi chùa này được cấu thành bởi Đại điện, Thạch điện, điện Hồng Nhân, lầu Quan Âm. Trong chùa, hoa cỏ xanh tốt, nham thạch ngang dọc, trên các vách đá còn lưu giữ nhiều bút tích của các văn nhân mặc khách qua các thời kỳ. Chùa Ma Các là một trong ba ngôi chùa lớn nhất của Macao, bên cạnh chùa Bồ Tế và chùa Liên Phong.

Đan xen cùng sự trầm mặc của những di tích cổ xưa, sự hiện đại và choáng ngợp của Macao được thấy rõ nhất lúc đêm xuống. Macao về đêm lung linh trong ánh sáng. Ánh sáng của những khu liên hợp Casino – khách sạn hoành tráng, của những biển hiệu hộp đèn choáng ngợp trên phố và nơi không nên bỏ qua là những cây cầu vượt biển rực sáng bởi ánh đèn màu. Hoặc nếu muốn thử cảm giác mạnh với trò bungy để thử sức mình, hãy ghé qua tháp Macao, cao 338 mét – một trong 10 ngọn tháp cao nhất thế giới, biểu tượng của thành phố này.

Venetian Macau được xây dựng theo phong cách kiến trúc của thành phố cổ Venice – Italia, bao gồm hệ thống khách sạn lớn có hơn 3.000 phòng, mỗi phòng có diện tích trung bình khoảng 70m2 với nột thất và cách bài trí vô cùng sang trọng và tiện nghi. Ở tầng trệt của khách sạn là sòng bạc lớn nhất, sang trọng và đẹp nhất của Macau hiện nay với đủ các loại trò chơi và có cả nhà hàng, quầy bar, sân khấu lớn biểu diễn ca nhạc đặc sắc. Chạy dọc trong hệ thống khách sạn là những con kênh nhân tạo có màu nước trong xanh. Trên những con kênh là những chiếc xuồng và những cây cầu cong cong dưới bầu trời xanh ngắt. Cảnh sông nước và mây trời đã tạo cho du khách một cảm giác thích thú khi được ngắm nhìn và chụp những tấm hình ở nơi đây, ai cũng cảm thấy như mình thật sự đang ở thành phố Venice của Ý dù chỉ là cảnh nhân tạo. Ở đây còn có những chương trình nghệ thuật, ca múa nhạc đường phố do các nghệ sĩ tài hoa biểu diễn. Du khách cũng có thể mua vé đi thuyền để được tận hưởng không gian hiền hòa, yên lành khi các chiếc thuyền có thể chạy vào mỗi ngõ ngách của hệ thống kênh rạch. Điều đặc biệt du khách sẽ có cảm giác như đang trở về thời kỳ Văn hóa Phục Hưng của thành phố cổ này với những tiết mục biểu diễn độc nhất vô nhị ở đây. Dọc theo những dãy phố là hệ thống shopping (The Grand Canal Shoppes). Có hơn 350 các cửa hàng bán các loại quần áo thời trang, giày, dép, vàng bạc đá quý, mắt kính, đồng hồ, mỹ phẩm, quà lưu niệm và các dịch vụ khác với các thương hiệu lớn và nổi tiếng quốc tế như Tiffany & Co, Omega, Mont blanc, Versace, Lacoste, Gucci, D&G, Guess…. Và bạn có thể thỏa thích mua sắm ở St. Mark’s Square. Bên cạnh đó là những khu phố hàng ăn ngoài trời chạy dọc theo các dãy phố và có rất nhiều nhà hàng, quầy bar với các món ăn truyền thống của Macau, Trung Quốc và quốc tế. Du khách sẽ có được cảm giác thư thái, yên bình khi được thưởng thức nghệ thuật ẩm thực ở đây dưới không khí trong lành bên những dòng kênh.

Venetian Macau còn có hệ thống trung tâm triển lãm, hội nghị, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Macau Venetian có hai cổng: West Lobby và Main Lobby. Cổng chính là Main Lobby. Sau khi vui chơi ở đây du khách có thể đón taxi của hệ thống khách sạn từ cổng Main Lobby để về khách sạn hoặc nơi ở của mình dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và lịch sự của các nhân viên Venetian Macau Hotel.

Đến với Venetian Macau để được tận hưởng không gian sang trọng, không khí nhộn nhịp, huyên náo nhưng cũng không kém phần hiền hòa, thanh bình và cũng có thể để chứng kiến được một ngành công nghệ sòng bạc thuộc loại bậc nhất hiện nay ở nơi đây. Nếu một lần được đặt chân đến Macau, xin hãy ghé thăm Venetian.

Bạn hãy đến trung tâm thành phố, đi dạo qua các đường phố trung tâm Macau, hay ghé vào các quán bar gần đấy để thưởng thức âm nhạc, rượu, bia cùng các cô tiếp viên xinh đẹp. Nơi nhiều người ưa thích là khu vực dọc con đường Tôn Dật Tiên, bên cạnh tượng Quan Âm và Trung tâm văn hóa. Khu vực này nằm đối diện dòng sông Ngọc và Ngoại Cảng, bạn có thể thả mình theo những cung bậc của âm nhạc và ngắm nhìn những con tàu lướt qua. Âm nhạc nơi đây là bản hoà tấu mang màu sắc đa quốc gia với những nhịp điệu đến từ Braxin, Bồ Đào Nha, Châu Phi và cả sắc màu châu á.

Một điểm thú vị khác lúc đêm về là khu vực Quảng trường San Ma Lộ, một phần của Di sản Văn hóa Macau. Khu Quảng trường mang dáng dấp châu Âu bởi những tòa nhà xung quanh mang đậm dấu ấn kiến trúc của Bồ Đào Nha, toàn bộ vỉa hè được lát bằng một thứ gạch dợn sóng hai màu đen trắng rất lạ mắt đối với người Việt chúng ta.

Tại đây, bạn có thể thỏa thích mua sắm thời trang, uống cà phê, ngắm trời sao và nói chuyện nhân tình thế thái trên những băng ghế, dưới bóng những tán cây.

Đến, đi lại bằng gì?

Bạn có thể đến Macao bằng các chuyến bay hàng ngày của Vietnam Airlines từ TP. Hồ Chí Minh đến Hồng Kông. Từ Hồng Kông, bạn đi tàu cánh ngầm khoảng 40 phút sẽ đến Macao. Bến tàu cánh ngầm ở ngay sân bay Hồng Kông.

Các chuyến bay từ TP.HCM đi Macao của hãng Hàng không Macao (Viva Macao) có các chuyến bay vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần.

Các cửa khẩu của Macau – Trung Hoa luôn đông nghẹt du khách qua lại, nhất là cửa khẩu đường bộ nối Macau với thành phố Chu Hải. Macau hiện có 3 cửa khẩu quốc tế chính, đó là:

Cửa khẩu đường biển PORTO EXTERIOR: chủ yếu là khách đi bằng tàu cao tốc từ Hongkong và các vùng khác của Trung Hoa đại lục bằng đường thuỷ. Các tàu du lịch từ nước ngoài đến Macau cũng qua cửa khẩu này.

Cửa khẩu đường bộ PARTIDA: giáp với thành phố Chu Hải của tỉnh Quảng Đông.

Sân bay quốc tế Macau – FMF: có nhiều điểm đến trong khu vực và thế giới.

Macau là cửa ngõ vào Trung Quốc. Đơn giản, bạn đi xe buss số 3,5, 9 đến biên giới Gate và đi bộ qua. Nếu ít bận rộn, bạn có thể qua Cotai Frontier Post (từ 9h sáng đến 8h tối), trên đường đắp cao liên kết Taipa và Coloane, cho phép du khách đến qua cầu Sen bằng cách đi xe buss tới khu kinh tế đặc biệt Zhuhai. Xe buýt 15, 21 và 26 sẽ thả bạn tại điểm qua.

Một phà chạy hàng ngày của Yuet Tung Shipping Co (574 478; dành cho người lớn / trẻ em MOP $ 124/70) kết nối Macau với cảng của Shékǒu ở Shenzhen.

Thuyền khởi hành lúc 10h sáng, 2h chiều và 6h30 chiều và mất 80 phút, trở về từ Shékǒu lúc 8h15, 11h45 và 4h45. Vé có thể mua từ 3 ngày trước từ điểm khởi hành, chúng từ bến tàu 14.

Thuyền 3 ván và phà từ bên Inner Harbor đến Wānzái trên đất liền từ bến tàu nhỏ gần nơi Rua das Lorchas gặp Rua do Dr Lourenço Pereira Marques. Chúng khởi hành giữa 8h sáng và 4h chiều và trả lại nửa tiếng sau đó.

Từ Hồng Kông, có hai công ty phà hoạt động dịch vụ đến/đi từ Hồng Kiing hầu như 24 giờ một ngày.

Turbo Jet chạy hàng ngày với giá khác nhau, có 3 tàu lớn đi mất 55 và 65 phút. Từ đảo Hồng Kông, khởi hành từ bến phà Macau tại Shun Tak Centre.

New World First Ferry hoạt động tốc độ cao từ bến phà Macau mỗi nửa giờ hoặc giữa nửa tiếng từ 7h sáng đến 9h chiều hay 10h chiều.

Chuyến đi mất 60 – 75 phút và giá vé HK $ 140/175 vào các ngày trong tuần / đêm (tức là từ 6 đến 9 hoặc 10 từ Hồng Kông và 6:30 đến 8:30 từ Macau), và HK $ 155/175 vào những ngày cuối tuần và các ngày lễ.

Macau cũng được liên kết trực tiếp với sân bay quốc tế của Hồng Kông bởi TurboJet Sea Express (in Hong Kong 2859 3333; http://www.turbojetseaexpress.com.hk) rời lúc 9h45 sáng, 1h chiều, 4h30 chiều và 8h tối. Nó có giá MOP $ 200/155/110 dành cho người lớn / trẻ em / trẻ sơ sinh và mất 45 phút. Vé có thể được đăng ký từ 28 ngày trước và có khả năng có mặt tại nơi bán vè ở phà.

Ở Macau có hãng hàng không chi phí thấp được bố trí ở Macau với hình dạng làm nên sự tối tân cửa Sân bay quốc tế Macau, trên bờ biển phía Đông của Taipa, nó rất bận rộn.

Hãng hàng không Viva Macau ((www.vivamacau.com) bắt đầu hoạt động vào tháng 9 năm 2006 và dự kiến phục vụ các điểm du lịch Milan, Moscow, Mumbai, Delhi, Jakarta, Manila và Abu Dhabi.

Các hãng hàng không với các chuyến bay từ Ma Cao đến điểm đến trong khu vực:

Xe buss công cộng và minibuss chay trên 40 tuyến đường từ 6h45 sáng cho đến khi nửa đêm, với các điểm du lịch được hiển thị ở Portuguese và Trung Quốc.

Bản đồ du lịch của Macau có đầy đủ các danh sách tuyến đường xe buss. Dịch vụ hữu dụng trên bán đảo bao gồm xe buss 3 và 3A chạy giữa các bến phà và trung tâm thành phố. Xe buss 3 tiếp tục chạy đến các cửa khẩu, nhe xe buss số 5. từ bến phà, các tuyến xe bus 12 chạy qua khách sạn Lisboa và đi đến Vườn Lou Lim IOC và chàu Kun.

Xe buss 21, 21A, 25 và 26A chạy đến Taipa và Coloane.

Bạn có thể thuê xe ô tô ở Macau như các hãng: Avis Rent A Car (726 571; http://www.avis.com.mo; bến phà Macau) thuê giá rẻ Suzuki Vitaras cho MOP $ 550 một ngày trong tuần và MOP $ 700 tại các ngày cuối tuần.

Taxi luôn sẵn có ở Macau. Bạn có thể thuê xe máy trong làng Taipa. Bạn không được phép băng qua Macau – cầu Taipa bằng xe đạp.

Mua sắm, giá cả

Dân Macau vừa xài tiền Macanese pataca (MOP), vừa xài tiền Yuen (TQ), vừa xài tiền Hongkong với giá trị tương đương. Macau rất nhỏ nên đi 2 ngày là gần hết đảo.

Lưu ý khác

• Bạn nên lưu ý hãy hỏi giá khi gọi món nào đó trong cửa hàng hoặc khi mua một món hàng trong shop bởi chắc chắn giá cả sẽ được ghi bằng tiền Macau chứ không phải bằng USD. Bạn cũng nên mua sắm ở những cửa hàng có giấy phép hoặc có logo “Certified shop” bởi đây là sự ghi nhận những cửa hàng này chưa bao giờ bị khách hàng phàn nàn về bất cứ điều gì.
• Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn nên kiểm tra các khoản được ghi trong biên lai, và giữ lại biên lai hoặc hoá đơn mua hàng đồng thời kiểm tra xem tên cửa hàng, địa chỉ, số điện thoại có được in trên hoá đơn hay không.
• Mặc dù Macau, Trung Hoa đại lục và Hongkong đều thuộc CHND Trung Hoa nhưng người dân của Hongkong và Trung Hoa đại lục khi vào Macao cũng buộc phải làm thủ tục xuất – nhập cảnh bằng hộ chiếu như khách nước ngoài khác.

Kinh nghiệm khi đi du lịch Lệ Giang

Thời tiết buổi tối ở Lê Giang lạnh hơn so với Việt Nam vì vậy du khách nên mang theo áo ấm. Lựa chọn loại giày thấp, loại giày đã đi quen chân vì phải đi bộ nhiều. Chú ý hành tranh mang theo chuyến du lịch vừa đủ và gọn nhẹ.

Kinh nghiệm khi đi du lịch Lệ Giang
Theo kinh nghiệm của một số khách du lịch, đến Lệ Giang, không nên thuê phòng ở những khách sạn lớn bởi mức giá đắt mà phục vụ không hề hơn các nhà trọ bình dân bao nhiêu. Tốt nhất bạn nên thuê phòng trọ 2 người ở tại một nhà trọ nhỏ – thường là một căn nhà gỗ 2 tầng nền đá, có đầy đủ tiện nghi với giá 80 nhân dân tệ/đêm.

Cẩn trọng bảo quản hành lý, tư trang. Toàn bộ giấy tờ có liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh như: vé máy bay, hộ chiếu, tiền mặt… luôn mang theo bên mình khi đi ra ngoài, không để lại ở phòng, va ly nên có khóa số…

Rất ít người dân Lệ Giang, kể cả giới taxi biết nói tiếng Anh. Bạn nên chuẩn bị sẵn bản đồ, địa chỉ nơi mình ở để đưa cho taxi khi lạc đường. Người dân Lệ Giang ý thức cao giữ vệ sinh môi trường. Những con đường sạch bong, những con rạch trong vắt không thấy rác. Từ chủ nhà trọ, bác lái xe đến những người bán hàng lưu niệm… đều đôn hậu và thật thà.

Phố Tứ Phương là nơi thu hút đông đảo khách du lịch nhất ở Lệ Giang. Vào những ngày cuối tuần, bạn khó có thể chen chân vào khu phố này vì du khách đổ về đây. Nơi đây có những gian hàng đầy màu sắc bán những món đồ trang sức hết sức dễ thương, bên cạnh là các quầy hàng khăn choàng, tranh ảnh… nhưng hàng bán ở khu này mắc hơn những nơi khác. Bạn nên cân nhắc và trả giá quyết liệt nếu như ưng ý một món đồ nào đó. Bạn có thể rẽ vào những con phố nhỏ, thỏa sức mua sắm mà không sợ lầm giá.

Trước khi chinh phục Ngọc Long Tuyết Sơn, bạn cần chuẩn bị: quần áo, khăn choàng, mũ len đủ ấm, trà gừng, thuốc chống cảm vì thời tiết thay đổi liên tục, độ cao và cái lạnh sẽ làm bạn xuống sức rất nhanh.

Hiện tại Lệ Giang đang có chủ trương “cấp quota du lịch” bằng cách nâng vé và lệ phí tham quan để hạn chế khách đến, nhằm chọn lọc khách du lịch để bảo tồn thành cổ. Giá vé, lệ phí các điểm tham quan càng ngày càng tăng. Tính vé và các loại phí, khách đi lẻ nếu tham quan tất cả điểm đáng chú ý ở đây có thể phải trả đến gần 1.000 nhân dân tệ (xấp xỉ 3 triệu đồng).