Kinh nghiệm du lịch Côn Minh

Thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, nằm lọt trong thung lũng á nhiệt đới và đỉnh Himalaya hùng vĩ. Với cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống hiện đại xen lẫn nhiều lễ hội độc đáo của các dân tộc thiểu số, đây quả là một thế giới riêng trong lòng đất nước Trung Hoa rộng lớn.

Kinh nghiệm du lịch Côn Minh

Khí hậu Côn Minh

Có thể nói Côn Minh là thành phố có khí hậu ấm áp và thoải mái suốt cả năm tại Trung Quốc. Thời tiết Côn Minh mang mức nhiệt độ không bao giờ bị xếp vào khoảng quá nóng hoặc quá lạnh.

Trung bình, các tháng nóng nhất của Côn Minh là tháng 6 và tháng 7. Vào thời gian này, nhiệt độ cao nhất thường đạt mức  21.2 oCvà ban đêm giảm xuống tầm 15.5oC. Tuy nhiên, lượng mưa hai tháng này cũng thuộc mức tương đối. Cụ thể, từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8, lượng mưa đạt trung bình 6 đến 8 inch mỗi tháng.

Khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm là khô hanh nhất với lượng mưa ít hơn 1 inch mỗi tháng

Có thể nói mang hơi hướng mùa đông nhất với đôi chút lành lạnh, hai tháng 12 và tháng 1 trong năm là những tháng lạnh nhất khi bạn mua vé đi Côn Minh giá rẻ.

Lúc này nhiệt độ cao nhất chỉ đạt mức 10oC đến trên 15.5oC vào ban ngày, còn ban đêm có khi giảm xuống chỉ còn -1oC.

Cách đến du lịch Côn Minh

Để đến và đi thành phố Côn Minh xinh đẹp, bạn có thể dễ dàng mua vé máy bay Vietnam Airlines, vé China Airlines, China Southern Airlines hoặc China Eastern Airlines…

Còn đối với việc di chuyển nội bộ, Côn Minh cũng sẽ phục vụ bạn hết lòng với hệ thống giao thông đan chéo phong phú đến mọi ngõ ngách thành phố. Hơn nữa, giá cả cũng rất phải chăng tính bằng đồng Nhân dân tệ – đơn vị tiền tệ ở Trung Quốc.

Đi lại ở Côn Minh

Taxi và xe đạp tại Côn Minh

Là phương tiện đi lại khá phổ biến ở Côn Minh được nhiều du khách lựa chọn, taxi thường có mức giá khởi điểm là 7 Nhân dân tệ cho 3 km đầu tiên và tăng thêm 1,6 Nhân dân tệ mỗi km gia tăng.

Tuy nhiên, khách du lịch Côn Minh cũng chú ý là sau 10 giờ tối, giá taxi sẽ cao hơn một chút, tầm 9,6 Nhân dân tệ cho 3 km đầu tiên và tăng 2,7 Nhân dân tệ mỗi km đi thêm.

Giống như nhiều thành phố xinh đẹp khác, các chuyến đi du lịch Côn Minh cũng thường bao gồm cả việc du ngoạn khắp nơi trên những chiếc xe đạp. Nếu hứng thú với hoạt động này, bạn có thể thuê xe đạp từ các khách sạn ở Côn Minh xung quanh trạm xe lửa Kunming Railway Station với giá 2 Nhân dân tệ mỗi giờ và 10 Nhân dân tệ mỗi ngày.

Xe buýt/ xe đò tại Côn Minh

Tỉnh Vân Nam nói chung và Côn Minh nói riêng được chính phủ ưu ái xây dựng một hệ thống đường cao tốc khá toàn diện với những tuyến đường thông đến hầu hết thành phố, thị xã lớn trong khu vực. Do đó, việc khám phá các danh lam thắng cảnh Côn Minh rất dễ dàng khi bạn chọn xe buýt hoặc xe đò làm phương tiện.

Có tất cả 4 trạm xe buýt đường dài chính yếu tại Côn Minh, trong đó trạm South Bus Station và Railway Square Bus Station là hữu ích nhất.

Du lịch Côn Minh

Tại Côn Minh có một nơi làm du khách nhớ mãi là Công viên sinh vật cảnh Côn Minh (còn gọi là Trung tâm Expo’99) với diện tích trên 200ha, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 phút ô tô. Tại đây, năm 1999, để khuếch trương thế mạnh về hoa và quảng bá điểm đến du lịch với quốc tế, một hội chợ hoa lớn nhất thế giới đã được tổ chức với sự tham gia của 62 nước. Sau hội chợ, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch địa phương đã xin giữ lại những loại hoa của các nước tham dự và dành riêng mỗi quốc gia một khu vực nhằm nhân giống hoa gọi là “Ngôi nhà các nước”. Du khách sẽ còn choáng ngợp khi đến thăm chợ hoa Thượng Nghĩa và chợ hoa Gia Minh với hàng triệu chậu hoa, giò hoa quý nằm san sát khoe sắc hương…

Bên cạnh hoa, thắng cảnh nổi tiếng nhất của Côn Minh là khu du lịch Thạch Lâm, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất kỳ quan” của Trung Quốc. Hàng năm, nơi đây thu hút hàng triệu du khách từ các nơi đổ về tham quan.

Một điểm đến rất thú vị khác của Côn Minh là Hồ Điền Trì. Đây là một hồ nước ngọt có diện tích 298km2. Phía đông hồ là dãy Kim Mã sơn, phía tây là Bích Kê sơn, phía bắc là Xà sơn, phía nam là Bạch Hạc sơn. Người ta đã đặt cho hồ biệt danh là “Viên minh châu tỏa sáng trên cao nguyên”. Đặc biệt hồ là nơi trú ngụ của chim hải âu từ Nga về tránh rét trong mùa đông.

Côn Minh còn có nhiều ngôi chùa đẹp nổi tiếng như Viên Thông, Hoa Đình, Kim Điện… Trong số ấy, Kim Điện là một trong ba ngôi chùa lớn nhất của Trung Quốc xây dựng với các chi tiết như tường, mái, cột… được đúc toàn bằng đồng; chùa Hoa Đình có 500 tượng La Hán. Ngoài ra, hòn Ngọc, núi Tây Sơn, lầu Đại Quan, suối nước An Minh… cũng là những nơi nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua.

Kim Mã Phường và Bích Kê Phường là hai kiến trúc tiêu biểu nằm trong trung tâm thành phố được xây dựng từ thời nhà Minh cách nay 400 năm. Khi mặt trời lặn, khách tham quan có thể thấy cảnh tượng cực kỳ đẹp: bóng của hai kiến trúc này xích lại gần nhau, đan chéo lẫn nhau lộng lẫy…

Côn Minh thua Bắc Kinh hay Thượng Hải về độ hiện đại, về số lượng các nhà chọc trời, nhưng Côn Minh lại có vẻ đẹp đặc sắc riêng. Thành phố Côn Minh có đến 26 dân tộc nên quanh năm tưng bừng lễ hội. Nổi tiếng nhất là Tết bó đuốc của dân tộc Di, lễ té nước của dân tộc Thái, chợ tháng 3 của dân tộc Bạch, Tết hoa nở của người Mông…

Năm 1996, chính phủ TQ đã quyết định đầu tư phát triển để đưa Côn Minh trở thành một trong những thành phố du lịch trọng điểm của Trung Quốc.

CÁC ĐIỂM DU LỊCH Ở CÔN MINH

1. Khu du lịch Tây Sơn Long Môn:

Côn Minh nhờ có hồ Điện Trì điều tiết độ ẩm và có dãy núi Tây Sơn như tấm bình phong che gió lạnh nên Côn Minh mới có khí hậu mát mẻ và bốn mùa như mùa xuân.

Công viên rừng Tây Sơn Long Môn nằm ở phía Tây thành phố Côn Minh, cách Côn Minh 15 km. Lên thăm núi Tây Sơn Long Môn không những chỉ là ngắm cảnh đẹp mà còn tìm hiểu thêm về công nghệ đục đá và tôn giáo của Trung Quốc, vì trên núi Tây Sơn Long Môn có công trình Long Môn do nhà Tu hành – Đạo sỹ Ngô Lai Thanh đục từ năm Càn Long thứ 46 (năm 1781), với hai bàn tay và công cụ thô sơ, đúng 72 năm và hai đời người mới hoàn thành công trình Long Môn, Tuyệt tác này được đục xuyên vách núi thẳng đứng của dãy núi Tây Sơn, trên vách núi lại đục sâu vào lòng đá để tạo thành các pho tượng Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo (bao gồm: Linh Quang Điện, Thuần Dương Lầu, Huyền Đế Điện, Ngọc Hoàng Các, Lôi Thần Miếu, Tam Phật Điện, Thọ Phúc Điện…lên đến Long Môn). Ở Trung Quốc thường là các phái tôn giáo chia rất rõ dành, như núi Võ Đang là núi Đạo giáo, núi Nga My là núi Phật giáo, nhưng núi Tây Sơn Long Môn ở Côn Minh thì lại là tam giao hợp nhất. Có nghĩa là Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo đều thể hiện trên một ngọn núi Tây Sơn này.

Ở Côn Minh có câu nói rằng “Nhất Dáng Long Môn” là giá trị thân phận mình sẽ gấp trăm nghìn lần, tựa như là cá chép hóa rồng. Bởi vì nhiều nhà khảo cổ có ví công trình Long Môn này như công trình của Đài Ngư trong lịch sử của Trung Quốc cách đây 4.300 năm, để chống lũ lụt khi trị nước sông Hoàng Hà, phân lũ ra biển đông đã đục xuyên núi Long Môn của tỉnh Sơn Tây, và từ đây trở đi cá chép ở sông Hoàng Hà nếu nhảy qua được cửa Long Môn ra được biển đông thì hóa thành Rồng, cũng như là một thí sinh nghèo thi đỗ Trạng nguyên thì vị trí xã hội sẽ gấp trăm ngàn lần. Đây là ý tưởng của Nho giáo, nên lên thăm cảnh Tây Sơn Long Môn sẽ có cổng đá Long Môn và Mắt Rồng (còn gọi là Ngọc Châu), có sao Khuê điểm đầu, có Phật bà Quan âm.

2. Chùa Hoa Đình:

Trước kia là nơi nghỉ mát và là biệt thự của Lương Vương, Lương Vương là con cháu của Hốt Tất Liệt. Hốt Tất Liệt đã thống trị Vân Nam sớm hơn Trung Nguyên trước 18 năm, sau khi thống trị xong Vân Nam thì cho con cháu mình đến cai trị tỉnh Vân Nam.

Trước khi xây biệt thự để làm khu nghỉ mát thì Lương Vương có lần đi săn lên núi nhìn thấy cảnh khu vực này Hoa đang nở rộ, nắng ấm chiếu ôn hòa, mây khói bốc nhè nhẹ đẹp như cảnh tiên, cảnh bình an hòa nhã, lại là điểm lưng chừng giữa núi Tây Sơn đối mặt với hồ Điện Trì, nên mới quyết định xây biệt thự và đặt tên là Hoa Đình. Sau đến cuối đời Nguyễn đầu đời Minh dòng họ Lương Vương đã thất thế, thì có một Hòa Thượng từ Tứ Xuyên đến Côn Minh dừng chân ở khu nhà cũ Hoa Đình và hàng ngày truyền bá Phật giáo, nhiều người dân hay đến nghe, sau quyên góp tiền để xây chùa, đến khi chùa xây xong vẫn lấy tên là Hoa Đình. Hoa Đình là một trong những chùa lớn nhất Vân Nam và nổi tiếng với 500 bức tượng La Hán rất sinh động với những dáng vẻ khác nhau và có uy tín trong Hiệp hội Phật giáo của tỉnh Vân Nam.

2. Kim Điện

Trước kia gọi là Thái Hòa Cung, tọa lạc trên núi Minh Phượng cách TP Côn Minh 07km về phía Đông Bắc là một quần thể cung điện trong đó nổi bật nhất là “Kim Điện” được đúc hoàn toàn bằng đồng. Từ cột, kèo, mái ngói, khung cửa cho đến vách, hoành phi, bàn thờ, tượng thần, lư hương. Tổng trọng lượng ước tới hơn 200 tấn. Những đường nét tinh xảo mô tả rồng, mây, ngọn lửa, thần tiên, muông thú… cho thấy trình độ nghệ thuật đúc đồng của Trung Quốc 400 năm về trước (Triều nhà Minh năm 1602). Đến năm Khang Hy thứ 10 Kim Điện được trùng tu lại và trở thành một trong ba “Chùa đồng” lớn nhất và giữ gìn tốt nhất ở Trung Quốc. Thăm Kim Điện, du khách còn được thăm “Minh Chuông Lầu” cao khoảng 30m gồm ba tầng mái cong. Tầng trên treo quả chuông đồng cao 2,1m, chu vi 6,7m, nặng 14tấn. Ngoài những đồ cổ có giá trị, Kim Điện còn có những cây cổ được trồng vào triều Minh như cây hoa Trà, cây Tường Vi. Mặc dù đã 400 năm nhưng mỗi độ xuân về lại nở hàng ngàn đóa hoa rực rỡ. Tại khu Kim Điện còn có Trà Hoa Viên lớn nhất Trung Quốc.

3. Làng văn hóa dân tộc tỉnh Vân Nam

Trung Quốc có 56 dân tộc thì riêng Vân Nam có 25 dân tộc thiểu số và dân tộc Hán nữa là 26 dân tộc, chiếm gần 50% tổng số các dân tộc của cả nước Trung Quốc và là vùng có người dân tộc thiểu số đông nhất Trung Quốc. Vân Nam cũng là nơi ngoài phong cảnh đẹp ra còn có nhiều phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhưng vì Vân Nam là tỉnh nhiều rừng núi nhất, phát triển không đồng đều, vùng sâu, vùng xa giao thông chưa phát triển nên không tiện đi lại cho du khách. Bởi vậy, Chính phủ tỉnh Vân Nam đầu tư vào xây dựng Làng văn hóa dân tộc phỏng theo mô hình kiến trúc của các dân tộc với tỷ lệ 1 : 1, sau đó làng của người dân tộc nào thì đưa người của dân tộc đó đến ở để tạo thành làng văn hóa dân tộc, nơi đây là hình ảnh thu gọn của các dân tộc tỉnh Vân Nam và được khai trương vào năm 1992.
Tới thăm làng văn hóa dân tộc quý khách sẽ được tìm hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời được thưởng thức những món ăn dân tộc, những vũ điệu truyền thống của từng dân tộc khác nhau.

4. Đại Quan Lầu

Là một trong ba Công Viên nằm trong thành phố Côn Minh, nhưng duy nhất chỉ có công viên Đại Quan Lầu là có nhiều du khách đến tham quan và cũng không như những công viên khác chỉ là nơi thư giãn cho dân thành phố. Bởi vì công viên Đại Quan Lầu ngoài cảnh đẹp ra còn mang màu sắc của văn hóa Trung Hoa, trong công viên có câu đối dài nhất Trung Quốc gồm 180 chữ, mỗi bên là 90 chữ, phía trên là 90 chữ tả cảnh thiên nhiên đẹp ở xung quanh hồ Điện Trì và Đại Quan Lầu, và khuyên mọi người hãy nhân cảnh đẹp mà đứng lên Đại Quan Lầu để ngắm nhìn và tận hưởng cảnh đẹp của thiên nhiên trời đã ban phú cho. Câu phía dưới 90 chữ dẫn chứng 4 sự kiện của đời Hán, Đường, Minh, Nguyên, bao nhiêu sự kiện anh hùng lừng danh trong lúc đấy nhưng rồi rốt cuộc lịch sử đổi nhanh như cuốn chiếu gièm che nắng ở cửa sổ mà thôi, rồi chỉ để lại một tấm bia tàn ở ngoài bờ ruộng và ví đời người khi nằm xuống tóc còn xanh, nhổm dậy tóc đã trắng xóa rồi. Ý tưởng của tác giả là Tôn Nghiêm, ông này muốn khuyên con người đừng có tham lam và chinh chiến vì danh vọng nhiều để rồi gây nên bao sự chết chóc cho dân thường, và đời người cũng chỉ như tấc gang tay mà thôi, hãy sống thế nào để đúng với lương tâm con người.

Ngày nay Đại Quan Lầu đã trở thành công viên có nhiều công trình nổi tiếng trong nước, nơi hội tụ của các nhà thư pháp, các bậc văn sỹ lui tới thưởng nguyệt và bình thơ.

5. Viên Thông Sơn

Là một gò nổi giữa trung tâm thành phố Côn Minh, diện tích 26ha. Là một công viên tổng hợp giữa thú và sinh vật cảnh, nơi đây hiện có mặt 110 loại thú với số lượng trên 700 con. Trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ như: Gấu mèo, hổ trắng, báo gấm… ngoài ra có nhiều giống thú nhập ngoại như: Chim lửa, sư tử châu Mỹ, ngựa vằn châu Phi, chuột túi Oxtrâylia…Trong Viên Thông Sơn quy tụ nhiều giống thực vật quý hiếm, các loại cây hoa như Thùy tơ Hải đường, hoa Anh đào, số lượng lên đến hàng ngày cây tạo thành những rừng hoa rực rỡ khiến cho du khách có cảm giác như được đặt chân vào xứ sở của đất nước Nhật Bản, những hành lang ken đầy đủ Thùy tơ Hải đường dài hơn 200m tạo nên khung cảnh kỳ diệu mà không nơi nào có được. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, Viên Thông Sơn là địa chỉ lý tưởng thu hút một lượng lớn cư dân thành phố tới thưởng ngoạn và nghỉ ngơi.

6. Viên Thông Tự

Nằm ở chân núi phía nam của Viên Thông Sơn. Là một trong những kiến trúc cổ đặc sắc ở trung tâm thành phố, nơi đặt trụ sở của Hội Phật giáo Vân Nam. Với hệ thống chùa chiền được xây dựng từ thời nhà Nguyên, được tu sửa nhiều lần. Vào thời đại Khang Hy đã phát triển thành “Viên Thông thắng địa”. Trong Viên Thông Tự có bố cục khác với những chùa chiền ở Côn Minh. Riêng hai cột trụ Thanh Long và Hoàng Long hiện được coi là bảo vật của nghệ thuật mà không nơi nào có được. Trụ cao 10m, đắp nổi hai con rồng và các vân mây là tác phẩm nổi tiếng thể hiện trình độ nghệ thuật từ triều nhà Minh.

7. Thạch Lâm – Thiên hạ đệ nhất kỳ quan

Cách TP Côn Minh 86km về phía Đông Nam, Thạch Lâm là khu du lịch nổi tiếng nhất Vân Nam, Với cấu tạo địa hình nham thạch Castơ tạo nên những rừng đá trùng điệp nhấp nhô muôn hình muôn vẻ. Đến Vân Nam mà chưa đến Thạch Lâm thì coi như là chưa đến Vân Nam, cũng như là đến Trung Quốc mà không thăm Vạn Lý Trường Thành thì coi như là chưa đến Bắc Kinh, qua câu nói này thể hiện sự tiêu biểu của rừng đá Thạch Lâm.

Sự hình thành của rứng đá Thạch Lâm theo các nhà khoa học cho biết cách đây 2.700 năm trở về trước, cả vùng Côn Minh và tỉnh Quý Châu đều thuộc về đáy biển mà Thạch Lâm trước kia là nơi sâu trũng nhất, do sự trầm tích của chất đá vôi hình thành khu vực rừng đá dưới đáy biển, sau trải qua sự tạo sơn vận động qua bao nhiêu lần động đất, dần dần cả khu vực Côn Minh và Quý Châu từ đây biến trở thành mặt đất, rồi trải qua năm tháng nước mưa sói mòn, tạo tạo thành nhiều hình thù của rừng đá.

Len lỏi theo con đường bậc đá dẫn đến “Vọng Phong Đình”, nơi có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu Thạch Lâm rộng 350km2. Trên vách đá có những vết tích của những người nổi tiếng để lại như “Thiên tạo kỳ quan”, “Vân thạch tranh hùng”, “Bạt địa kính thiên”… thật xứng với phong cảnh nơi đây. Đi qua khu Đại Thạch Lâm, Tiểu Thạch Lâm, du khách sẽ được ngắm nhìn những hòn đá có hình dáng sinh động mà không nơi nào có được. Thạch Lâm đã được UNESSCO xếp vào danh sách Di sản thiên nhiên của thế giới từ nhiều năm qua.

8. A Lư Cổ Động

Là hang động cổ nằm ở huyện Lô Tây cách thị trấn huyện lỵ 2km cách TP Côn Minh 185km. Với một quần thể hang động liên hoàn đã được khai thác phục vụ du lịch gồm ba hang động cạn và một hang động sông nước ngầm tạo thành ba tầng trên dưới khác nhau. Hành trình cho du khách là 3000m, trong đó có 800m đi thuyền trên sông nước ngầm. Đường đi lên xuống phong phú, cảnh sắc kỳ ảo như vào cõi tiên. A Lư Cổ Động hiện nay được gọi là “Vân Nam đệ nhất động”.

9. Khu du lịch Cửu Hương

Cách TP Côn Minh 90km, Cửu Hương được gọi là “Thế giới hang động”. Tổng cộng có trên 100 hang động lớn nhỏ, là quần thể hang động lớn nhất Trung Quốc. Có diện tích 170km2 nằm ở độ cao 1750m – 1900m so với mặt nước biện, nhiệt độ bình quân trong năm là 14,60c. Theo kết luận của nhiều nhà hang động học thế giới, quần thể hang động Cửu Hương được hình thành từ 600 triệu năm về trước, là một hang động điển hình mà Châu Âu và trên thế giới chưa nơi nào có. Quần thể hang động Cửu Hương hiện đang là một trong ba thắng cảnh du lịch trọng điểm của TP Côn Minh, là thành viên của Hiệp hội Hang động quốc tế và Liên hợp quốc

Mua sắm ở Côn Minh

Về quần áo, thì nhiều vô số. Dễ tìm và đa dạng chủng lọai nhất có lẽ là Walmart, có thể kêu taxi đến bất cứ siêu thị Walmart gần nhất. Đừng ngại đi taxi, vì giá cả ở đây cũng bình thường (cũng có thể đi xe bus nếu rành đường). Ngòai ra có thể mua sắm ở siêu thị Carrefour (hay Jialefu). Siêu thị này nhỏ hơn Walmart một chút.

Cửa hàng quần áo ở ngay ngã tư gia giữa Yieryi da jie (一二一大街) giao với Jianshe lu (建设路). Chỗ này bán quần áo theo phong cách tiểu thư, nhìn cũng rât dễ thương, giá của thì giao động khỏang 100 NDT đến 300 NDT gì đó, cũng không nhớ rõ lắm.

Ngòai ra trên đường Wenlin jie- 文林街), có rất nhiều quán café, cửa hàng quần áo nhiều vô số, chưa kể đến các quán ăn mang hương vị của đủ các nước (nhiều nhất là Hàn, Thái, Nhật, và Ấn Độ). Ngòai ra quần áo cũng được bán nhiều trên đường đi tắt từ Wenlin jie ra Jianshe lu. Mẫu mã rất đa dạng, mà giá cả thì vừa phải.

Kinh nghiệm du lịch Hải Nam Trung Quốc

 

Tách khỏi Quảng Đông từ tháng 4-1988 để thành một tỉnh và là một đặc khu kinh tế, Hải Nam đã phát triển không ngờ, trong vòng chưa đầy 10 năm đã trở thành hòn đảo du lịch nổi tiếng không chỉ của Trung Quốc.

Hải Nam (Hainan) là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Trung Quốc, rộng 33.920km2, dân số khoảng 8,1 triệu người. Thành phố lớn nhất và cũng là thủ phủ của tỉnh là Hải Khẩu (Haikou) có 631.200 người, Tam Á (Sanya) là thành phố lớn thứ hai với 150.200 người.

Kinh nghiệm du lịch Hải Nam Trung Quốc

Trước đây, Hải Nam là một phần của tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Năm 1944, Hải Nam trở thành đặc khu hành chính. Ngày 1-5-1950, đặc khu này lại trở về thuộc tỉnh Quảng Đông. Đến ngày 1-10-1984, đặc khu được đặt tên là Khu hành chính Hải Nam và rồi tách ra khỏi tỉnh Quảng Đông thành một tỉnh riêng bốn năm sau đó, trở thành đặc khu kinh tế lớn nhất Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.

Hải Nam có lịch sử lâu đời. Tại nơi đây, nhà Tây Hán thiết lập hai quận Chu Nhai, Đạm Nhĩ. Nhà Đường thiết lập 5 châu là Nhai Châu, Quỳnh Châu, Chấn Châu, Đam Châu và Vạn Châu. Nhà Minh, Thanh thành lập phủ Quỳnh Châu. Sau năm 1949, Hải Nam là đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Đông. Năm 1988, tỉnh Hải Nam được thành lập, tách khỏi tỉnh Quảng Đông.

Hải Nam nổi tiếng với phong cảnh miền biển nhiệt đới, là địa điểm nghỉ đông được ưa thích ở Trung Quốc. Những năm gần đây, Hải Nam chú trọng vào việc đầu tư phát triển du lịch, thu hút khách từ nhiều nước trên thế giới.

Các thắng cảnh ở Hải Nam có bờ biển khu du lịch Tam Á, vịnh Á Long, bãi biển Chân trời góc bể, khu vực dân tộc Lê ở Thông Thập, rừng nguyên sinh Tiêm Phong Lĩnh ở Nhạc Đông, lăng mộ Hải Thụy (một vị quan nổi tiếng thanh liêm và chính trực đời Minh), đền Ngũ Công ở thành phố Hải Khẩu, di tích trường xưa của Tô Đông Pha (nhà thơ nổi tiếng đời Tống, có thời gian bị đi đày ở đảo Hải Nam)…

Đi đâu, chơi gì?

Với thế mạnh du lịch biển với nhiều tuyến điểm tham quan, nghỉ dưỡng, hệ thống lưu trú đa dạng, các loại hình ẩm thực phong phú, cộng với sự kiện đăng cai tổ chức thi hoa hậu thế giới trong hai năm 2004 và 2005, Hải Nam đã nổi tiếng, trở thành điểm đến thu hút sự chú ý của du khách thế giới, trong đó có du khách Việt.

Đặt chân đến Hải Nam, những tuyến điểm bạn không thể bỏ qua là Thủy Thanh Bồ Ao, biển Ngọc Đại, Đệ Nhất Lầu… Nổi bật hơn cả là vịnh A Long – nơi được ví như Hawaii của phương Đông, với bãi biển đẹp, cát trắng phau.

Nhắc đến thành phố Tam Á, trăm người như một đều đáp ngay đó là “thành phố hoa hậu”. Còn du khách, sau một ngày đêm “lẻ bạn” nơi này, chợt ngộ ra rằng Tam Á hình như được sinh ra là để dành cho những đôi lứa yêu nhau đốt sôi ngọn lửa ái tình giữa biển trời nhiệt đới.

Nơi hàng trăm mỹ nhân các nước đã nhiều lần đến Tam Á cùng nhau “đấu xảo nhan sắc” được gọi tên là “Mỹ Lệ Chi Quán”. Chữ quán ở đây chẳng phải là tiệm, hiệu, quán sá gì mà là cái mũ, cái vương miện của sắc đẹp. Tòa nhà hình khối tròn với kiến trúc mái mang dáng chiếc vương miện, bên trong là một sân khấu biểu diễn thi tài với sức chứa khoảng 5.000 người, đồng thời cũng là trung tâm hội chợ triển lãm. Liên tục từ 2003 đến nay, năm nào nơi đây cũng tổ chức các cuộc thi hoa hậu tầm cỡ thế giới.

Khi đến Tam Á, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội leo lên một ngọn núi chỉ cao vừa đủ để ai cũng có thể đến đỉnh và những cặp tình nhân ngả vào lòng nhau trong hơi thở dồn dập, nóng bỏng…

Núi ấy được mệnh danh là Nam Hải Tình Sơn, còn dân gian gọi là Lộc Hồi Đầu Sơn. Có tên ấy vì đó là dãy núi ở phía Nam Tam Á theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, khi ra tới biển Đông bỗng ngoặt lại sang hướng Tây Bắc, nhìn từ xa như một con hươu dừng chân quay đầu nhìn lại. Kèm theo đó là một huyền thoại tình yêu rất ly kỳ: có thử thách, có rượt đuổi, có cùng đường… và kết thúc có hậu: tình yêu được đơm hoa kết trái giữa rừng dừa và ruộng lúa!

Để đích đến của câu chuyện tình này có thể ngắm nhìn được, trên đỉnh núi người ta dựng bức tượng đá điêu khắc một đôi nam nữ tộc Lê đứng hai bên một con hươu đang quay đầu. Không biết bao nhiêu ánh đèn flash đã chạm vào bức tượng để ghi lại lời chúc phúc tình yêu cho những đôi nam nữ bất kể tuổi tác đã cùng nhau tìm đến nơi này. Kia là vách đá khắc thật to một chữ ái đỏ như son, kề bên là bia đá đục sâu mấy chữ “biển cạn (nhưng) đá không mòn”. Bao nhiêu đôi mắt, đôi tay, đôi vai đã hòa vào nhau trong giây phút tin tưởng vô biên vào sức mạnh của tình yêu trên núi cao gió lộng.

Cách trung tâm Tam Á 20km về phía Tây có một vùng lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển, phóng tầm mắt chỉ thấy trời và nước. Xưa kia nơi đây giao thông khó khăn, hiếm thấy dấu chân người. Từ thời nhà Đường, nhà Tống, nhiều vị quan bị lưu đày đến đây, nhìn thấy trước là đại dương mênh mông, ngó lại sau lưng là cố hương mờ mịt, trước sau đều chẳng có lối tiến lối thoái nên tủi phận cảm thán mà đặt tên cho nơi cùng trời cuối đất này là “Thiên nhai hải giác” (Chân trời góc biển).

Giờ đây du khách đến đây, dưới chân Hạ Mã Lĩnh, sẽ thấy một dải cát trắng vươn dài ra biển, nước nối với trời xanh, từng dãy núi đá hoa cương chạy thẳng từ bờ xuống biển với muôn hình vạn trạng, có cái như trâu nằm, có cái như cột trụ, có cái lơ lửng như sắp bay… Có một tảng đá hình trụ trên khắc chữ “Thiên nhai”, chữ của Châu thú Nhai Châu thời Ung Chính. Gần đó, một tảng đá khác có khắc chữ “Hải giác” của một văn nhân cuối đời nhà Thanh. Lại có một tảng đá hình chóp khắc bốn chữ “Nam thiên nhất trụ” gắn liền với truyền thuyết mô tả cuộc chiến đấu sống còn giữa con người và biển cả.

Hoàng hôn Tam Á nhuộm vàng trời đất một màu quyến luyến rất lạ. Nhìn từ đỉnh Lộc Hồi Đầu Sơn, thành phố hiện ra với dáng vẻ giàu có, sang trọng với những khối nhà chọc trời, chen giữa những đại lộ thênh thang và những con thuyền đánh cá trang bị hiện đại đang nép mình bên vịnh nước bình yên.

Du khách đến Hải Nam không nên bỏ qua thưởng thức bốn món ăn nổi tiếng nhất Hải Nam: gà Văn Xương, vịt Gia Tích, dê Đông Sơn và cua Hòa Lạc; có nhiều món chế biến với nước dừa mang phong cách miền nhiệt đới Hải Nam: xúp gà nấu nước dừa đựng trong trái dừa tươi, cơm nếp nước dừa đặt dính trên miếng cơm dừa, cháo tôm hùm nấu với nước dừa…

Đêm Tam Á rực ánh đèn, nhà hàng, quán bar, vũ trường với đủ trò vui suốt đêm về sáng. Massage mời khách với lời rao đủ kiểu Tàu, Thái, Hong Kong, châu Âu. Khách sạn Quả Hỉ 4 sao tổ chức sô biểu diễn ca múa (giá 180 tệ) của những người chuyển đổi giới tính đổ bộ từ Thái Lan xen kẽ với một số tiết mục xiếc Trung Hoa và một cuộc giao lưu có nước mắt với “cô” Bạch Linh – người Phúc Kiến, quyết tâm “chuyển hệ” trong sự đau buồn và thất vọng của mẹ cha.

Đến Tam Á, du khách có thể tản bộ suốt đêm mà không sợ nguy hiểm, những quán ăn bình dân bên đường trưng bảng hiệu thức ăn đủ các miền từ Tứ Xuyên, Quảng Châu, Quế Lâm đến Hồ Nam, Hồ Bắc… vẫn còn náo nhiệt. Và những siêu thị mini chuyên bán đặc sản Hải Nam như: ớt vàng, tiêu trắng, kẹo dừa, bột ngọc trai… vẫn nhẫn nại tiếp thị từng nhóm du khách lẻ.

Rời Tam Á – thành phố dành cho tình nhân – du khách đến Hải Khẩu (thủ phủ Hải Nam) nằm ngay bên cửa sông Nam Độ đổ vào eo biển Quỳnh Châu, nơi bên kia, phía mặt trời lặn, là tỉnh Quảng Đông. Hải Khẩu giờ đây đã trở thành một chốn phồn hoa đô hội với những trung tâm tài chính, bến cảng quốc tế, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại – giải trí khổng lồ…

Nơi đầu tiên được du khách chú ý là chiếc cầu dây văng mang tên Thế Kỷ dài 3km, đó là một biểu tượng của Hải Khẩu hiện đại. Chiếc cầu nối đại lộ Long Côn (một trong những đại lộ lớn nhất Hải Khẩu) với đảo Hải Điện, nơi có Đại học Hải Nam vốn là một trong 10 đại học hàng đầu Trung Quốc.

Chiếc cầu ấy cũng dẫn qua đại lộ Tân Hải tuyệt đẹp chạy cặp theo eo biển Quỳnh Châu. Con đường đưa du khách đi qua công viên Vạn Lộc – vườn sinh thái ven biển qui mô nhất Hải Khẩu với hơn 1 vạn gốc dừa và hàng trăm giống thực vật nhiệt đới, công viên Thế giới hải dương nhiệt đới Hải Nam với viện bảo tàng vỏ sò độc đáo và những bãi tắm, bãi lướt ván, du thuyền trên biển… Nhưng, tìm về Hải Khẩu còn là tìm về với những dấu tích xưa.

Quỳnh Đài thư viện rất nổi tiếng ở Hải Khẩu, không phải là nơi đọc sách, mà là ngôi trường được xem là trường học cao cấp nhất ở Hải Nam thời xưa, được xây dựng từ thời Khang Hy (1710) theo kiến trúc Tứ Hợp Viện, giảng đường là một nhà hồi âm. Tại đây có tượng vị hiệu trưởng đầu tiên là Giao Ánh Hán, với hai câu đối Dưỡng càn khôn chánh khí/Dục thiên hạ anh tài.

Buổi sớm ở Hải Khẩu, du khách có thể đi thăm mộ Hải Thụy – vị quan thanh liêm đời nhà Minh nổi tiếng được người dân Hải Nam vô cùng tôn kính và phong tặng là “Hải Thanh Thiên”, “Nam Bao Công” để sánh với Bao Chửng Khai Phong phủ thời Bắc Tống.

Khu công viên núi đá Hỏa Sơn, nằm giữa hai thị trấn Thạch Sơn và Vĩnh Hưng, cách trung tâm Hải Khẩu 18km về phía Tây Nam. Hỏa Sơn là công viên địa chất rộng 108km2 với hơn 40 núi lửa từ kỷ đệ tứ, bày ra trước mắt bạn một thành phố có một không hai với sức sống được tính bằng đơn vị vạn năm: phong cảnh núi lửa, cộng với hệ sinh thái nhiệt đới và kiến trúc từ thời đồ đá. Mấy chục ngọn núi lửa đã tắt quần tụ nơi đây như đại hội anh hùng quanh bậc minh chủ là hỏa diệm sơn Mã Yên Lĩnh, gồm hai ngọn núi chính cao khoảng 200m so với mực nước biển là Phong Lô Lĩnh và Bao Tử Lĩnh cạnh hai ngọn núi nhỏ, hình dáng như đôi mắt nên được gọi là Nhãn Tinh Linh.

Hơn 30 hang động dung nham với những hình thù kỳ quái thử thách sức tưởng tượng của đôi mắt con người. Vườn bazan hành lang đá, dòng dung nham, miệng núi lửa… hòa quyện với rừng cây nhiệt đới tạo nên một vẻ đẹp chưa thể gọi được tên của sức sáng tạo kỳ diệu của thiên nhiên. Đây cũng là một bảo tàng, một trường học giữa trời giảng dạy khoa núi lửa bazan và những chu trình thạch học …

Tọa lạc tại đường Hải Phủ có một tòa kiến trúc hai tầng rất nổi tiếng, xây dựng toàn bằng gỗ và đá, bên trong có các cột gỗ cao, trang trí vô cùng thanh nhã, được gọi tên là “Hải Nam đệ nhất lầu”. Đồng thời hai bên còn có Học Phố Đường, Quan Giá Đường, Ngũ Công Tình Xá, vườn Quỳnh, suối Phú Túc, đình Đông Chước… tạo thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa đặc sắc và cũng là viện bảo tàng của tỉnh Hải Nam.

Đấy chính là đền Ngũ Công, được xây dựng từ thời nhà Thanh (1889) để tưởng niệm năm vị đại thần đời Đường, Tống bị giáng chức, lưu đày ở Hải Nam: Lý Đức Dụ (787-850), Lý Cương (1083-1140), Triệu Đỉnh (1085-1147), Lý Quang (1077-1159) và Hồ Toàn (1102-1180).

Nhìn ngắm năm pho tượng đá được đặt uy nghi trong vườn trúc quanh đền, đọc những dòng chữ khắc trên đá không đủ nói hết được những oan trái, tủi nhục, đắng cay mà mỗi người đã nếm trải, lòng du khách dâng trào một cảm xúc ngậm ngùi tiếc thương.

Đền Tô Công ở Hải Khẩu đứng bên cạnh đền Ngũ Công, có dựng một bức tượng đồng, kèm hai câu đối: Thử địa năng khai nhãn giới/ Hà nhân khả phối Mi Sơn (Tô Thức vốn là người sinh ra ở Mi Sơn, Tứ Xuyên). Còn Đông Pha thư viện là ngôi trường do ông lập nên năm 1098 ở trấn Trung Hòa, gần thành phố Đan Châu (phía tây Hải Nam) đến thời nhà Minh được dân trùng tu, mở rộng với qui mô lớn và giữ gìn tôn tạo đến bây giờ.

Hải Khẩu về đêm sáng rực ánh đèn từ những tòa cao ốc, đại siêu thị, đại tửu lầu cao ngất trời làm lung linh cả vịnh biển Quỳnh Châu…

Hòn đảo mỗi năm có hơn 300 ngày nắng, cát mềm, gió tươi, phong cảnh mê hồn ấy đã thu hút hơn 4 triệu du khách nước ngoài trong năm 2005. Vùng nhiệt đới này được ví là một Hawaii của nước Mỹ. “Không phải Hawaii mà hơn cả Hawaii!”

Khu du lịch sinh thái văn hóa Nam Sơn kéo dài từ ngọn Nam Sơn cao 478m đến ven bờ biển gắn liền với một chữ Thọ: Trường Thọ lang, Trường Thọ cốc, Thọ Tự bi (bia khắc chữ thọ)… Có cây tùng được xưng danh là Nam Sơn bất lão thụ với tuổi đời được miêu tả là 6.000 năm! Và nhiều di tích Phật giáo: chùa Nam Tự, hang động Tiểu Đông Thiên, Thiên hạ đệ nhất nghiên, nhóm tượng cao tăng Giám Chân cùng năm đệ tử Trung Quốc và Nhật Bản…

Nổi bật nhất là tượng đài Nam Hải Quan Âm trên biển cao 108m, khánh thành vào tháng 8-2005. Tượng được đúc bên trong là vàng ròng, bên ngoài mạ một lớp hợp kim trắng bạc, đứng uy nghi trên biển, với Phật Quan Âm ba mặt, ba tư thế, nhìn ra ba hướng, tượng trưng cho từ bi, bình an và trí tuệ…

Phật tử đến đây trước khi bước vào lối dẫn đến tượng đài sẽ đắm mình trong một công viên với tháp chuông vườn bồ đề, những hàng Phật kỳ bay trong gió cùng những bức họa Phật tích trang trọng giữa cảnh sắc thoát tục. Rồi mứt dừa sấy, cơm dừa sấy, dầu dừa, bánh ngọt có vị dừa, cà phê có vị dừa, sữa dừa, bột sữa dừa… Tất cả đều được đóng gói đủ loại bao bì hộp, gói, túi xách… Không có thứ gì không được làm từ dừa: bàn ghế, chén đũa, ấm trà, ly tách, chày cối, gạt tàn thuốc, đồ mỹ nghệ, quà lưu niệm…

Nổi tiếng nhất là rừng dừa Đông Giao ở thành phố Văn Xương (đông bắc Hải Nam): hơn nửa triệu gốc dừa với dừa lùn, dừa cao, dừa hồng, dừa vàng, dừa xanh, dừa nước… tạo nên một bức tranh vô cùng ngoạn mục khi dừa “trộn” với cát trắng và biển xanh. Dưới bóng dừa, có hẳn một đảo khỉ ở Hải Loan làm nơi bảo tồn “hậu duệ Tôn Ngộ Không” trên 12 ngọn núi lớn nhỏ với vô số hang động cùng hơn 30 bầy khỉ (hơn 2.500 con) vẫn hằng ngày hạ sơn “tiếp đón” và vui đùa cùng du khách. Hải Nam còn có khu bảo tồn hươu sao ở Đại Điền (thành phố Đông Phương), đảo chim yến ở Đại Châu…, đủ tạo cảm giác thú vị cho bất cứ du khách nào muốn khám phá miền nhiệt đới.

Chệch về phía Đông Bắc là đỉnh Bạch Hoa Lĩnh cao 1.100m, có dòng thác nước khổng lồ buông mình xuống như hoa mưa giữa rừng cây xanh biếc, đầy ắp tiếng chim. Từ Ngũ Chỉ Sơn, dòng Vạn Tuyền chảy về thành phố Quỳnh Hải đổ ra biển. Nơi cửa sông có một dải cát trắng tên Ngọc Đới chắn ngang như con đê, một bên nước sông phẳng lặng, một bên sóng biển gầm thét. Từ bãi Ngọc Đới, du khách có thể ghé thăm Bát Ngao – thị trấn nhỏ nhưng có tầm vóc lớn: tại đây, năm 2002 đã diễn ra đại hội thành lập Diễn đàn kinh tế châu Á và từ đó là các đại hội thường niên tổ chức tại đây. Khách sạn năm sao, sân golf, du thuyền cao cấp… sẵn sàng phục vụ các vị khách VIP từ khắp nơi đổ về. Giữa hai kỳ đại hội là dịp cho du khách gần xa đến đây lên bục phát biểu, ngồi ghế chủ tọa để… chụp ảnh!

Hải Nam có núi Mao Công (huyện Lạc Đông) cao 360m mà dáng núi được người dân so sánh như dáng nằm của chủ tịch Mao Trạch Đông. Tại thành phố Văn Xương có ngôi nhà tổ của gia đình ba chị em nhà họ Tống nổi tiếng (Tống Khánh Linh, Tống Ái Linh và Tống Mỹ Linh) với những vật dụng từ xa xưa đến nay vẫn còn giữ được. Bên bờ sông Vạn Tuyền có di tích kỷ niệm “Hồng Sắc Nương Tử Quân”: vào tháng 5-1931, hàng trăm phụ nữ nông dân đã cầm súng đứng lên, thành lập “Đại đội đặc vụ sư nữ độc lập Hồng Quân công nông Trung Quốc” chống lại chính quyền phản động và sau đó đã hi sinh anh dũng.

Hải Nam đang sở hữu những bãi biển nhiệt đới lý tưởng ít nơi nào sánh được: vịnh Nha Long, vịnh Cao Lăng, vịnh Nhựt Nguyệt, Đại Đông Hải, bờ biển Tú Anh… Bãi biển Á Long nước trong xanh có thể nhìn sâu 8-10m thấy đáy, ba mặt có núi bao quanh nên nước lặng và ấm. Nhìn ra xa có năm đảo nhỏ như năm con thuyền lướt sóng ra khơi. Với hơn 300 ngày nắng mỗi năm, cát mềm, gió tươi, bãi biển thoai thoải, có núi non làm bình phong, phong cảnh mê hồn…, Á Long cũng như Hải Nam được ví như Hawaii của nước Mỹ. “Không phải Hawaii mà hơn cả Hawaii!” – người dân Hải Nam nói vậy.

Đến, đi lại bằng gì?

Du lịch Hải Nam rất dễ và giá rẻ. Hải Khẩu và Sanya được liên kết với Hải Nam bằng 3 đường cao tốc chính: phía Đông Quảng Nam có đường cao tốc và đường biển (chỉ 3 tiếng bằng xe bus), trung ương và nhiều tuyến chậm qua Quảng Đông và Wǔzhǐshān (cũng được biết đến như là Tōngzhá) và ít phổ biến phía Tây đường cao tốc qua Dānzhōu (cũng được biết đến như là Nada), Bāsuǒ (Dongfang) và Yīnggēhǎi.

Các đường giao thông, dịch vụ xe buýt thoải mái và khởi hành thường xuyên, nhưng bây giờ phần lớn các khách bay trực tiếp đến Sanya và một loạt các chuyến bay nội địa giá rẻ. Những người nào đi qua Hải Khâu, hầu hết là nhanh nhưng tương đối nhàm chán với đường cao tốc phía Đông đến Sanya. Các tuyến đường trung tâm ở Hải Nam là chậm, nhưng nhiều, đi qua trung tâm vùng cao và Li Miao và làng nghề.

Trạm xe buyt hoạt động thường xuyên, xe có điều hòa và dừng lại ở mọi nơi, nhưng giá ko rẻ hơn.

Hiện Nhật Bản đang đầu tư xây dựng tuyến đường sắt xung quanh đảo Hải Nam.

Ít khách du lịch thuê xe ô tô ở Hải Nam, nhưng một số đang phát triển sự lựa chọn để tận dụng các chuyến đi ngắn ra khỏi Sanya bằng xe máy. Bạn có thể thuê xe máy 125cc từ 100Y đến 250Y mỗi ngày.

Đi khi nào?

Thời tiết tốt nhất để đi Hải Nam là khoảng tháng 10 đến tháng 3, khi nhiệt độ trung bình khoảng 21 độ C. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,4 độ C. Không đáng ngạc nhiên, đây cũng là thời gian bận nhất. Từ tháng 3 đến tháng 4, tháng 10 đến tháng 11 gần như không bận rộn vì thời tiết nóng ẩm ướt. Các khách sạn giảm giá khá nhiều.

Ở Hải Nam, ít nhất trong một năm, thường rơi vào tháng 5 và tháng 10 thường có gió mạnh, thậm chí bão lớn có thể làm giao thông vận tải không hoạt động và liên lạc với đất liền khó.
Từ khóa : phong trào đòi độc lập cho Đài Loan., Vương quốc Liên hiệp Anh, phong kiến Trung Quốc, đại lục Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, Liên Hiệp Quốc, Tôn Trung Sơn, Bắc Irelannd, Vịnh Á Long, Quỳnh Châu, trung quốc, quảng châu, quảng đông, Bồ Đào Nha, dân tộc Lê, Hạ Mã Linh, Hồng Kông, nhà Đường, quảng tây, tứ xuyên, Nhà minh, Nam Ninh, Hải Khẩu, du lịch, kinh tế, văn hóa, Quê Lâm, Ma Cao, Hồ Bắc, Tam Á

Kinh nghiệm du lịch Quế Lâm Trung Quốc

Thành phố Quế Lâm nằm ở phía đông bắc khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc), với tổng diện tích: 20.780 km2, dân số 4,95 triệu người. Quế Lâm có 37 thành phần dân tộc như: Choang, Hán, Miêu, Dao, Động, Hồi, Kinh, Di, Thủy, Mãn…Có 5 khu trực thuộc và 12 huyện.

Kinh nghiệm du lịch Qế Lâm Trung Qốc
Quế Lâm nằm trong vùng bán nhiệt đới, khí hậu ấm và ẩm, nhiệt độ trung bình từ 17 – 21oC, lượng mưa trong năm từ 1285 – 2041mm.Có các con sông lớn nằm trong hệ thống sông Chu, và Trường Giang là sông Ly, sông Tương, sông Lạc Thanh, sông Tầm, sông Tư. Độ che phủ rừng trên toàn thành phố là 67,6%, có 6 loài động vật nằm trong danh sách bảo vệ cấp 1 của Nhà nước, 44 loài nằm trong danh sách bảo vệ cấp 2, 8 loại thực vật nằm trong danh sách bảo vệ cấp 1 Nhà nước, 25 loại thuộc cấp 2, có hai khu Hoa Bình và Mao Nhi Sơn nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên của Nhà nước.

Quế Lâm đã được Quốc vụ viện Trung Quốc xác định là thành phố trọng điểm về du lịch và lịch sử văn hóa. Vào thời Nam Tống, danh tiếng “Non nước Quế Lâm đệ nhất thiên hạ” đã sớm nổi tiếng cả trong và ngoài nước, với non xanh, nước biếc, động lạ, đá kỳ, được người đời xưng là “tứ tuyệt”. Bao quanh thành phố là tầng tầng lớp lớp núi non uốn lượn, trong thành phố có cảnh quan đặc sắc, phong cảnh non nước đầy sức quyến rũ ẩn hiện trong thành phố.

Đi khi nào?

Quế Lâm chịu ảnh hưởng thời tiết của Trung Quốc, là khí hậu nhiệt đới, nóng và độ ẩm đạt chuẩn. Nhiệt độ trung bình khoảng từ 13 – 28 độ C. Khí hậu ẩm gió mùa, ấm áp và mưa ít, nhiều nắng và có bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình trong năm: 19°C.

Mùa tốt nhất để du lịch là mùa thu. Mùa xuân thì mưa nhiều; mùa hè hơi ôi bức và mùa đông thì nước sông Li rất ít.

Đến, đi lại bằng gì?

Từ Việt Nam có thể đi đến Trung Quốc bằng đường bộ hoặc hàng không. Có 2 tuyến xe lửa chạy hàng tuần từ Bắc Kinh đến Hà Nội. Xe lửa rời ga tàu phía Tây Bắc Kinh lúc 4.16pm vào thứ 2 và thứ 6, đến Hà Nội lúc 6.50am vào thứ 4 và chủ nhật. Xe lửa khởi hành từ Hà Nội lúc 6:50 ngày thứ 5 và thứ 6, đến Bắc Kinh lúc 1:38 ngày thứ 5 và chủ nhật. Tạm dừng tại Thạch Gia Trang, Trịnh Châu, Hànkǒu (trong Wǔhàn), Wǔchāng (Wǔhàn), Trường Sa, Héngyáng, Yǒngzhōu, Guilin Bắc, Guilin, Liǔzhōu, Nanning và Píngxiáng. Du khách có thể qua cửa khẩu ở biên giới như cửa khẩu Lào Cai, Móng Cái, Lạng Sơn.

Trung Quốc có các dịch vụ giao thông vận tải từ sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh đến các điểm xung quanh Bắc Kinh.

Taxi là tiện lợi nhất ở Quế Lâm, bạn có thể làm hợp đồng với khách sạn thuê taxi.

Hệ thống xe buyt ở Quế Lâm cũng thuận tiện, dịch vụ nhanh và đầy đủ. Đỗ ở nhiều điểm, đi đến nhiều nơi.

Các tuyến đường sắt đến Quảng Tây là tuyến đường sắt hiện đại nhất ở Trung Quốc. Sân bay Guilin là một trong những sân bay bận nhất và hiệu quả nhất.

Đi đâu, chơi gì?

Du lịch là thế mạnh của thành phố và đang không ngừng phát triển. Trước mắt, thành phố có hơn 200 khu phong cảnh, trong đó 10 khu thuộc loại hình du lịch cấp 4A của nhà nước, 8 khu thuộc cấp 3A, với các khu phong cảnh thiên nhiên nổi tiếng: phong cảnh sông Ly, Lư Địch nham, suối nước nóng Long Thăng, ruộng bậc thang Long Tế, sông Tư và sông Ngũ Bài. Các khu văn hóa lịch sử như: Linh Cừ, rừng bia đá Quế Hải, Vương thành. Các khu vui chơi giải trí: Lạc Mãn Địa, công viên Ngu Tự, khu biểu diễn nghệ thuật Ấn tượng chị ba Lưu, khu phố Tây, phong cảnh “Lưỡng giang tứ hồ”. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và du lịch, nhân văn phong phú như vậy Quế Lâm thật sự là một thành phố của Du lịch Trung Quốc.

Thành phố Quế Lâm, thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, được bình chọn là nơi có cảnh quan xinh đẹp nhất với núi non hùng vĩ và những dòng sông xanh ngắt. Thôn Trường Điền, ở ngoại ô Quế Lâm, nổi tiếng là thôn trường thọ. Mỗi buổi sáng, các cụ già tập trung ở công viên để tập Thái cực quyền. Chính thói quen sinh hoạt lành mạnh đã giúp họ khỏe mạnh và vui vẻ một cách tự nhiên. Ở đây có rất đông cụ già. Tuổi thọ trung bình của các cụ là 80. Tuy tuổi cao, nhưng các cụ vẫn lao động và làm việc bình thường. Thức ăn hàng ngày của các cụ chứa rất nhiều thành phần thơm ngon từ gạo, bắp, khoai tây và rau cải. Món trà lúa mạch được chế biến từ lúa mạch rang, nước trà đun sôi và rau cải. Đây là thức ăn rất tốt cho sức khỏe và được dùng thường xuyên. Người dân ở đây luôn tìm cách chế biến những món ăn có hương vị khác nhau. Họ nổi tiếng về việc sử dụng các loại nguyên liệu độc đáo như thịt chuột, ba ba, rắn… để chế biến thành những món ăn ngon.

Lấy thành phố Quế Lâm làm trung tâm, xung quanh thành phố gồm có 12 huyện. Nơi đây có các khu rừng rậm nguyên thủy mang đậm màu xanh tinh khiết, những đỉnh núi và hang động hùng vĩ, hiểm trở; những con suối, thác nước bay nhảy; những thửa ruộng bậc thang trên sườn núi kỳ tuyệt thiên hạ; bên cạnh đó nơi đây còn là nơi cư trú của hơn 10 dân tộc thiểu số như Choang , Dao , Hmong, Đồng..v.v.

Quế Lâm có địa mạo nham cốc, theo như nghiên cứu địa chất, vào khoảng 3 trăm triệu năm trước, Quế Lâm vốn là một vùng biển mênh mông. Do sự vận động của vỏ trái đất, trầm tích nham thạch đá vôi dưới đáy biển đã dâng lên thành lục địa, sau đó trải qua quá trình phong hóa, hòa tan và xâm thực cuối cùng đã hình thành lên một khu vực núi rừng với cảnh sắc thần tiên, các hang động đá vôi sâu thẳm và tĩnh mịch cùng với những dòng sông thần bí chảy dưới lòng đất.

Với địa mạo đặc biệt như vậy, cùng với cảnh tượng muôn hình muôn vẻ của Ly Giang và phông cảnh điền viên xung quanh dung hòa trong một thể thống nhất đã tạo nên một “ non nước Quế Lâm” có một không hai với “non xanh, nước biếc, động lạ, đá đẹp”. Núi ở đây thường nổi nên từ những khu đất bằng với trăm nghìn hình dạng và tư thái khác nhau; nước sông Ly Giang thì quanh co uốn lượn, trong suốt như gương; phần lớn các núi đều có động, cảnh động hùng vĩ tráng lệ và đẹp một cách lạ thường..v.v..và từ xa xưa nơi đây đã được tán thưởng là nơi “ phong cảnh nhất thiên hạ” . Ngoài ra, Quế Lâm còn là một thành phố văn hóa cổ. Với hơn hai nghìn năm lịch sử khiến cho thành phố này trở thành nơi bề dày văn hóa hết sức phong phú. Vào thời cổ đại, nơi đây thuộc vào địa phạn của các nhóm Bách Việt, thời kỳ Chiến Quốc thuộc sự quản lý của nước Chu. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, quyết định thành lập quận Quế Lâm, khơi đào kênh rạch để nối liền Ly Giang và Tương Giang. Từ đó Quế Lâm trở thành một trấn quan trọng, phía nam thông ra biển, bắc giáp Trung Nguyên. Từ thời Tống trở về sau, Quế Lâm luôn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Quảng Tây, hiệu là “ Tây Nam Hội Phủ”. Núi non tráng lệ, sông nước trong xanh của Quế Lâm đã hấp dẫn vô số văn nhân mặc khách, khiến họ viết lên những áng văn, áng thơ hay, họ đã để lại ở nơi đây hơn hai nghìn bản khắc đá và bích thư ghi lại những áng văn thơ ; những cảnh quan nhân văn độc đáo này đã làm cho Quế Lâm được biết đến như là nơi “ thăm núi như là đang đọc sử, ngắm núi như là đang ngắm tranh”. Vào thời kỳ kháng Nhật, Quế Lâm trở thành phố văn hóa nổi tiếng ở Trung Quốc, rất nhiều nhà văn , nhà nghệ thuật yêu nước tập trung về đây và viết lên những áng văn thời kỳ văn hóa kháng Nhật Quế Lâm có rất nhiều phong cảnh đẹp. Trong đó các thắng cảnh mang tính đại dện cao chủ yếu có: Ly Giang, Núi Vòi Voi, Núi Phục Ba, Điệp Thái Sơn, Nam Khê Sơn, Độc Thái Sơn, Thất Tinh Nham, Lô Định Nham, Vương thành thời Minh, Dung Hồ, Sam Hồ…Tuy nhiên, được du khách ca ngợi nhiều nhất lại là phong cảnh điền viên ở Dương Sóc, ngoài ra ở Dương Sóc còn có phong cảnh phố Tây, xung quanh huyện có các cảnh quan như ruộng bậc thang Long Tích, suối nước nóng Long Thắng, Miêu Nhi Sơn.v.v.

Vào buổi sáng, điều tuyệt vời nhất là dạo chơi trên sông Ly. Sông Ly làm cho phong cảnh Quế Lâm thêm lộng lẫy. Dạo sông Ly bằng những chiếc bè tre cùng với những con chim Cốc. Chim Cốc là loại chim có khả năng săn cá rất tài tình. Chúng nuốt cá vào cổ và giữ ở đó rất lâu. Nhiều người dân ở đây sống bằng nghề nuôi chim Cốc bắt cá.

Khi màn đêm buông xuống, khu trung tâm nằm cạnh cầu Lianchi Anshihu trở nên đẹp lạ thường. Mọi người tụ tập trên những con đường sáng rực ánh đèn. Kề bên là khu chợ đêm bán đồ thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm.

Phong cảnh Quế Lâm đẹp tựa tranh vẽ, nên người ta đã mang nó vào tranh. Những chiếc quạt truyền thống nơi này đều được vẽ phong cảnh Quế Lâm. Trong nhiều năm, chính những chiếc quạt xinh đẹp này đã góp phần quảng bá hình ảnh Quế Lâm cho du khách. Mỗi phong cảnh là một câu chuyện huyền thoại. Các ngọn núi trở nên sống động dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân.

Xuôi dòng sông Ly, ta sẽ đến một thành phố nhỏ có bầu không khí thật ấm áp. Huyện Dương Sóc được mọi người gọi là Quế Lâm thu nhỏ. Dương Sóc là thành phố đẹp nhất bên bờ sông Ly. Trên khu phố chính có những ngôi nhà Trung Quốc truyền thống xen lẫn với những tòa nhà lộng lẫy được xây dựng theo lối kiến trúc phương tây. Một kiểu hòa trộn giữa Trung Quốc và Châu Âu. Ở đây có tất cả mọi thứ. Người nước ngoài và người bản địa cùng sống hòa nhập và thân thiện.

Dọc theo hai bên bờ sông Ly là những đồng ruộng bậc thang, là cảnh quan ấn tượng nhất và cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Họ sống theo lối tự cung tự cấp. Dân tộc Dao sống ở ngôi làng cạnh bên. Khi có khách đến, họ đánh trống và ca múa chào đón du khách. Đối với họ, ca múa là hoạt động truyền thống rất quan trọng. Người Dao rất thích dùng thảo dược. Phương pháp massage của người Trung Quốc có lẽ bắt nguồn từ đây. Phụ nữ làm việc liên tục. Họ rất nổi tiếng về thời trang vì bao giờ họ cũng có sự kết hợp các yếu tố hiện đại vào trong những bộ trang phục truyền thống.

Người dân tộc thiểu số có nền văn hóa rất đặc trưng. Thiên nhiên xinh đẹp, cuộc sống hài hòa đã mang đến vẻ đẹp thật sự cho Quế Lâm.

Mua sắm, giá cả

Ở Quảng Tây Trung Quốc chi phí cho chuyến đi khá rẻ. Nếu bạn ăn ít chỉ mất có 5$US một ngày. Chi phí cho giao thông vận tải tiết kiệm bằng cách đi xe buyt hay đi tàu. Đi du lịch bằng tàu là hợp lý và rẻ bằng nửa so với đi máy bay.

Ở trong khách sạn cỡ vừa mất khoảng 30$US và bạn có thể ăn trong nhà hàng cỡ vừa khoảng từ 5$US. Ở khách sạn cỡ vừa, tiện nghi có thể mất khoảng 60$ một ngày. Bạn ở trong khách sạn 5 sao có thể mất 300$US một đêm và bạn có thể mất 100$US một ngày nếu bạn có một bữa ăn trong một nhà sang trọng cỡ quốc gia.

Kinh nghiệm khám phá sông Dương Tử, Trung Quốc

Trong chuyến tham quan “sông mẹ của Trung Hoa”, những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp du khách có một hành trình hoàn hảo.

Kinh nghiệm khám phá sông Dương Tử, Trung Quốc
Sông Trường Giang hay còn được gọi với cái tên Dương Tử, là con sông dài nhất châu Á, đứng thứ ba trên thế giới và là niềm tự hào của người dân Trung Quốc. Tham gia vào hành trình du ngoạn trên sông, bạn không chỉ tìm được những giây phút thư giãn cho riêng mình, mà còn được thưởng thức vẻ đẹp của khung cảnh “sơn thủy hữu tình” ở đôi bờ.

song-truong-giang-01.jpg
Toàn cảnh sông Trường Giang (Dương Tử).

Dưới đây là một số những lưu ý dành cho bạn khi tham gia vào chuyến du ngoạn trên sông Trường Giang:

Lưu ý chung cho những địa danh nổi tiếng dọc bờ sông

Du khách khi tham gia vào chuyến du ngoạn dọc sông Trường Giang thường đặc biệt quan tâm tới khu vực Tam Hiệp với phong cảnh tuyệt đẹp. Vì vậy, bạn nên chú ý tìm cho mình một vị trí thích hợp để không bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng địa danh này.

Chú ý đến khoảng thời gian tàu dừng lại để bạn ghé thăm một địa điểm trước khi tiếp tục đi tới một địa điểm khác nếu không muốn bị lỡ chuyến tàu.

Nên chuẩn bị gì trước khi đi?

Áo mưa là một vật dụng vô cùng cần thiết mà bạn nên chuẩn bị vì thời tiết khó có thể đoán trước được.

Mang theo một chiếc áo len hoặc áo khoác mỏng để giữ ấm nếu bạn đi vào mùa thu.

Đồ ăn và những mặt hàng khác tại các quầy phục vụ trên tàu thường kém đa dạng và đắt hơn mức bình thường, khó có thể đáp ứng được mong muốn của bạn. Do vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn một ít đồ ăn và vật dụng sinh hoạt.

Hãy mang theo một đôi giày thể thao để leo núi trên dãy Tam Hiệp. Ngoài ra, trên những chiếc tàu thủy của chuyến du ngoạn được trang bị phòng khám và có các bác sỹ nhưng bạn sẽ phải trả thêm một khoản chi phí.

Mua bảo hiểm du lịch.
Chuẩn bị một số các loại thuốc thông thường.

song-truong-giang-02.jpg
Phong cảnh hữu tình hai bên bờ sông Trường Giang.

Lưu ý trong hành trình

Không có bất cứ giới hạn nào về số lượng hành lý bạn mang theo và trên tàu có cung cấp dịch vụ gửi đồ.

Đối với thức uống, đồ uống không có cồn và bia được miễn phí. Nếu bạn muốn uống đồ uống có cồn hoặc rượu mạnh, bạn sẽ phải trả thêm một khoản phí. Trong đó, đồ uống miễn phí có hạn chế về số lượng. Đặc biệt, đồ uống và thức ăn bị cấm mang vào nhà hàng, quán bar và các khu vui chơi giải trí trên tàu.

Theo luật pháp Trung Quốc, người dân không được phép hút thuốc ở khu vực công cộng, do vậy hãy đi ra phía boong tàu hoặc vào phòng hút thuốc nếu bạn muốn hút thuốc trên tàu. Trên một số chuyến tàu có cả những tầng gồm các phòng hút thuốc và không hút thuốc riêng biệt cho phép du khách có thể đặt chỗ trước.

song-truong-giang-03.jpg
Tàu du lịch trên sông Trường Giang.

Nước của dòng sông Trường Giang khá đục, do vậy nước không thể được uống trực tiếp mà phải qua quá trình đun sôi và lọc kỹ càng trước khi sử dụng.

Chú ý đến sự an toàn và những yếu tố có thể gây ra hỏa hoạn. Bạn không được phép sử dụng các thiết bị cá nhân trong phòng riêng. Nếu bạn cần sử dụng máy tính xách tay hoặc các thiết bị điện khác, bạn có thể đến khu vực được trang bị riêng hoặc xin ý kiến của người quản lý. Điện 220V được cung cấp trên tàu, trong khi một phần của con tàu là được cung cấp điện 110V, nên bạn cần chú ý trước khi sử dụng các thiết bị điện.

Khi lên tàu, bạn sẽ có một thẻ trong đó bạn cần ghi tên và ghi số phòng ở mặt sau thẻ. Thẻ này sẽ dùng để ghi lại toàn bộ chi phí trong chuyến hành trình. Sau khi chuyến du ngoạn kết thúc, bạn sẽ trả tất cả các khoản chi phí tại quầy lễ tân bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng.

Trương Thu Cúc

 

Dạo chợ đêm Đài Bắc

Cách đơn giản nhất để trải nghiệm tinh hoa ẩm thực và văn hóa Đài Bắc là hãy ghé thăm khu chợ đêm của thành phố này.

Dạo chợ đêm Đài Bắc
Chợ đêm ở Đài Bắc là sự kết hợp hoàn hảo giữa mua sắm và ẩm thực. Nhiều khu chợ đã bắt đầu nhộn nhịp ngay từ 4h chiều và cứ như vậy cho đến tận 1-2h sáng. Những khu chợ đêm hàng đầu ở Đài Loan đầy ắp các gian hàng, cửa hiệu buôn bán đủ loại mặt hàng từ quần áo cho đến đồ gia dụng. Nhưng khi nói đến ẩm thực, người dân địa phương lại có những chốn yêu thích riêng bởi mỗi khu chợ đêm lại có những món ngon nổi tiếng khác nhau.

Có rất nhiều chợ đêm ở Đài Bắc nhưng dưới đây là 4 trong số những khu chợ đêm nổi tiếng nhất có thể giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và phong phú về tầm quan trọng của việc mua sắm và ẩm thực trong văn hóa Đài Loan.

Chợ đêm Shilin

Shilin.jpg
Chợ đêm Shilin.

Shilin là chợ đêm lớn nhất và nổi tiếng nhất của Đài Bắc nằm ở quận Shilin, thuận tiện với ga tàu điện ngầm MRT Jiantan gần đó. Nó không chỉ là chợ đêm nổi tiếng nhất đối với người dân địa phương, mà còn là một điểm đến thu hút du khách nước ngoài. Shilin nổi tiếng với hàng loạt các các món ăn truyền thống của Đài Loan cũng như quần áo thời trang. Hầu hết các cửa hàng nằm ở trong tòa nhà, nhưng bạn cũng có thể thấy rất nhiều cửa hiệu và quầy hàng dọc trên đường phố. Hãy cảm nhận sự sôi động, sầm uất của chợ đêm Shilin trong chuyến tham quan Đài Bắc.

Một số món ăn vặt nổi tiếng tại chợ đêm Shilin như xúc xích bọc cơm nếp, trứng tráng hàu, gà fillet chiên và trà sữa chân trâu.

Cách đến:

– Bằng tàu điện ngầm: Đi tàu điện ngầm MRT Đài Bắc tuyến Danshui đến ga tàu điện ngầm Jiantan.

– Bằng xe bus:

1. Đi xe bus số 15,16,17,18,19 đến trạm dừng nhà hát Yangming.

2. Đi xe bus số 109, 203, 216, 220, 260, 267, 279, 280, 285, 310, 606, 612, 646, 685, 902 hoặc tuyến Zhongshan đến trạm dừng trường đại học Ming Chuan.

3. Đi xe bus số 203, 216, 218, 224, 266, 280, tuyến Chengde 304, 308, 310, 606, 616, 618, 665, hoặc xe bus mini số 18 đến trạm dừng phố Xiaobei.

4. Đi xe buýt số 41, 529, 620 hoặc 30 đến chợ Shilin.

5. Đi xe buýt số 109, 220, 203, 260, 267, 277, 279, 285, 612, 646, 685, 902, hoặc tuyến Zhongshan đến ga tàu điện ngầm Jiantian.

Chợ đêm Gongguan

Gongguan.jpg
Chợ đêm Gongguan.

Nằm gần trường Đại học Quốc gia Đài Loan và ga tàu điện ngầm Gongguan, chợ đêm Gongguan có một vị trí lý tưởng, thuận tiện trong việc đi lại. Với lợi thế về vị trí, chợ đêm Gongguan thường là điểm đến của sinh viên và khách du lịch. Sự đa dạng của các cửa hàng và đồ ăn nhẹ được phân phối trong khu vực này, bao gồm rạp chiếu phim, nhà sách, quán cà phê, nhà hàng nước ngoài, cửa hàng quần áo và các cửa hàng thể thao. Do nằm gần Đại học Quốc gia Đài Loan, du khách chủ yếu của khu chợ đêm này là sinh viên nên giá cả tại các quầy hàng tương đối hợp lý. Đặc biệt là tại các cửa hàng thể thao, du khách có thể tìm thấy một đôi giày thể thao của các nhãn hiệu nổi tiếng với giá chiết khấu.

Những món ăn vặt nổi tiếng nhất ở chợ đêm Gongguan là mỳ hàu, bánh tiết lợn, trà sữa trân châu và bánh cuốn. Bạn có thể tìm thấy những món đồ ăn vặt này một cách dễ dàng bằng cách tìm nơi nào có hàng dài người đang đứng đợi. Một điểm khác biệt của chợ đêm Gongguan là với sự đa dạng trong quốc tịch của sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan, du khách khi đến đây cũng có thể trải nghiệm tại các nhà hàng Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Ghé thăm chợ đêm Gongguan, du khách có thể khám phá phong cách của sinh viên đại học ở Đài Loan trong khi thưởng thức các món ngon địa phương cũng như các món ăn nước ngoài.

Cách đến:

– Bằng tàu điện ngầm: Đi tàu điện ngầm MRT Đài Bắc tuyến Xindian đến ga tàu điện ngầm Gongguan.

– Bằng xe bus:

1. Đi xe bus số  1, 207, 254, 275, 284, 625, 11 xe màu xanh hoặc tuyến Dunhua đến trạm dừng Gongguan.
2. Đi xe bus số 1, 207, 208, 236, 251, 252, 253, 254, 278, 280, 284, 290, tuyến Yongfu 311, 505, 530, 606, 642, 643, 644 hoặc tuyến Nam 0 đến trạm dừng ga tàu điện ngầm Gongguan.

Chợ đêm Raohe

raohe.jpg
Chợ đêm Raohe.

Chợ đêm Raohe tự hào với nhiều món ăn ngon hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây thăm quan. Ngoài ra, chợ đêm Raohe còn có một linh vật biểu tượng là “con cú”, có nghĩa là sôi động và nhiệt tình vào ban đêm, giống như phong cách sống của các chủ quán ở nơi đây.

Đồ ăn vặt nổi tiếng và phổ biến nhất của chợ đêm Raohe bao gồm bánh đậu hũ, sườn chiên, sườn hầm cùng các loại thảo mộc, bánh tiêu nướng giòn, bún canh sò… Hơn nữa, sự đa dạng của món ăn nước ngoài cũng có thể đáp ứng vị giác của bạn. Ngoài việc thưởng thức các món ngon, mua sắm ở khu chợ đêm này cũng rất thú vị.

Cách đến:

– Bằng tàu hỏa: Đi tàu tuyến đường sắt phía Tây đến nhà ga Songshan, và đi bộ về phía đường Bade để đến được chợ đêm Raohe.

– Bằng tàu điện ngầm: Đi tàu điện ngầm MRT Đài Bắc tuyến Bannan đến ga tàu điện ngầm Houshanpi. Đi bộ về phía đường Yongji từ lối ra số 4 của ga tàu điện ngầm Houshanpi và rẽ vào đường Songshan. Sau khi đi qua cây cầu trên nhà ga Songshan là đến được chợ đêm Raohe.

– Bằng xe bus:

1. Đi xe bus số 28, 53, 63, 203, 204, 205, 256, 276, 306, 518, 531, 605, 622, 629, 668, 675, 711, tuyến số 7 xe màu xanh hoặc tuyến số 1 xe màu nâu đến nhà ga Songshan.

2. Đi xe bus số 32, 232, 281, 284, 286, hoặc 611 đến trạm dừng trước nhà ga Songshan và băng qua cầu để đến chợ.

Chợ đêm Huaxi hay còn gọi là “Ngõ Rắn” (Snake Alley)

huaxi.jpg
Chợ đêm Huaxi hay còn gọi là “Ngõ Rắn”.

Nằm gần đền Longshan, chợ đêm Huaxi là chợ đêm du lịch đầu tiên tại Đài Loan và được biết đến với vô vàn các món hải sản và các món được chế biến từ rắn. Lối vào của khu chợ là một công trình xây dựng mang đậm nét truyền thống Trung Hoa, với những chiếc đèn lồng đỏ để tạo nên dấu ấn cho du khách. Các cửa hàng dọc hai bên đường vốn đã nổi danh từ nhiều năm nay bao gồm cả các quán đồ ăn vặt nổi tiếng Đài Loan.

Những món ăn nổi tiếng nhất ở chợ đêm Huaxi là mỳ Dan-tsu, súp mực ống, súp thịt lợn và nhiều món ngon khác nữa. Đặc sản của khu chợ đêm này là rắn. Theo người dân địa phương, rắn là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Rắn được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau như súp, thuốc, rượu, và một vài món ăn khác.

Ngoài việc thưởng thức các món ăn thơm ngon, du khách cũng có thể tận hưởng dịch vụ massage ở một số cửa hàng tại đây.

Cách đến:

– Bằng tàu điện ngầm: Đi tàu điện ngầm đến thẳng ga tàu điện ngầm đền Longshan.

– Bằng xe bus:

1. Đi xe bus tuyến số 1, 201, 231, 233, 234, 245, 264, 265, 310, 38, 628, 651, 703, 705, 907 đến trạm dừng ga tàu điện ngầm đền Longshan.
2. Đi xe bus tuyến số 11, 201, 205, 229, 231, 233, 234, 242, 264, 49, 527, 601, 62, 624, 628, 701, 702, 703, 705 đến trạm dừng đền Longshan.

Trương Thu Cúc tổng hợp

Kinh nghệm du lịch Cửu Trại Câu

Cửu Trại Câu là một địa danh khá đẹp và nổi tiếng nằm ở phía bắc, tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc. Hành trình đi tới đó cũng khá phức tạp và vận chuyển dưới nhiều hình thức khá phức tạp, do vậy du lịch “bụi” chỉ phù hợp với các bạn trẻ ưa thích khám phá, nếu bạn ở tuổi trung tuổi thì nên đi theo tour do các hãng lữ hành tổ chức. Hiện có rất nhiều hãng lữ hành đã triển khai bán sản phẩm này có tham quan Thành Đô – Nga My Sơn và Cửu Trại Câu.

Kinh nghệm du lịch Cửu Trại Câu
Theo truyền thuyết kể rằng, Cửu Trại Câu chính là những mảnh vỡ từ chiếc gương được làm từ gió và trăng của nam thần Đạt Qua tặng nữ thần Yêu Lạc Sắc Mô. Để rồi khi chạm chân đến, khắp không gian ngập tràn tiếng gió ngân vang, tiếng chim lảnh lót và cứ thế suốt dọc đường đi cảnh nối cảnh như trong một bức tranh thủy mặc.

cuu-trai-cau-mua-thu-01.jpg

Thời điểm tốt nhất du lịch Cửu Trại Câu

Cửu Trại Câu đẹp cả bốn mùa trong năm. Mùa xuân, những cánh hoa đào thắm tô điểm cho cánh rừng nguyên sinh, là là bay phất phơ trên làn nước biếc. Mùa hạ, bầu trời trong xanh phản chiếu xuống tấm gương soi phẳng lặng. Mùa thu, những thảm lá đỏ, lá vàng tạo nên một bức tranh thiên nhiêu tuyệt mỹ và mùa đông, màu trắng của tuyết và những bông hoa lất phất bay trong chiều đông u tịch, những cành lau nghiêng mình trong cơn gió lạnh.

 Từ giữa đến cuối tháng 10 hàng năm được coi là thời điểm vàng để trải nghiệm vẻ đẹp của “thiên đường hạ giới”. 

cuu-trai-cau-mua-thu-02.jpg
Mùa thu là mùa đẹp nhất của Cửu Trại Câu

Cảnh sắc 4 mùa ở Cửu Trại Câu đều mang vẻ đẹp mê hoặc nhưng mùa thu (vào khoảng 15 – 25/10 hàng năm) mới là thời điểm đẹp nhất ở nơi đây với những thảm lá chuyển sắc vàng rực bên dòng nước trong xanh nhìn xuống tận đáy và ngọn thác trắng bạc. Toàn bộ khung cảnh Cửu Trại Câu mùa thu trông như chốn thần tiên mà khó ngôn từ nào có thể diễn tả, vì thế nó mới được mệnh danh là “Thiên đường nơi hạ giới”. Tuy nhiên, trước khi tới được “thiên đường” thì du khách phải trải qua một hành trình khá phức tạp với nhiều lần di chuyển.

cuu-trai-cau-mua-thu-03.jpg

Cách đến Cửu Trại Câu

Từ Việt Nam đến Thành Đô

Từ Hà Nội hoặc TP HCM, du khách có thể đáp chuyến bay của Vietnam Airlines tới Thành Đô – thủ phủ của Tứ Xuyên. Sau một thời gian ngừng, hiện tuyến đường bay thẳng Hà Nội – Thành Đô đã hoạt động trở lại và có nhiều chương trình khuyến mại. Từ Hà Nội, bạn có thể mua được vé khuyến mại rẻ nhất tới Thành Đô là 3,1 triệu đồng khứ hồi (đã bao gồm đủ các loại phụ phí). Tuy nhiên, nếu mua sát ngày, giá vé có thể lên tới hơn 19 triệu đồng khứ hồi. Ngoài ra, du khách ở Hà Nội có thể lựa chọn bay của các hãng China Southern Airlines quá cảnh ở Quảng Châu thì giá vé sẽ rẻ hơn Vietnam Airlines. Cách khác, bạn có thể sử dụng các phương tiện đường bộ qua Nam Ninh chơi vài ngày rồi bay tới Thành Đô.

Ở TP HCM, Vietnam Airlines không có đường bay thẳng tới Thành Đô mà phải quá cảnh ở Bangkok hoặc Hong Kong. Nếu muốn tiết kiệm hơn bạn có thể chọn bay hãng Cathay Pacific quá cảnh ở Hong Kong với giá vé khứ hồi gần 10 triệu đồng.

Nếu đi du lịch “bụi” bạn có thể đi theo hướng đi tham quan Nam Ninh theo đường Lạng Sơn, hiện một số nơi ở Hà Nội có bán vé tuyến này là 300.000đồng/vé tới thẳng Nam Ninh rồi. Tuy nhiên bạn phải tự chuẩn bị hộ chiếu và làm thủ tục xin visa, tiếng Trung cũng là một trở ngại. Tới Nam Ninh, bạn có thể tham quan tại Nam Ninh vài ngày rồi bay đi Thành Đô – thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên – chi phí khoảng 1.000 NDT. Thành Đô cũng là một địa danh tuyệt vời để bạn khám phá và trải nghiệm 1- 2 ngày, sau đó lên đường đi Cửu Trại Câu.

cua-khau-huu-nghi-quan.JPG
Cửa khẩu Hữu Nghị Quan

Từ Thành Đô tới Cửu Trại Câu:

Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu cách Thành Đô 560 km. Nếu kinh phí dư dả và muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể di chuyển bằng máy bay của các hãng hàng không Air China, Sichuan Airlines, Hainan Airlines, South China Airways và China Eastern từ Thành Đô tới sân bay Cửu Hoàng mất khoảng 50 phút đến 1 tiếng rồi đi tiếp khoảng 80 km nữa tới Cửu Trại Câu. Giá vé khứ hồi thấp nhất vào khoảng 9 triệu đồng.

phong-cho-san-bay-nam-ninh.JPG

Nếu muốn đi theo kiểu du lịch khám phá để trải nghiệm vẻ đẹp của vùng đất này thì bạn nên chọn cách di chuyển bằng ô tô đường bộ qua Songpan khoảng 430 km, mất khoảng 10 – 12 tiếng. sáng tại bến xe Chandianzi (từ trung tâm đi ra mất khoảng 30 phút) có chuyến 8h và 8h30, bạn xe đi xe khách đến 18h-20h thì đến nơi. Giá xe bus giao động trong khoảng 150 – 200 NDT. Đi đường này cũng thích hợp nếu bạn muốn có thể ghé qua thăm dãy núi Hoàng Long.

Đường xá ở đây đẹp và xe to nên du khách sẽ không cảm thấy quá mệt mỏi.

Trên đường từ Thành Đô đến Cửu Trại Câu vào mùa thu (tháng 9, 10) sẽ có tuyết nên đường đèo rất nguy hiểm, khó đi vì thế bạn nên thuê xe của người dân địa phương để thuận lợi việc tham quan hoặc đăng ký qua các tour trọn gói tại các công ty du lịch uy tín nhằm đảm bảo chất lượng tham quan và sự an toàn.

Khách sạn ở Cửu Trại Câu

Trong khu bảo tồn Cửu Trại Câu không có điểm khách sạn chính thức nào. Quanh Cửu Trại Câu có rất nhiều khách sạn và hệ thống nhà nghỉ ở cùng người dân (homestay) của người dân tộc Tạng, chỉ cách cổng chào chừng 15 phút đi xe. Dù chưa đạt mức tiện nghi cao nhất như nhiều điểm du lịch khác ở Trung Quốc nhưng để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách sau khi tham quan thì các homestay và khách sạn ở đây đều ở mức chấp nhận được.

pho-cam-ly.JPG
phố đi bộ Cẩm Lý

Một số khu nghĩ dưỡng, khách sạn 5 sao phổ biến ở quanh khu vực Cửu Trại Câu như InterContinental Resort Jiuzha Paradise hay Sheraton Jiuzhaigou Resort có giá khoảng 6 – 7 triệu đồng/đêm, khách sạn 4 sao như Jiuzhai Jin Jing Hotel hay Jiuzhaigou Xunji Hotel có giá khoảng 3 – 4,5 triệu đồng/đêm. Vì là mùa cao điểm nên giá phòng ở đây đều cao hơn bình thường khá nhiều. Bình dân hơn du khách có thể chọn khách sạn Jiuzhaigou Gesanghua, tòa nhà số 2 với mức giá hơn 300.000 đồng/đêm cho một giường trong phòng ngủ tập thể 8 giường… Bạn có thể tham khảo thêm trên một số trang đặt phòng trực tuyến như Agoda hay Booking.

toilet-o-cuu-trai-cau.JPG
Toilet độc đáo ở bảo tồn khu Cửu Trại Câu

Tiết kiệm và hợp lý nhất vẫn là nghỉ theo hình thức homestay. Không chỉ có giá cả bình dân, một điểm cộng nữa khi lưu trú tại nhà người dân địa phương là bạn vừa có cơ hội thưởng thức đêm tối đầy thú vị ngập tràn truyền thống văn hóa người Tạng lại vừa được ngắm bình minh sớm ngay trước cửa nhà.

Nếu bạn muốn ngắm bình minh sớm, thì nên lưu trú ở các nhà người Tạng nằm trong khu vực Cửu Trại Câu, vừa thưởng thức đêm tối đầy thú vị ngập tràn truyền thống văn hóa người Tạng, vừa được ngắm bình minh ngay ở trước nhà.

 Các điểm tham quan trong Cửu Trại Câu

Giá vé vào tham quan khu du lịch sinh thái Cửu Trại Câu trong mùa cao điểm là 300 tệ (vào khoảng 1 triệu đồng/người). Tuy nhiên, từ giữa tháng 11 trở đi sẽ là mùa thấp điểm, vé vào cổng giảm chỉ còn 80 – 100 tệ.

Cửu Trại Câu gồm tổng cộng 114 hồ lớn nhỏ và hơn 17 thác nước, bạn sẽ không thể đi hết trong 1 ngày nhưng có một số điểm nổi bật nhất mà bạn không nên bỏ qua:

– Hồ Gấu Trúc – Panda Lake. Hồ rất đẹp với màu xanh biếc. Phân nửa hồ đã đóng thành băng. Màu trắng của băng, màu biếc của nước, màu nâu ủ rủ của những hàng cây đã trụi lá quanh hồ tạo thành 1 bức tranh thật mê hoặc

panda-lake.JPG
Panda Lake
ho-khong-tuoc.JPG
Hồ khổng tước gần hồ Panda

– Trân Châu Than là thác nước ngọc trai, ngọn thác hoang dã nhất trong 17 thác nước của Cửu Trại Câu, đây là điểm hội tụ của những dòng suối, hồ nước trên dãy núi cao 2.700m. Với vị trí nằm ngay trước cánh rừng nguyên sinh với những thảm lá đã chuyển sang màu đỏ và vàng rực rỡ, thác nước này là nơi lý tưởng để du khách thả bộ và ngắm nhìn thỏ, sóc chạy xung quanh.

thac-tran-chau.JPG

thap-truyen-hinh-minh-chau-phuong-dong.jpg

– Ngũ Sắc trì là hồ sâu 6,6m, rộng gần 3.000m với màu nước biếc trong vắt đến kỳ lạ nhìn sâu xuống tận đáy. Hồ nước là một điểm nhấn giữa cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ của rừng cây cùng với đồi núi hoang sơ nguyên thủy.

ho-ngu-sac.jpg

– Thác Thụ Chính tuy không rộng nhưng cao hơn 30m, dòng thác chia thành hai dòng đổ xuống dưới vực sâu tung bọt trắng xóa.

thac-thu-chinh.jpg

thac-thu-chinh-01.jpg

– Hồ Trường Hải – vị trí cao nhất, là điểm tận cùng và cũng là hồ lớn nhất trong hệ thống du lịch Cửu Trại Câu với chu vi 7,5km, sâu hơn 100m, nước hồ được tích tụ từ băng tan trên những đỉnh núi xung quanh. Điều đặc biệt là dù không gian có lạnh giá thì nước hồ cũng không hề bị đóng băng.

ho-truong-hai.JPG

Ngoài ra nơi này còn có rất nhiều cánh rừng nguyên sinh với hơn 200 loại cây chủ yếu như vân sam, hồng sam, thông dầu, hồng đuôi ngựa, song tử diệp, phong, liễu đỏ, đỗ quyên. Ngoài ra còn có rất nhiều loài quý hiếm, trong đó quý nhất là loài gấu trúc, quốc thú của Trung Hoa Đại Lục.

tiger-lake.jpgTiger Lakre

Crouching Dragon Lake.jpg
Crouching Dragon Lake

Mua sắm ở Cửu Trại Câu

Du khách có thể tìm mua các loại thuốc bắc, nấm, thảo dược của người dân tộc Tạng A Ba sống ở đây. Thịt bò Yak cũng rất ngon và nhiều đạm.

Nếu thích các đồ thủ công mỹ nghệ như đan lát, thêu, tranh vẽ thì bạn cũng có thể mua về làm kỷ niệm hoặc làm quà tặng vì các sản phẩm của người Tạng và Khương nổi tiếng khắp tỉnh Tứ Xuyên.

nha-tranh-do-phu.JPG
Nhà tranh Đỗ Phủ

 Một số lưu ý

Bạn nên mang theo đồ ấm vì khu vực này vào mùa thu nhiệt độ đã xuống khá thấp, dọc hai bên đường đi còn có tuyết và ban đêm trời rất lạnh.

Du lịch tự túc bạn cần phải xin visa Trung Quốc và trong đoàn đi nên có người biết tiếng Trung.

Nếu chưa quen đi du lịch bụi và không biết nói tiếng Trung, bạn nên mua tour từ các đại lý du lịch tại Thành Đô.

Kinh nghiệm du lịch Tây An Trung Quốc

Tây An là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An. Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất trong khu vực miền Trung đến Đông Bắc và xếp thứ 10 trong các thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Kinh nghiệm du lịch Tây An Trung Quốc

Thời điểm tốt nhất đi du lịch Tây An

Tây An nằm trong khu vực khí hậu lục địa, gió mùa có mùa hè nóng ẩm; mùa đông khô và lạnh. Mưa nhiều vào mùa xuân và thu. Tuy vậy, hai mùa này là thời điểm đến Tây An tốt nhất vì trời rất mát mẻ, thuận lợi cho những hoạt động ngoài trời và việc đi lại.

Cách đến Tây An

Từ Việt Nam đến thẳng Tây An

Các hãng hàng không bán vé máy bay đi Tây An với đường bay trực tiếp đến sân bay quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là China Eastern, China Southern. Các hãng hàng không khác bay đến Tây An: Asiana Airlines, Sichuan Airlines, China Airlines, Korean Air, Shanghai Airlines, Air China, Thai AirAsia, Cathay Pacific…

Các Tỉnh Trung Quốc đến Tây An

Sân bay Hàm Dương là một trong những địa điểm tốt nhất kết nối với các thành phố lớn của Trung Quốc

Xe buýt: Trạm xe buýt đường dài nằm đối diện trạm xe lửa Tây An. Nhớ là có nhiều chuyến xe buýt đến Hoa Sơn khởi hành từ 10h sáng đến 6h chiều ở trước trạm xe lửa. Một số trạm xe buýt khác xung quanh thành phố như trạm xe buýt phía Đông, trạm xe buýt phía Tây. Xe buýt số 605 từ Tháp chuông đến trạm xe buýt Đông, xe buýt số 103 đi từ trạm xe lửa đến trạm xe buýt Tây. Taxi đi vào thị trấn giá 20 Tệ đến 30 Tệ.

Xe lửa: Trạm xe lửa mới xây dựng năm 2008 có thể mua vé trước, có vé cho toa nằm. Bạn cũng có thể mua vé xe lửa ở hầu hết các khách sạn và nhà nghỉ hay Văn phòng đặt vé xe lửa ở lối vào của ICBC Bank, phía Nam. Tây An liên kết với hầu hết khắp nơi trong cả Trung Quốc. Xe lửa hạng sang Z-trains chạy từ Tây Bắc Kinh đến Tây An và ngược lại. Có những chuyến xe lửa đến Thành Đô, Trùng Khánh, Quảng Châu, Quế Lâm, Tế Nam, Côn Minh, Lan Châu, Lạc Dương, Thượng Hải, Thái Nguyên, Urumqui Tân Cương và Trịnh Châu.

Hãng hàng không Đông Bắc Trung Quốc bay từ khắp nơi đến Tây An. Hàng tuần, có 4 chuyến bay đến Hồng Kông trên cả Hãng hàng không Đông Bắc Trung Quốc và Dragonair. Có cả những chuyến bay đến Macao, Seoul, Bangkok, Kuala Lumpur, Nagoya, Fukuoka, Niigata, Hiroshima tại Nhật Bản.

Đi lại xung quanh

Tây An có hệ thống đường hàng không, đường sắt và đường bộ rất tiện lợi, nối thành phố với hầu hết các nơi khác của Trung Quốc. Sân bay quốc tế Tây An là một trong 10 sân bay hiện đại nhất Trung Quốc với 70 đường bay nội địa, 17 điểm đến quốc tế. Trong thành phố, hệ thống đường cao tốc dày đặc phục vụ tốt nhất việc đi lại của người dân và du khách.

Sân bay Hàm Dương Tây An nằm ở hướng Đông Bắc thành phố Tây An 40km. Xe buýt đưa đón chạy từ 6h sáng đến 6h chiều giữa sân bay và khách sạn Melody, trên đường có ghé lại nhiều khách sạn khác. Taxi vào thành phố tính hơn 100 Tệ theo đồng hồ tính cước.

Dĩ nhiên vào mùa du lịch cao điểm ở Trung Quốc sẽ rất khó đón xe buýt công cộng để đi ngoạn cảnh hay đi tham quan vòng thành phố. Xe buýt 610 khá tốt, khởi hành từ trạm xe lửa, đi ngang qua Tháp chuông, Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây, Tháp Đại Nhạn, chùa Đại Nhạn. Hãy nhớ xe buýt là nơi có nhiều kẻ bất lương, móc túi, nên hãy canh chừng đồ đạc của bạn.

Năm 2009 thành phố này sẽ hoàn thành hệ thống xe điện ngầm đầu tiên, tuy nhiên dự kiến năm 2100 mới đi vào hoạt động chính thức.

Tham quan du lịch Tây An


Trường Thành Tây An: 
Một trong hai thành cổ duy nhất còn sót lại tại Trung Quốc. Tây An đã từng được trùng tu và dễ dàng đi lại chỉ với khoảng 5 vòng xe đạp. Bạn có thể thuê xe đạp ở ngay cửa ngõ Nam Môn hay Đông Môn và đem lại trả ngay địa điểm cũ. Nếu muốn đi bộ mất khoảng 3 tiếng.

Bảo tàng thủ phủ Thiểm Tây: Bảo tàng có những bộ sưu tập các tạo tác thu thập được từ khắp các địa phương trong tỉnh, bao trùm lịch sử từ thời đại đồ đá mới đến nhà Thanh.

Tây An Bi Lâm: Nằm bên trong thành phía Nam, sưu tập khoảng 2300 bàn thạch và bia mộ, là rừng bia lớn và cổ nhất Trung Quốc.

Tháp Đại Nhạn: Do vua Đường Cao Tông xây dựng năm 625 sau CN.

Tháp Tiểu Nhạn: Hoàn thành năm 709 sau CN. Bạn phải mua vé tham quan trọn gói cùng bảo tàng

Cổ lầu — Nằm ngay trung tâm Tây An và Chung lầu nằm ở phía Đông Bắc trong khu Hồi Dân Nhai.

Bát Chân Tự – Đằng sau Cổ lầu, kết hợp hoàn hảo kiến trúc đạo Hồi và Trung Hoa. Hồi Dân Nhai bao quanh là khu ở của người đạo Hồi.

Bát Tiên Cung: Một ngôi đền đạo Lão xây dựng thờ Bát Tiên, có Bát Tiên Kiều, cầu Bát Tiên.

Binh Mã Dõng (đội quân đất nung) — là một quần thể tượng người, ngựa bằng đất nung gần Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đội quân đất nung được phát hiện năm 1974 gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc. Đội quân đất nung được chôn theo Tần Thủy Hoàng của nhà Tần, trong thời gian 210-209 trước Công nguyên. Năm 1987 đã được UNESCO phong tặng Di sản thế giới.

Tàn tích làng Banpo — Tàn tích ngôi làng có 6000 năm tuổi cùng những công cụ lao động, nơi làm gốm, khu chôn cất.

Chùa Famen — Ngôi chùa này có bảo tháp 13 tầng cũng là nơi ở của các vị tăng sư. Tháng 8.1981 tháp bị ngã trong trận mưa lớn, để lộ ra hầm mộ đầy bảo vật thời Đường.
Hoa Thanh Trì – Do Đường Minh Hoàng xây dựng gần suối nước nóng dưới chân núi Ly Sơn để cho Dương quý Phi tắm.

Mậu Lăng: Lăng mộ Hán Vũ Đế, vua thứ 5 nhà Hán, có nhiều tượn chạm khắc rất đẹp.

Lăng Tần Thủy Hoàng: nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 50 km về phía Đông. Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên là đường hầm Binh mã dũng số 1. Các nhà khảo cổ ước lượng có đến 8000 tượng đất sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa. Năm 1994 tiếp tục khai quật đường hầm số 2. Đây được coi là “tinh hoa trong tinh hoa” của Binh mã dũng, chứa đựng trận thế kị binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo hình phong phú, tính nghệ thuật cao.

Công viên quốc gia Thái Bình — Nằm cách thành phố Tây An 4km ở phía Bắc sườn núi Qingling.

Càn Lăng: Càn Lăng là lăng mộ mai táng nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến TQ trong hơn 2000 năm qua, nằm ở phía bắc sông Vị tỉnh Thiểm Tây miền tây TQ. Hoàng đế nhà Đường Lý Trị và hoàng đế nhà Chu Võ Tắc Thiên chôn trong mộ này, vừa đại diện hai triều hoàng đế, vừa là vợ chồng. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, cuộc đời của bà đầy huyền thoại, sau khi bà chết, người ta đặt một tấm bia đá lớn trước lăng bà, nhưng không có một chữ nào ghi trên bia đá, được gọi là “Vô tự bia”. Hiện nay, Càn Lăng đang xin trở thành di sản văn hoá thế giới.

Xin visa đi Trung Quốc

Để đi Trung Quốc với mục đích du lịch Quý khách cần xin Visa Trung Quốc có in chữ cái L trên mặt visa. Visa L được cấp cho những người đến Trung Quốc du lịch hoặc những người nhập cảnh đến Trung Quốc giải quyết việc riêng. Nếu tổng cộng có 9 người trở lên cùng một tập thể nhập cảnh với mục đích du lịch thì sẽ cấp visa tập thể.

Hồ sơ làm visa Trung Quốc đi du lịch gồm: Hộ chiếu (còn giá trị trên 6 tháng), Tờ khai xin thị thực Trung Quốc , Hai ảnh 4×6 (ảnh chụp tại thời gian gần ngày nộp, không được scan, không in màu), Chứng minh lý do xuất cảnh, quá cảnh và đăng ký cấp visa L (du lịch): đến Trung Quốc du lịch yêu cầu phải có chứng minh của đơn vị tiếp quản du lịch, phải chứng minh có đủ phí chi tiêu để đến du lịch tại Trung Quốc

Âm Thực Tây An

Tây An nổi tiếng với các món ăn truyền thống có từ thời Tần, sử dụng nhiều gia vị như giấm, ớt, tỏi… Hai đặc sản ở Tây An là món súp thịt cừu thơm ngon và món bánh hấp. Bánh hấp có nhiều loại, đa dạng về màu sắc và hình dáng. Nhân bánh làm từ nguyên liệu rất phong phú gồm thịt heo, cừu, bò, cần tây, củ cải, bắp cải… Thành phố thường xuyên tổ chức các buổi tiệc bánh hấp thu hút đông đảo du khách.

Mua sắm ở Tây An

Du khách có thể mua sắm quần áo thời trang tốt nhất tại khu Century Ginwa. Khu này mở cửa năm 1998 gần tháp chuông của thành phố với hơn 60 nhãn hàng nổi tiếng khắp thế giới như Bally, Burberry, Lancome… Khu thương mại sầm uất Kai Yuan đối diện với Century Ginwa cũng là địa điểm mua sắm tuyệt vời với chất lượng hàng hóa và phục vụ tốt, làm hài lòng đông đảo khách du lịch. Chợ đồ cổ Tây An bán đa dạng các cổ vật từ đồ vật trang trí lớn đến những đồng tiền cổ. Thăm Tây An, du khách có thể mua quà kỷ niệm là các loại gốm sứ tráng men 3 màu sặc sỡ, tượng chiến binh và kỵ mã bằng đất nung, hàng thủ công mỹ nghệ, lụa…

Những điều bạn nên biết khi đi du lịch Tây An (Trung Quốc)

Tây An nằm trong khu vực khí hậu lục địa, gió mùa có mùa hè nóng ẩm; mùa đông khô và lạnh. Mưa nhiều vào mùa xuân và thu. Tuy vậy, hai mùa này là thời điểm đến Tây An tốt nhất vì trời rất mát mẻ, thuận lợi cho những hoạt động ngoài trời và việc đi lại.

Kinh nghiệm du lịch Cáp Nhĩ Tân

 

Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) nổi tiếng với mùa đông lạnh kéo dài cùng các tác phẩm điêu khắc từ băng đá tuyệt đẹp.

Kinh nghiệm du lịch Cáp Nhĩ Tân

So với các thành phố khác ở Trung Quốc, Cáp Nhĩ Tân có lịch sử tương đối ngắn (khoảng 110 năm), nhưng nó đã trở thành thành phố lớn nhất ở phía đông bắc Trung Quốc với dân số khoảng 10 triệu người và là thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang.

Tuy nhiên thành phố này không thu hút được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài nên vẫn duy trì được cấu trúc cũ. Có rất nhiều công trình kiến trúc có niên đại từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 khi Cáp Nhĩ Tân là một thành phố quốc tế với dân cư là những người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm 1920, phần lớn dân số sinh sống tại đây là người Nga, và nhiều tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Nga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Cáp Nhĩ Tân có biệt danh “hòn ngọc trên cổ thiên nga” vì hình dáng sông Hắc Long Giang giống như một con thiên nga, hoặc “Moskva” hay “Paris” Phương Đông do kiến trúc của nó. Cáp Nhĩ Tân cũng được gọi là “thành phố băng” vì mùa đông lạnh và kéo dài ở đây.

Cách đến Cáp Nhĩ Tân

Bạn có thể đi đến Cáp Nhĩ Tân từ Bắc Kinh bằng tàu hỏa hoặc máy bay.
Sân bay cách khoảng 30 km từ quận trung tâm Daoli. Một chuyến đi taxi từ sân bay mất khoảng 45 phút hoặc một giờ. Bạn sẽ mất ít nhất khoảng 2 giờ đồng hồ để di chuyển từ Bắc Kinh tới Cáp Nhĩ Tân.

Hầu hết các chuyến tàu từ Bắc Kinh đến Cáp Nhĩ Tân đều chạy qua đêm, khởi hành vào buổi chiều và đến nơi vào sáng sớm hôm sau.

 Những điểm tham quan nổi bật

Vào tháng giêng và tháng hai hàng năm, Lễ hội băng đăng Cáp Nhĩ Tân (Harbin Ice Lantern Festival) lại được tổ chức. Những thợ điêu khắc đến từ Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới sẽ quy tụ tại đây để làm ra những tác phẩm điêu khắc từ băng tuyết, tạo nên một thế giới băng tuyết lung linh tuyệt đẹp ở Cáp Nhĩ Tân.

Ngoài ra còn rất nhiều những điểm đến nổi bật khác cho chuyến ghé thăm thành phố này bao gồm khu phố trung tâm (Central Street); các tòa nhà cổ theo lối kiến trúc Nga và nước ngoài, đặc biệt là Nhà thờ Saint Sophia; công viên Đảo Mặt trời (Sun Island Park); công viên Hổ Siberian (Siberian Tiger Park), và khu chợ Trung – Nga, và một điểm đến ở gần đó là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Yabuli (Yabili Ski Resort) cách khoảng 3 giờ đi tàu về phía đông nam.

Giáo đường Sofia

Giáo đường Sofia cao 53,35m, rộng 721m2, là điển hình của kiến trúc Nga. Năm 1996, nơi đây được đưa vào danh sách những văn vật cần bảo tồn của Trung Quốc. Tháng 6/1997, công trình được trùng tu và đổi tên thành Bảo tàng kiến trúc nghệ trúc Cáp Nhĩ Tân.
giao duong sofia

Phố đi bộ Zhongyang

Phố đi bộ này được coi là rộng nhất, dài nhất châu Á (dài 1.450 m và rộng 21,34m, trong đó phần dành cho xe rộng 10,8 mét) được xây dựng từ năm 1898, lúc đầu được gọi là “Đại lộ Trung Quốc”, sau 1925 thì đổi tên đến bây giờ. Đây là con đường buôn bán sầm uất, tấp nập nhất của Cáp Nhĩ Tân, là nơi khách du lịch có thể tìm thấy bất cứ thứ gì thuộc về miền giá lạnh này.

Tại phố đi bộ, bạn có thể dùng cơm trưa tại nhà hàng cơm tây Hoa Mai, nơi đây có lịch sự lâu đời đặc sắc mang hương vị của Nga. Bánh mì và canh thịt dê rất ngon, giá cả cũng rất phù hợp.

Thế giới băng tuyết và Vườn Băng đăng (Công viên Triệu Lân)

Mùa đông ở Cáp Nhĩ Tân lạnh thấu xương. Cũng bởi khí hậu rất đặc trưng cho nên vào mùa đông nơi này thường diễn ra lễ hội băng tuyết. Lễ hội diễn ra từ ngày 5/1 và kéo dài đến 50 ngày. Khắp không gian tràn ngập trong cái lạnh nhưng cũng chìm đắm trong vẻ đẹp trong suốt của băng, của tuyết. Cây cỏ, hoa lá, con thú và các công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc cũng như thế giới đều được tái hiện ở đây bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân chạm trổ.

Giá vé vào Thế giới băng tuyết là 330 NDT và vườn Băng đăng là 100 NDT.

Hổ Lâm Viên

Hổ Lâm Viên nằm bên bờ bắc sông Tùng Hoa, là một trong những công viên sinh thái lớn nhất thế giới, với trách nhiệp giải cứu và bảo tồn loài hổ Đông Bắc đang có nguy cơ tuyệt chủng. Khu lâm viên chia thành khu cho hổ trưởng thành, khu hổ con… Trong đó, khu nuôi thả hổ con được du khách đặc biệt yêu thích, với hơn 40 con dưới 3 tuổi, thông minh hoạt bát và cực kỳ đang yêu. Ngoài ra, khi “ dạo chơi” quanh khu nuôi thả hổ lớn, nhìn chúng tranh giành thức ăn, gầm gừ nhìn du khách và tấn công xe bọc sắt, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị.

Giá vé tham quan là là 90NDT.

Viện bảo tàng vùng cực (bao gồm cực bắc và cực nam)

Viện Bảo tàng này rộng 1,6 vạn m2, lấy chủ đề chính là “Sức sống Bắc cực”, đã xây dựng các khu “Đảo Cánh cụt Nam cực”, “ vườn Bắc cực”, “ Vương quốc sư tử biển vui vẻ”, “ Cá voi bay”… Đây là nơi duy nhất ở Cáp Nhĩ Tân có chương trình cá heo trắng biểu diễn dưới nước. Không chỉ là viện bảo tàng, nó còn là nơi nghiên cứu sinh học chuyên nghiệp, đã thực hiện thành công ca ấp nở nhân tạo đối với loài cánh cụt Nam cực.

Vé vào cổng khá đắt nhưng cũng đáng để thử: 120 NDT

Khu trượt tuyết Yabulin

Cách thành phố Cáp Nhĩ Tân về phía Tây Nam 198 km, đây khu thể thao của thành phố, với các trò chơi bao người mơ ước như trượt tuyết, đạp xe đạp, nặn tuyết…

Tại đây bạn cũng có thể thưởng thức được món ăn truyền thống Đông Bắc,đặc biệt là món lạp xưởng trứ danh của vùng này. Bạn có thể tìm đến tiệm ăn hay thậm chí là vào nhà người dân ăn. Ở nơi lạnh giá này, được ngồi quanh bếp lửa, thưởng thức những món ăn đậm chất Đông Bắc thì không còn gì sánh bằng.

Lưu ý kinh đi du lịch Cáp Nhĩ Tân

– Mùa đông ở Cáp Nhĩ Tân rất lạnh. Vào tháng giêng, nhiệt độ trung bình khoảng từ -13 đến -25 độ C. Vì vậy, bạn nên mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm.

–  Ở Cáp Nhĩ Tân nói riêng hay các nơi khác ở Trung Quốc nói chung, khi bạn lựa chọn di chuyển bằng taxi thì hãy đảm bảo rằng lái xe đã bật đồng hồ tính cước hoặc đã thương lượng trước về giá cả. Nếu không khi đến nơi, lái xe sẽ tính theo giá riêng, vô cùng đắt đỏ. Ngoài ra, bạn nên chú ý mang theo tiền với mệnh giá nhỏ, bởi vì rất có thể bạn sẽ bị đưa lại cho tiền giả khi đổi tiền.

– Tại sân bay hoặc nhà ga, tốt hơn hết là bạn nên bắt taxi đang đợi ở đường đợi chính thức dành cho xe taxi để tránh gặp phải rắc rối.

– Nếu bạn muốn tới các quán bar thì lời cảnh báo là: các quán bar ở Cáp Nhĩ Tân  nổi tiếng với những cuộc ẩu đả. Nếu có một cuộc ẩu đả xảy ra nơi bạn đến, cách tốt nhất là rời đi một cách nhanh chóng.

tổng hợp

 

Đi du lịch Hàng Châu phải trải nghiệm những điều sau

1. Đắm mình trong vẻ quyến rũ của Tây Hồ
Người Trung Quốc từ xưa đã có câu: “Trên trời có thiên đàng, dưới đất có Tô Châu và Hàng Châu”. Hàng Châu là một thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Là một thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc từ khoảng 1.000 năm trở lại đây, Hàng Châu được biết đến với những di tích lịch sử và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Đi du lịch Hàng Châu phải trải nghiệm những điều sau

Người ta nói rằng vẻ đẹp của Hàng Châu nằm ở nét quyến rũ của Tây Hồ. Chính vì lẽ đó mà Tây Hồ là một điểm đến bạn không thể bỏ lỡ. Nép mình trong những ngọn đồi xanh ở ba phía, Tây Hồ là một hồ nước ngọt được chia ra bởi 3 con đê ngăn là đê Tô, đê Dương Công, và đê Bạch. Có rất nhiều đền, chùa và các khu vườn nằm gần hồ, trong đó Chùa Lôi Phong là một địa điểm rất nổi tiếng với truyền thuyết dân gian Bạch Xà.

Tây Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011. Vào các thời điểm khác nhau trong ngày và bốn mùa trong năm, hồ lại có những vẻ đẹp riêng. Điều đặc biệt là “mười cảnh đẹp của Tây Hồ” (Tây Hồ thập cảnh) đều được đánh dấu bằng một cái bia với tên gọi được chính hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh viết theo lối thư pháp: Tô đê xuân hiểu – Buổi sáng mùa xuân trên đê Tô; Liễu lãng văn oanh – Chim oanh hót trong bụi liễu; Hoa cảng quan ngư – Xem cá tại ao hoa; Khúc viện phong hà – Hương sen thổi nhẹ tại sân cong; Nam Bình vãn chung – Chuông chiều ở núi Nam Bình; Bình hồ thu nguyệt – Trăng mùa thu trên hồ yên bình; Lôi Phong tịch chiếu – (Tháp) Lôi Phong trong ánh sáng buổi chiều; Tam đàm ấn nguyệt – Ba đầm nước phản chiếu ánh trăng; Đoạn kiều tàn tuyết – Tuyết còn sót lại trên cầu gãy; Song phong sáp vân – Hai ngọn núi đâm vào mây.

Nó cũng được UNESCO miêu tả là có “ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong nhiều thế kỷ”.

2. Thưởng thức chương trình nghệ thuật “Ấn tượng Tây Hồ”

“Ấn tượng Tây Hồ” là một chương trình nghệ thuật hấp dẫn được trình diễn mỗi tối tại Tây Hồ. Những câu chuyện huyền thuyết và những truyền thuyết xa xưa được tái hiện trên sân khấu chìm 3 cm dưới mặt hồ. “Ấn tượng Tây Hồ” được dàn dựng bởi đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu. Cách sử dụng hồ và bối cảnh xung quanh như là những đạo cụ, cùng với đó là ánh sáng hiện đại và hàng trăm diễn viên múa đã tạo nên một màn trình diễn đầy bất ngờ dành cho khán giả. Chương trình “Ấn tượng Tây Hồ” dường như đưa khán giả trở lại thời Trung Quốc cổ đại.

an-tuong-tay-ho.jpg
Chương trình nghệ thuật “Ấn tượng Tây Hồ” với sân khấu trên mặt nước.

3. Khám phá ẩm thực Hàng Châu

Ẩm thực Hàng Châu đặc trưng với hương vị sự tươi mới, ngọt lành và tinh tế đó là rất thích hợp cho du khách nước ngoài. Các món ăn nổi tiếng bao gồm Đông Pha nhục (món thịt heo kiểu Đông Pha), gà nướng đất sét hay gà ăn mày (do một người ăn mày sáng tạo ra), cá chép Tây Hồ… Du khách khi đến với Hàng Châu không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn này.

4. Uống trà trong quán trà

tra-long-tinh.jpg
Trà Long Tỉnh nghĩa là trà giếng rồng, một loại trà nổi tiếng của Hàng Châu.

Uống trà trong một quán trà là cách tốt nhất để thư giãn, nghỉ ngơi sau cả ngày dài tham quan Hàng Châu. Hàng Châu vốn được biết đến là kinh đô của trà với loại trà Long Tỉnh nổi tiếng. Các quán trà thường tọa lạc tại khu vực xung quanh hồ hay ở vùng núi. Hầu hết các quán trà sẽ cung cấp dimsum (tên gọi chung của các món điểm tâm của người Hoa), trái cây hoặc một vài món ăn cho khách hàng. Sẽ rất thú vị nếu như bạn gọi một ấm trà và ngồi chờ ngắm nhìn cảnh bình minh vào sáng sớm. Đương nhiên bạn sẽ phải dậy sớm một chút nếu muốn trải nghiệm cảm giác này tại Hàng Châu.

Trương Thu Cúc

Những điều cần biết khi đi du lịch Trung Quốc

 

Trung Quốc là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, họ rất trọng các lễ nghĩ và các chuẩn mực xã hội. Vì vậy, để tránh những hiểu lầm không đáng có, hãy ghi nhớ những quy tắc sau đây khi đi du lịch Trung Quốc.

Những điều cần biết khi đi du lịch Trung Quốc

Đi du lịch trong mùa đông đúc

Vào hai ngày lễ lớn trong năm là ngày quốc khánh và tết cổ truyền, người Trung Quốc thường giành thời gian để đi chơi với gia đình vì vậy bạn sẽ rất khó để tìm mua vé tàu và thăm thú ngắm cảnh ở những nơi chật cứng người.

Hãy đi du lịch vào tất cả những ngày còn lại

Ngoài những thời gian đông đúc đặc biệt, đất nước Trung Quốc đủ rộng lớn để bạn có thể thoái mái du lịch ở baart cứ đâu, vào bất cứ mùa nào. Bạn có thể đến ngắm những dãy núi ở Dương Sóc vào mùa hè, hoặc tham quan Vạn Lý Trường Thành vào mùa thu.

Hy vọng quá nhiều vào khả năng tiếng Anh của người Trung Quốc

Ở một vài thành phố, bạn có thể thấy khá nhiều người nói tiếng Anh, nhưng phần lớn những địa điểm khác trên lãnh thổ Trung Quốc, người dân đều không thể giao tiếp được bằng tiếng Anh. Nếu bạn thật sự cần sự giúp đỡ hãy đến những trường phổ thôn hoặc những người buôn bán, với vốn tiếng Anh ít ỏi, họ có thể giúp bạn.

Hãy chuẩn bị một số câu tiếng Trung đơn giản

Thay vì phải những câu như “Hello”, “How are you?” , “What is your name?’, tại sao bạn không thử học những câu đó bằng tiếng Trung Quốc để chủ động giao tiếp với họ. Bạn sẽ nhận được cái nhìn thân thiện hơn của người dân bản địa khi gọi đồ ăn, gọi trà hoặc mời chơi bài bằng ngôn ngữ của họ.

Đánh giá thấp rượu Baijiu

Thương hiệu nổi tiếng Trung Quốc là một loại rượu trắng thường có mùi hoa quả và được uống bằng những hớp nhỏ. Người Trung Quốc thường uống loại rượu này trong các bữa ăn, những cuộc xã giao công việc, khi đang chơi bài.

Tuy không nặng bằng các loại rượu thông thường, nhưng vấn đề là một khi bạn đã uống một chén, bạn chắc chắn sẽ phải uống thêm hàng loạt chén khác, đấy là còn chưa kể phải trộn cùng với bia và rượu vang. Tất nhiên, điều này chắc chắn sẽ khiến bạn nôn nao.

Hãy nâng chén (những luôn đi kèm sự tôn trọng)

Trong cả trường hợp trang trọng hoăc không trang trọng, những người ngoại quốc sẽ luôn được chúc rượu nhiều nhất. Vì vậy bạn chỉ nên uống một chút rượu trong mỗi lần, và cố gắng chạm ly ở vị trí thấp hơn ly rượu của họ.

Nhìn chăm chú vào mông trẻ con

Ở Trung Quốc, thậm chí trong cả những thành phố lớn, trẻ con có thể “lộ hàng” trong bất cứ trường hợp nào. Ngoài ra bạn sẽ nhận thấy, quần của trẻ con Trung Quốc sẽ được rạch một lỗ lớn dưới đáy quần để tiên cho “những trường hợp” cần thiết.

Hãy cố gắng nhịn cười

Vì điều này là bình thường ở Trung Quốc nên đừng cười nếu bạn không muốn bị người khác cho là bất lịch sự.

Sợ đồ ăn

Ngựa, đầu cá, đậu phụ thối và một số món ăn bạn không thể tưởng tượng nổi khác, tất cả đều nên nếm thử. Ẩm thực là đặc điểm quan trọng của văn hóa Trung Quốc vì vậy đường ngại ngùng thử bất cứ món ăn nào của họ.

Hãy ăn nhiều đồ ăn đường phố

Bởi đồ ăn đường phố ở Trung Quốc thường rất rẻ và ngon với vô vàn những hương vị hấp dẫn, thú vị.

Dành thời gian quá nhiều ở Hongkong

Chỉ một số nơi ở Hongkong tồn tại những đền chùa cổ của Trung Quốc để bạn khám phá. Hơn nữa bạn cũng không thể mong chờ đô thị nổi tiếng bậc nhất và đông dân thế giới có nhiều không gian xanh để bạn ngắm nhìn.

Hãy giành nhiều thời gian ở Ma Cao

Macao từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha, hiện giờ thành phố này đã trở thành Las Vegas của châu Á. Các sòng bạc có ở khắp nơi, công thêm đó là cá cược trong các cuộc đua ngựa và đua chó.

Tuy nhiên, Macao cũng có một số công trình kiến trúc đặc biệt như nhà thờ, trường học mang đậm phong cách Bồ Đào Nha. Rõ ràng, Ma Cao sẽ cho bạn niềm vui nhiều hơn Hongkong.

Hyo (Depplus.vn/MASK)